Môn nghiên cứu khoa học là gì năm 2024

Nghiên cứu là gì? Nghiên cứu là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề chưa biết hoặc một vấn đề cần được giải quyết, hoặc khám phá nguyên nhân gây nên một vấn đề nào đó.

  • Nghiên cứu khoa học là gì?
  • Theo Merriam-Webster, nghiên cứu là "một truy vấn hay khảo sát cẩn thận; đặc biệt: sự khảo sát hay thể nghiệm nhắm đến việc phát hiện và diễn giải sự kiện, sự thay đổi những lý thuyết hay định luật đã được chấp nhận dựa trên những dữ kiện mới, hay sự ứng dụng thực tiễn những lý thuyết hay định luật mới hay đã được thay đổi đó.
  • NCKH được hiểu là quá trình sử dụng có tổ chức, có hệ thống và phù hợp các quy tắc, quy trình, phương pháp, kỹ thuật và công cụ nhằm làm sáng tỏ một sự thật; củng cố, hiệu chỉnh, hoặc phản bác những lý thuyết, kết quả đã được xác lập trước đây
  • Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
  • Tính mới: Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới, không chấp nhận sự lặp lại với cái cũ đã có.

Mặc dù sự phát triển của công nghệ mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình NCKH cũng như chia sẻ kết quả nghiên cứu cho cộng đồng học thuật trên thế giới, dẫn đến rất khó để tìm ra một chủ đề hoàn toàn mới chưa được biết đến hoặc không có tài liệu liên quan. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không còn gì mới để khám phá. Việc tìm kiếm và xem xét kĩ lưỡng các tài liệu là điều cần thiết để xác định những thiếu hụt trong nghiên cứu.

Tính mới được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau: Mới hoàn toàn khi vấn đề chưa được giải quyết trước đây, hoặc mới ở một phạm vi nhất định, ví dụ như phương pháp mới, áp dụng lý thuyết mới, thu thập dữ liệu trong bối cảnh mới.

  • Tính chính xác và độ tin cậy: Tính chính xác và độ tin cậy là hai khái niệm quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Tính chính xác liên quan đến mức độ chính xác của dữ liệu và kết quả của nghiên cứu. Độ tin cậy liên quan đến mức độ mà kết quả của nghiên cứu có thể được áp dụng rộng rãi và đạt được các kết quả tương tự trong các điều kiện khác nhau.

Tính chính xác và độ tin cậy là hai khái niệm quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Tính chính xác liên quan đến mức độ chính xác của dữ liệu và kết quả của nghiên cứu. Độ tin cậy liên quan đến mức độ mà kết quả của nghiên cứu có thể được áp dụng rộng rãi và đạt được các kết quả tương tự trong các điều kiện khác nhau.

Độ tin cậy là một chỉ thị cho thấy tính chính xác của một phép đo. Nếu nghiên cứu sử dụng một phương pháp đo không đáng tin cậy, thì có thể dẫn đến phép đo không có tính chính xác. Tính chính xác và độ tin cậy cần được chú trọng khi xây dựng thiết kế nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và diễn giải kết quả nghiên cứu, đặc biệt là trong nghiên cứu ĐỊNH LƯỢNG.

  • Tính khách quan: Đảm bảo quy trình nghiên cứu không mang yếu tố chủ quan hoặc thành kiến của người nghiên cứu khi đưa ra các kết luận, ví dụ như không giấu diếm hoặc cố tình làm nổi bật một kết quả hay vấn đề nào đó. Một NCKH cần được thiết kế một cách khách quan và không thành kiến để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.
  • Tính thông tin: Trong quá trình thực hiện NCKH, người nghiên cứu thu thập và phân tích dữ liệu để từ đó tạo ra thông tin, cung cấp sự hiểu biết cho cộng đồng về sự vật, hiện tượng. Dựa trên quá trình nghiên cứu, các sản phẩm NCKH được tạo ra như bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu, xuất bản phẩm, tiêu chuẩn, sáng chế,...
  • Tính rủi ro: Có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Có nhiều dạng rủi ro khác nhau trong các loại nghiên cứu và ở những giai đoạn khác nhau. VD trong nghiên cứu ứng dụng hướng đến phát triển một sản phẩm mới, người nghiên cứu phải trải qua các giai đoạn như thiết kế, thử nghiệm, dùng thử, cải tiến,..ặc dù trải qua nhiều giai đoạn nhưng rủi ro có thể xảy ra khi sản phẩm mới không thể sử dụng được.

VD khác, người nghiên cứu có thể không tiếp cận được với đối tượng tham gia nghiên cứu tiềm năng dẫn đến không thể hoàn thành được nghiên cứu hoặc kết quả nghiên cứu không đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Ngoài ra rủi ro có thể không đến từ bản thân người nghiên cứu hay quá trình nghiên cứu mà đến từ các bên liên quan như quỹ tài trợ nghiên cứu, quy định và chính sách của cơ sở giáo dục, người hướng dẫn nghiên cứu.

ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO KHI NGHIÊN CỨU CẦN XÁC ĐỊNH CÁC RỦI RO TIỀM NĂNG TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU ĐƯỢC BẮT ĐẦU VÀ CÓ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO.

  • Tính kế thừa: NCKH đòi hỏi có tính mới, tuy nhiên không hoàn toàn phủ nhận cái cũ mà phải có tính kế thừa. NCKH cần kế thừa những tri thức đã được tích luỹ trước đó để tạo ra một hệ tri thức thể hiện sự phát triển qua những thời kỳ khác nhau. Các nghiên cứu sau có thể kế thừa kết quả và phương pháp của nghiên cứu trước. => Giúp tiết kiệm các nguồn lực: thời gian, kinh phí; đồng thời học hỏi được các kinh nghiệm, tránh rủi ro không cần thiết.

thời, nó cũng có thể được dùng để phát triển, hiệu chính hoặc kiểm tra một quy trình hay công cụ đo lường nào đó. Ví dụ, nghiên cứu phát triển khung năng lực số dành cho học sinh tiểu học và bộ tiêu chuẩn đề đo lường năng lực số của học sinh tiêu học.

Nghiên cứu mô tả chủ yếu tìm ra những gì đang xảy ra hoặc vừa xảy ra. Quá trình này bao gồm mô tả thái độ, hành vi, hoặc điều kiện của sự vật, hiện tượng (Kane, 1985). Ví dụ, mô tả các loại dịch vụ của một tổ chức, hoặc tìm hiểu về năng lực số của học sinh tiểu học. Nghiên cứu tương quan cho phép tìm hiểu mối quan hệ của hai hay nhiều khía cạnh của vân đề trong khi nghiên cứu thể hiện lát cắt bề mặt của vấn đề. Nghiên cứu tương quan có thể được sử dụng để đưa ra những tiên đoán về biến nào đó bằng cách sử dụng một biến khác.

Nghiên cứu giải thích tập trung vào việc phân tích tại sao những thái độ, hành vi hoặc điều kiện lại xảy ra và chúng xảy ra như thế nào(kane, 1985). Ví dụ, tại sao tình độ học vấn của cha mẹ lại có tác động đến năng lực số của sinh viên.

  • Dựa trên phương pháp điều tra: ĐỊNH LƯỢNG, ĐỊNH TÍNH VÀ HỖN HỢP. ● Phương pháp nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu. Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn. ● Nghiên cứu định tính(Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra (dưới đây gọi chung là ‘đối tượng nghiên cứu’) nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH

tiêu chí định lượng định tính

phương pháp thu thập dữ liệu

  • Thực nghiệm
  • Phỏng vấn có cấu trúc
  • khảo sát
  • Phỏng vấn phi cấu trúc
  • Thảo luận

kiểu mẫu xác suất phi xác suất

bản chất của dữ liệu số, lượng hoá được chữ, hình ảnh, âm thanh,...

phân tích dữ liệu sử dụng các công cụ như excel.

phân tích định tính nội dung, ohân tích theo chủ đề, phân tích diễn ngôn

Chọn mẫu theo xác suất là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu.

  1. Người hướng dẫn NCKH và SV · Vai trò: Người hướng dẫn: - Mỗi nghiên cứu SV đều có sự tham gia của người hướng dẫn. - Cung cấp hướng dẫn nhằm hỗ trợ cho việc hình thành cũng như thực hiện một nghiên cứu thành công dựa trên kinh nghiệm và năng lực của họ; - Đảo đảm cho nghiên cứu được hiểu và thực hiện thành công khi nó có dấu hiệu trở nên quá sức đối với SV; - Cung cấp thông tin về tiêu chuẩn cần thiết cho một nghiên cứu; - Gặp SV thường xuyên để thảo luận về nghiên cứu trong quá trình thực hiện; - Cung cấp ý kiến đóng góp mang tính xây dựng; - Trả lời thường xuyên những câu hỏi của SV. · Vai trò của sinh viên - Tự mình làm quen với những hướng dẫn nghiên cứu; - Thảo luận với người hướng dẫn thường xuyên; - Chủ động thực hiện sắp xếp các buổi gặp với người hướng dẫn; - Tham gia vào các buổi gặp với người hướng dẫn; - Nộp bài cho người hướng dẫn để xem xét; - Nộp nghiên cứu đúng hạn.
  2. Quy trình nghiên cứu khoa học
  3. Khi có nhiều ý tưởng, hãy viết ra ý tưởng ra giấy.
  4. Đọc tạp chí chuyên ngành và những ngành có liên quan để tìm ra những câu hỏi hoặc những vấn đề quan tâm.
  5. Đọc phần đề xuất nghiên cứu trong tương lai từ các nghiên cứu đã thực hiện trước đó (từ các bài tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, báo cáo của những đề tài NCKH các cấp).
  6. Người nghiên cứu có thể xác định vấn đề muốn nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm làm việc hay kinh nghiệm từ quá trình thực tập, thực tế và tham quan.
  7. Xem xét lịch sử nghiên cứu của lĩnh vực mà bản thân đang quan tâm để tìm ra được đề tài, đồng thời tránh việc thực hiện những nghiên cứu không cần thiết khi mà có quá nhiều người đã thực hiện một đề tài.
  8. Đọc giáo trình, tập bài giảng của các môn học và xem những câu hỏi được gợi ý trong đó.
  9. Chủ động trao đổi hoặc nhờ đến sự tư vấn của GV
  10. Xem trang web của các hiệp hội nghề nghiệp hoặc các diễn đàn thảo luận trực tuyến.
  11. Tổng quan nghiên cứu: Được hiểu là một khảo sát các nguồn tài liệu khoa học về một chủ đề cụ thể. Giá trị của tổng quan nghiên cứu là cung cấp một cái nhìn tổng quan về kiến thức hiện tại liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc xem xét những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây giúp người nghiên cứu xây dựng nghiên cứu của mình dựa trên và kế thừa những gì người khác đã làm trước đó. Tổng quan cũng giúp xác định các lý thuyết, phương pháp và những hạn chế, khiếm khuyết có liên quan trong các nghiên cứu hiện tại. Từ đó, cho phép người nghiên cứu đưa ra những câu hỏi mở rộng những nghiên cứu trước đây, cũng như xác định được những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực đang nghiên cứu.
  12. Xác định mục đích, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. + Mục đích nghiên cứu: Tuyên bố chung về chủ đích, điều mà nghiên cứu mong muốn đạt được khi công trình NCKH kết thúc. Mục đích nghiên cứu thường được phát biểu ngắn gọn trong khoảng từ 1 đến 2 câu và thường bắt đầu với các cụm từ như:”mục đích của nghiên cứu này là...”, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích... + Mục tiêu nghiên cứu: là những tuyên bố rõ ràng, ngắn gọn và cụ thể về các kết quả dự kiến có thể đo lường được cua rnghiên cứu; hay nói cách khác là các bước cụ thể để đạt được mục đích nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu sẽ nêu những kết quả cụ thể mà nghiên cứu phải đạt được để chứng minh khả năng nghiên cứu thành công và đạt được mục đích nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu thường sử dụng những động từ đo được, vs như thu thập, rút ra, tập hợp...

Không nên cố gắng gây ấn tượng bằng việc cung cấp các mục tiêu nghiên cứu vượt quá những gì thực tế người nghiên cứu có thể làm được, cần đảm bảo tính thông minh (SMART): > Cụ thể và rõ ràng về những gì nghiên cứu dự định thực hiện(specific) > Đo lường được(Measureable): người nghiên cứu có thể biết được khi nào đạt được mục tiêu >Khả thi(Achievable): có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra >Thực tế(Realistic): nghiên cứu có những nguồn lực phù hợp(kinh phí, thời gian, nhân lực,...) để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. > Giới hạn thời gian(Time bound): xác định được khung thời gian cho mỗi giai đoạn nghiên cứu.

  • Câu hỏi nghiên cứu: Là việc thu hẹp mục đích nghiên cứu thành các câu hỏi cụ thể mà người nghiên cứu tìm cách trả lời. Cách đặt câu hỏi trong nghiên cứu định lượng và định tính có những điểm khác biệt. Câu hỏi nghiên cứu thường bao gồm các từ như bằng cách nào, tại sao, điều gì...
  • Giả thuyết nghiên cứu: Thu hẹp mục đích nghiên cứu thành các dự đoán cụ thể. Các giả thuyết này được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây và tôingr quan tài liệu. Người nghiên cứu dự đoán về những gì có thể tìm thấy nếu nghiên cứu được lặp lại trong một bối cảnh mới. giả thuyết cần thể hiện được các biến và mối quan hệ giữa các biến. Ngoài ra, người nghiên cứu cần xác định được đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. đối tương nghiên cứu khác với đối tượng tham gia nghiên cứu (đối tượng khảo sát). Đối tượng khảo sát là tiếp cận để thu thập dữ liệu, đối tượng nghiên cứu là vấn đề nghiên cứu hướng đến, giúp trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì.

văn phong khoa học, các nội dung được chia nhỏ thành các chương, phần phù hợp. Trong nhiều trường hợp, cấu trúc và quy cách trình bày báo cáo phải tuân thủ theo mẫu quy định.

  1. Đạo văn

Đạo văn - Cung cấp thông tin tham khảo là một cách thức để thừa nhận những đóng góp của các tác giả khác về mặt kiến thức và mang lại sự tự tin cho người viết trong việc tránh những rủi ro về đạo văn. - Đạo văn là việc cố tình hoặc vô ý sử dụng các ý tưởng, từ ngữ hoặc sáng tác của người khác mà không có sự thừa nhận; Nó xảy ra khi một cá nhân, dù biết hay không biết, thể hiện một thứ gì đó như là của họ khi sự thật là nó thuộc về sáng tác hoặc nguồn của người nào đó mà chưa được chú dẫn tham khảo một cách phù hợp.

Một số trường hợp được xem là đạo văn: - Sao chép một khối lượng lớn sản phẩm của người khác và tự nhận nó là của mình. - Viết lại bằng từ ngữ của mình những ý tưởng của người khác mà không có sự thừa nhận nguồn nếu như thông tin đó không được xem là kiến thức chung. - Sử dụng tài liệu được xem là kiến thức chung trong lĩnh vực của bạn nhưng sao chép nguyên văn thông tin từ một quyển sách nào đó. - Hạn chế sử dụng các trích dẫn trực tiếp. Chỉ nên sử dụng trích dẫn trực tiếp một cách có chọn lọc và phù hợp. - Sao chép mà không có chú thích tham khảo. - Tự đạo văn bằng cách nộp cùng một văn bản cho hai nơi hoặc hai môn học khác nhau.

  1. Đạo đức nghiên cứu

Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu có làm tổn hại đến người tham gia nghiên cứu? - Công bằng và đúng luật - Tiến hành với mục đích đã được giới hạn - Phù hợp, liên quan và không thừa - Chính xác và cập nhật - Không giữ lâu hơn nếu không cần thiết - Tiến hành trong giới hạn quyền cho phép - Bảo đảm an toàn - Không chuyển giao thông tin cho bên thứ ba

Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu có được thực hiện mà thiếu sự đồng thuận của người tham gia nghiên cứu? - Người tham gia nghiên cứu cần được cung cấp thông tin đủ để đưa ra quyết định tham gia hay không tham gia nghiên cứu Sử dụng phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu

  • Chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực TVTT

· Truy hồi thông tin (Information retrieval)

  • Lý thuyết, thuật toán và thí nghiệm trong truy hồi thông tin, các vấn đề liên quan đến khai thác dữ liệu và khám phá kiến thức · Hành vi thông tin (Information behaviour)
  • Tương tác của các cá nhân với các nguồn thông tin. Các chủ đề như truy cập thông tin, nhu cầu thông tin, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin · Năng lực/kiến thức thông tin (Information literacy)
  • Các vấn đề liên quan đến năng lực/kiến thức thông tin và hướng dẫn thư mục (phương pháp, đánh giá, năng lực và kỹ năng, thái độ, v.) · Dịch vụ thư viện (Library services)
  • Các vấn đề liên quan đến các dịch vụ TVTT khác nhau, chẳng hạn như lưu thông, dịch vụ tham chiếu, mượn liên thư viện, dịch vụ kỹ thuật số, v., bao gồm các chương trình và dịch vụ sáng tạo · Tổ chức và quản lý (Organization and management)
  • Các yếu tố của quản lý và quản trị thư viện, chẳng hạn như nhân sự, ngân sách, tài chính, v. và các vấn đề liên quan đến đánh giá dịch vụ thư viện, tiêu chuẩn, v. · Truyền thông học thuật (Scholarly communication)
  • Các vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác nhau của truyền thông học thuật, chẳng hạn như xuất bản, truy cập mở, phân tích tài liệu, phương pháp và kỹ thuật để đánh giá và tác động của nghiên cứu khoa học (ví dụ: bảng xếp hạng tạp chí, chỉ số thư mục, v.) · Thư viện số và siêu dữ liệu (Digital libraries and metadata)
  • Các vấn đề liên quan đến bộ sưu tập kỹ thuật số, thư viện số, kho lưu trữ, thiết kế và sử dụng siêu dữ liệu, cũng như các hoạt động quản lý dữ liệu · Tổ chức tri thức (Knowledge organization)
  • Các quy trình (ví dụ: lập danh mục, phân tích chủ đề, lập chỉ mục và phân loại) và hệ thống tổ chức thông tin và kiến thức (ví dụ: hệ thống phân loại, danh sách các tiêu đề chủ đề · Bộ sưu tập TV (Library collections)

sử dụng các phương pháp khoa học chính xác, đo lường và kiểm chứng thông qua các thí nghiệm hoặc quan sát.

Nghiên cứu khoa học xã hội tập trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội, chẳng hạn như kinh tế, chính trị, xã hội học, tâm lý học. Nghiên cứu này thường sử dụng các phương pháp chất lượng, quan sát và phỏng vấn.

  1. Nguyên tắc trong nghiên cứu khoa học
  2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu.

Phương pháp: Nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm

  1. Nghiên cứu khảo sát
    • Nghiên cứu khảo sát tập hợp và phân tích thông tin bằng cách hỏi các cá nhân những người là đại diện cho quần thể nghiên cứu hoặc là toàn bộ quần thể nghiên cứu.
  2. Phân biệt nghiên cứu khảo sát và bảng hỏi

"Nghiên cứu khảo sát" là quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin và phân tích kết quả để đưa ra những kết luận hoặc giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Trong khi đó, "bảng hỏi" là một công cụ thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu khảo sát. Bảng hỏi là một danh sách câu hỏi được chuẩn bị trước để thu thập ý kiến, suy nghĩ và đánh giá của những người được hỏi. Việc sử dụng bảng hỏi giúp cho quá trình thu thập thông tin được tiện lợi và nhanh chóng hơn, đồng thời cung cấp những dữ liệu định lượng để phân tích và đưa ra kết luận.

  1. Các bước thiết kế một bảng hỏi
  2. Các chiến lược mẫu

18ân tích dữ liệu định lượng

Phân tích dữ liệu định lượng là quá trình sử dụng các phương pháp và kĩ thuật thống kê để phân tích và tìm hiểu các đặc điểm của dữ liệu số lượng, chẳng hạn như dữ liệu đo lường hoặc đếm.

  1. Kích cỡ mẫu Kích cỡ mẫu trong NCĐL như thế nào là hợp lý? Kích cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng cần được xác định dựa trên mục đích, mức độ tin cậy mong muốn, mức độ chính xác mong muốn và lựa chọn phương pháp thống kê. Một kích cỡ mẫu đủ lớn sẽ đảm bảo rằng kết quả của nghiên cứu là đáng tin cậy và có tính chính xác cao.

Việc xác định kích cỡ mẫu phụ thuộc vào mục đích của nghiên cứu. Nếu nghiên cứu chỉ mang tính mô tả, thì kích cỡ mẫu nhỏ cũng có thể đủ để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu có tính khái quát hoặc ảnh hưởng đến cộng đồng lớn, thì cần có một kích cỡ mẫu lớn hơn để đảm bảo tính đại diện cho tất cả các nhóm trong cộng đồng.

Nghiên cứu khoa học mang lại lợi ích gì?

Nghiên cứu khoa học sẽ phát huy khả năng phân tích, đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều mới để giải quyết những vấn đề đang quan tâm, thắc mắc… từ một vấn đề sẽ mở rộng ra nhiều vấn đề làm phong phú kiến thức cũng như vốn sống chúng ta.

Tại sao chúng ta phải nghiên cứu khoa học?

Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao kiến thức bằng cách khám phá những hiểu biết mới. Thông qua quá trình điều tra nghiêm ngặt, các nhà khoa học có thể mở rộng hiểu biết của chúng ta về các hiện tượng khác nhau, cho dù đó là trong lĩnh vực y học, công nghệ hay khoa học xã hội.

Phương pháp nghiên cứu gồm gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là một quá trình lặp đi lặp lại bao gồm việc tinh chỉnh và cải tiến dựa trên những phát hiện trước đó. Các nhà khoa học thường xem xét lại các lý thuyết của họ, sửa đổi các câu hỏi nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết mới dựa trên kết quả nghiên cứu ban đầu.

Để nghiên cứu khoa học cần làm gì?

Quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học.

Xác định đề tài nghiên cứu. ... .

Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu. ... .

Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu. ... .

Thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu. ... .

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu..