Mớm cơm có nghĩa là gì

Mẹ cu Bin ơi! Đọc chia sẻ 'Stress vì bà 'cổ hủ' mớm cơm cho cháu' của mẹ nó và một số góp ý, mình cho rằng nhiều chị em chưa có cái nhìn đa chiều, đang ‘soi’ vào mặt tiêu cực nhiều hơn khi mớm đồ ăn cho trẻ.

Trước tiên, mình xin giới thiệu đôi chút: mình tên Bích Phương và có 2 con trai [một bé 13 tuổi và một bé 7 tuổi]. Ngày các con còn bé, mình và mẹ chồng vẫn thường xuyên mớm đồ ăn cho con và đến nay, con mình phát triển tốt [thậm chí là vượt trội] và không hề có bệnh tật gì.

Cá nhân mình ủng hộ việc cho bé ăn cơm mớm, nhưng mình không có ý lấy trường hợp của gia đình mình để ‘chụp mũ’ và chắc chắn 100% rằng việc mớm đồ ăn cho trẻ hoàn toàn mang lại lợi ích. Vì nó còn phụ thuộc và cơ địa của trẻ và quan điểm nuôi dạy con của mỗi mẹ khác nhau. Mình chỉ muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm chăm con của bản thân.


Nhiều mẹ biết một mà chưa biết hai, ba khi phản đối chuyện mớm cơm cho con. [Ảnh minh họa].

Đọc bình luận mình thấy bạn Huynh Thanh và rất nhiều mẹ khác kiên quyết phản đối phương pháp nuôi con kiểu mớm cơm, gay gắt rằng hành động đó thiếu văn minh, không chấp nhận được và đưa ra rất nhiều lý lẽ: không hợp vệ sinh nói đúng hơn là rất mất vệ sinh; không có khoa học nào chứng minh là tốt cho bé cả; nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn/ virus qua tuyến nước bọt là rất cao…. Liệu nhận xét này có quá phiến diện, cảm quan? Mình không rõ bạn đã làm mẹ chưa? Nếu rồi, hẳn bạn chưa từng mớm cơm cho con và cũng chưa từng cảm nhận sự ngọt ngào, hạnh phúc khi thấy con thích thú và háo hức như chú chim non, miệng nhóp nhép thìa cơm mẹ mớm? Cũng xin hỏi các mẹ phản đối việc mớm cơm rằng, văn minh là gì? Phải chăng người văn minh, hiện đại và chuộng nuôi con theo khoa học sẽ thấy lợm giọng, mất vệ sinh khi nhìn ai đó mớm đồ ăn cho trẻ?

Việc nhiều chị em nói chắc như đinh đóng cột rằng, không có khoa học nào chứng minh mớm cơm là tốt cho bé cả, theo mình, đó chỉ là cái nhìn thiển cận, biết một nhưng chưa biết hai, ba. Mình nhớ đã đọc nghiên cứu của nhà Nhân học Gretel Pelto, Đại học Cornell [khoa học hẳn hoi đấy] nói rằng mớm cơm không những giúp tình mẫu tử thêm gắn kết mà bé còn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Nhai thức ăn trước khi đút cho bé sẽ giúp trẻ nhận được nước bọt của mẹ, làm tăng hệ thống miễn dịch. Điều này trẻ không thể nhận được từ nguồn thức ăn đã nghiền thành bột, được mua sẵn ở cửa hàng.

Mẹ cu Bin và một số mẹ thấy lợm giọng, buồn nôn và lo sợ nước bọt của mẹ/ bà có nhiều vi khuẩn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Nhưng mình cho rằng khi ăn đồ mớm từ người lớn [bà hoặc bố/mẹ] trẻ có thể nhận cả những mầm bệnh có trong nước bọt và cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất kháng thể, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ có quá trình tập dượt để đối phó với những tác nhân gây bệnh tương tự có thể gặp sau này. Hơn nữa, cơm đã được nhai kỹ trước khi mớm cho trẻ nên sẽ không ảnh hưởng tới dạ dày cũng như khả năng tiêu hóa của con. Thậm chí, nhai cơm hay mớm cơm cho con từ bé, giúp cha mẹ ít bận rộn trong việc lích kích chuẩn bị bột, cháo dành riêng cho con.

Bao nhiêu lợi ích của việc cho trẻ ăn cơm mớm như thế, các mẹ văn minh [?] và lo mất vệ sinh xem lại nhé!

Quanh tranh cãi của độc giả về việc nên hay không cho trẻ ăn cơm mớm, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cảnh báo, bé có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau từ việc ăn cơm mớm.

Cho con ăn cơm mớm bằng truyền bệnh cho con

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, trẻ nhỏ mới bước vào giai đoạn tập ăn, chức năng nhai chưa hoàn thiện nên các bà mẹ thường nhai cơm cho nát rùi mớm cho trẻ. Khi nhai cơm, một loại men có trong nước bọt của người lớn có tác dụng làm cho cơm có vị ngọt, trẻ ăn cơm nhai chỉ việc nuốt nên có rất nhiều bé thích được ăn cơm nhai.

Tuy nhiên, PGS.TS Dũng khẳng định, các mẹ không nên nhai cơm mớm cho trẻ, bởi trẻ sẽ có nguy cơ lây nhiễm hàng trăm bệnh khác nhau. Trong miệng của người lớn có hàng trăm, hàng nghìn vi khuẩn, virus cộng sinh. Trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên khi có cơ hội xâm nhập, vi khuẩn, vi rút sẽ lây lan và trẻ phát bệnh rất nhanh.

Theo bác sĩ không phải cứ người lớn nào có biểu hiện hoặc được chẩn đoán mắc bệnh có thể lây qua đường hô hấp, tiêu hóa mới truyền bệnh cho trẻ. Trên thực tế, có rất nhiều người mang bệnh mà không biết, được gọi là người mang trùng nghĩa là trong cơ thể họ đã có sẵn mầm bệnh. Chính vì thế, khi nhai cơm mớm cho trẻ người lớn có thể vô tình truyền bệnh sang cho bé.


Bé có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau từ việc ăn cơm mớm. [Ảnh minh họa].

“Cho trẻ ăn cơm nhai có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau. Có nhiều bệnh ở người lớn biểu hiện, bệnh cảnh rất đơn giản nên người lớn dễ bỏ qua, không nghĩ rằng mình đang bị bệnh. Nhưng nếu lây sang trẻ nhỏ bệnh đó lại trở thành nguy hiểm. Tôi ví dụ như bệnh cảm ở người lớn, nhiều người không cần uống thuốc có thể khỏi bệnh sau vài ngày. Nhưng bệnh cảm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, tiến triển nhanh, gây biến chứng nặng nề như viêm phế quản, viêm phổi. Hay như bệnh ho gà nhiều người lớn không nghĩ mình là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Nước bọt có người mắc bệnh ho gà vào miệng bé qua việc nhai cơm hay do tiếp xúc quá gần nước bọt bắn vào miệng bé, bé sẽ dễ mắc bệnh. Ho gà ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ, bệnh gây ho dữ dội, khó thở, thậm chí suy hô hấp”, PGS.TS Dũng nói.

Một nguy cơ nữa các mẹ có thể truyền bệnh cho con qua việc nhai cơm là các bệnh về răng miệng. Thống kê của ngành y tế cho thấy có đến hơn 90% người Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng nên nguy cơ truyền bệnh cho trẻ là rất lớn. Ngoài ra, người bị các bệnh mạn tính như HIV, viêm gan B,C cũng có thể truyền bệnh cho trẻ qua việc nhai cơm, dù trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Trẻ dễ bị biếng ăn, rối loạn tiêu hóa vì ăn cơm mớm

Ngoài nguy cơ truyền hàng trăm loại bệnh khác nhau cho trẻ, TS Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng việc cho trẻ ăn cơm nhai còn có thể khiến bé rơi vào tình trạng biếng ăn.  

“Thức ăn sau khi được nhai nhuyễn thì hương vị và một phần hàm lượng dinh dưỡng đã bị mất đi. Trẻ nuốt thức ăn được nhai nhuyễn không trộn qua tuyến nước bọt của mình nên không biết mùi vị của thức ăn ra sao mà còn làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột khiến bé bị thiếu dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa”, TS Thanh cảnh báo.

Chuyên gia dinh dưỡng này đánh giá động tác nhai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền... dưới sự nhào trộn của lưỡi với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bột phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo.

Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tuyến nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích. Nếu để trẻ tự nhai có thể kích thích giúp răng phát triển, đồng thời có thể gây ra tiết dịch tiêu hóa của dạ dày và ruột mang tính phản xạ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác muốn ăn. Nước dãi trong khoang miệng được tiết ra nhiều hơn nhờ động tác nhai, làm mềm thức ăn tốt hơn và động tác nuốt được thực hiện thuận lợi hơn.

Ngoài việc khuyến cáo các bà mẹ không nên nhai cơm mớm cho trẻ, TS Thanh cũng khuyên các mẹ không nên bỏ tất cả các loại thức phẩm cho bé ăn vào xay nhuyễn thành một hỗn hợp mềm, mịn. Việc lạm dụng máy xay sinh tố và cho trẻ ăn cơm nhai cũng là một trong những lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm, không có phản xạ nhai.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề