Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích là gì

Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là tai nạn thương tích đối với trẻ em do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọng của nó.  Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, chúng ta cần phải hiểu rõ tai nạn thương tích là gì? và nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích phổ biến trên thực tế. Sau đây, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin hữu ích về tai nạn thương tích là gì? thông qua bài viết sau.

Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, gây nên những tổn thương hoặc rối loạn chức năng cho cho cơ thể con người.

Để hiểu hơn về tai nạn thương tích là gì?, chúng ta cần tìm hiểu “tai nạn là gì?”“thương tích là gì?”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non thì Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Còn thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.

VD về tai nạn thương tích: Trong quá trình nô đùa tại trường, học sinh A không may bị ngã xuống ao nhưng không được cứu vớt kịp thời dẫn đến đuối nước.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích

Sau khi tìm hiểu tai nạn thương tích là gì?, có thể thấy tai nạn thương tích hiện nay đều có thể bắt nguồn từng những sự kiện, hiện tượng diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Pháp luật cũng quy định các nguyên nhân gây thương tích thường gặp đối với trẻ bao gồm:

– Ngã: là những trường hợp tai nạn thương tích do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc ngã trên cùng một mặt bằng.

– Hóc, sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt:

– Đánh nhau: là các hành động sử dụng vũ lực đánh đập người, nhóm người, các cộng đồng khác dẫn đến tai nạn thương tích, tử vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.

– Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra khi bị chìm trong chất lỏng như nước, xăng, dầu… dẫn đến ngạt thở do thiếu oxygen hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ phải cần đến sự chăm sóc y tế hay bị các biến chứng khác.

– Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các trường hợp tai nạn thương tích khác ở da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như bị tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được xem là những trường hợp bị bỏng.

– Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị thương hoặc tử vong.

– Ngộ độc do hóa chất, thực phẩm: Là những trường hợp hít phải, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc các loại ngộ độc khác cần đến sự chăm sóc y tế.

– Tai nạn giao thông: Là những trường hợp tai nạn xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; chúng thường gây nên khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng khác… Do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hay do gặp phải các tình huống, sự cố đột ngột không kịp phòng tránh nên đã gây ra thiệt hại, thương tổn đến tính mạng và sức khỏe.

Các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích

Hiện nay, do tai nạn thương tích chủ yếu xảy ra đối với trẻ em tại nhà, trường học. Vì vậy, để giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ xảy ra tại trường hay ở nhà, gia đình và nhà trường cần tuân thủ các biện pháp do Bộ Y tế đề xuất và chỉ đạo như sau:

– Phòng ngã:

Nhà trường cần xây dựng củng cố cơ sở vật chất của trường để đảm bảo an toàn cho học sinh, cụ thể:

+ Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt

+ Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.

+ Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, ta luy có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay.

+ Những cây ở sân trường cần có bồn rào để ngăn trẻ không leo trèo .

+ Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.

– Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học

+ Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường.

+ Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các hung khí.

+ Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.

– Phòng ngừa tai nạn giao thông

+ Trường phải có cổng, hàng rào.

+ Trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.

+ Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.

+ Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.

+ Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường.

– Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc

+ Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để

cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng, nhóm của trẻ.

+ Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp.

+ Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.

+ Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.

– Phòng ngừa đuối nước

+ Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.

+ Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.

+ Không cho trẻ ra gần ao hồ, sông suối một mình .

+ Ở vùng lũ, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.

+ Khi đi đò, thuyền,… phải mặc áo phao bảo hộ

+ Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.

+ Không để thùng, chậu có nước không phòng, nhóm lớp.

– Phòng ngừa điện giật

+ Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch

+ Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

– Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

+ Không bán quà bánh trong trường và không ăn hàng rong xung quanh cổng trường.

+ Thực phẩm do thức ăn nhà bếp, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc. Phải có hợp đồng cam kết mua bán thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với công ty cung cấp.

Trường cũng cần có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu.

Ngoài ra, trong gia đình, các bậc phụ huynh cũng cần giám sát các hoạt động của trẻ nhỏ, tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật dễ gây thương tích đồng thời phối hợp với nhà trường trong công tác giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ.

Trên đây là một vài chia sẻ liên quan đến nội dung tai nạn thương tích là gì của chúng tôi. Trân trọng cảm ơn Quý độc giả đã theo dõi bài viết!

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌCCHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCHCHO HỌC SINH TIỂU HỌCA. ĐẶT VẤN ĐỀTai nạn thương tích ở trẻ em hiện đang là vấn đề y tế cộng đồng cầnđược quan tâm. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hàngtrăm triệu trẻ em tử vong bởi các nguyên nhân có thể phòng tránh được, trongđó nguyên nhân TNTT góp phần đáng kể. TNTT tử vong và tàn tật do thươngtích gây gánh nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. TNTT trẻ emhoàn toàn có thể phòng tránh được nếu có chiến lược can thiệp phù hợp. Loạibỏ các yếu tố nguy cơ TNTT và nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránhTNTT được đánh giá là các biện pháp hiệu quả.Học sinh tiểu học bắt đầu rời môi trường gia đình để tiếp cận với môitrường cộng đồng và trường học, Việc cung cấp kiến thức và kỹ năng phòngtránh TNTT cho học sinh và tạo dựng môi trường an toàn cho trẻ là rất cầnthiết.B. NỘI DUNGI. MỤC TIÊU1. Về kiến thức- Trình bày được thế nào là tai nạn? Thương tích? Và nguyên nhân hậu quả- Liệt kê các tình huống, trường hợp có nguy cơ gây tai nạn thương tích- Nêu được sự hiểu biết và cách phòng tránh các tình huống có nguy cơ gâyTNTT- Trình bày được cách xử lý tình huống và xử lý khi bị TNTT2. Về mặt kỹ năng- Xử lý tình huống- Có kỹ năng giải quyết và xử lý trường hợp có thể gây TNTT3. Về mặt thái độ- Có thái độ phê phán và ý kiến đối can thiệp với những tình huống có thể gâyTNTTSVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH1KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌC- Thông qua chủ đề luyện tập thực hành kỹ năng sống rèn cho HS một số kỹnăng phòng tránh một số các tai nạn mà các em có thể thường gặp khi các emở gia đình, nhà trường và ở ngoài xã hội..III. ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀChủ đề được thiết kế dành cho học sinh trong lứa tuổi tiểu học.IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ- Tranh, ảnh minh họa các tình huống, trường hợp- Các tình huống, các câu hỏiV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG1. Hoạt động 1 : Trò chơi - Khởi độnga. Mục tiêu- Tìm hiểu khả năng tập trung của học sinh- Gúp học sinh vận động cơ thể- Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái- Khởi động giới thiệu vào chủ đềb. Cách tiến hành- GV nêu luật chơi “ Làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”+ Sẽ có 4 khẩu lệnh tương ứng với 4 hành động:1. A la – Hai bàn tay xòe ra và giơ cao lên trời2. A k - Hai ngón giữa và trỏ của mỗi bàn tay chỉ về phía trước, ba nghón cònlại cúp vào, cánh tay đưa thẳng về phía trước [ giống như băn súng]3. A còng – Hai tay để tư thế của đề ga xe máy đang rồ.4. A di – Hai tay chắp trước ngực [giống A di đà phật]+ Khi GV hô một trong các khẩu lệnh, các HS phải thực hiện nếu sai vớikhẩu lệnh sẽ bị phạt.+ Nguyên tắc chơi: HS phải nhìn vào GV, HS làm sai sẽ bị phạt [Hình thứcphạt là hát, múa hoặc làm trò gì đó?]c. Kết luậnSVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH2KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌC- Trò chơi: cần tập trung lắng nghe2. Hoạt động 2: Giới thiệu vào chủ đề--a. Mục tiêuHS biết được nội dung và mục đích của buổi học.b. Cách tiến hànhGV cho cả lớp quan sát các bức tranhYêu cầu một số HS trả lời:+ Tranh 1vẽ gì? [Hai bạn đang cầm kéo nghịch ]+ Theo em có nên chơi như hai bạn đó không? Vì sao?+ Tranh 2 vẽ gì? [Bạn nhỏ đang chơi máy bay trong phòng bếp ga]+ Bạn chơi máy bay bay ở đâu? Em đồng ý với cách chơi của bạn không?Vì sao?Học sinh trả lời và GV kết luận lại những câu trả lời và rút ra bài học từ haibức tranh.- GV nêu một số trường hợp có thể dẫn tới TNTT+ Bạn bè rủ nhau đi picnic+ Tập bơi, tắm sông, hồ…+ Tập xe, chơi bóng dưới lòng đường+ Chơi các trò chơi chất nổ+ Chơi trò chơi điện tử+ Chơi Thể dục thể thao không đúng phương pháp+ Vui chơi những thiết bị không phù hợp, không đảm bảo an toànc. Kết luậnMọi chuyện đều có thể xảy ra, trong quá trình chơi nếu không để ý chúng tasẽ gây ra tai nạn thương tích từ những hành động, việc làm đơn giản. Chúngta phải chú ý lựa chọn những đồ chơi an toàn cũng như các khu vực chơi đượcđảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người khác.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm về tai nạn thương tícha. Mục tiêuCung cấp kiến thức các thông tin liên quan đến tai nạn thương tíchb. Cách tiến hành- GV chia lớp thành các nhóm và đặt câu hỏi:+ Tại nạn là gì?+ Thương tích là gì?- Mời các nhóm cùng suy nghĩ và trả lời.- Các nhóm lên trình bày kết quả.- GV nhận xét và kết luận lạiSVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH3KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌC+ Tai nạn : Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa “ Tai nạn là một sự kiệnkhông định trước gây thương tích có thể nhận thấy được”. VD: một bé chạyvà va vào phích nước nóng bị bỏng; Một bạn trèo cây bắt tổ chim, bị ngã gãychân.+ Thương tích: Là tổn thương của cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ sáthay bị các vật nhọn đâm gây hậu quả . Tai nạn thường gây ra thương tích ởcác mức độ nhẹ hoặc nặng. các vật sắc nhon đâm như dao, kéo, nảnh thủytinh...gây hậu quả rách da, gãy xương, chảy máu dập nát các phủ tạng.c. Kết luậnVấn đề tai nạn thương tích ngày nay đang có chiều hướng gia tăng vàlà nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng, nặng nhất là gây tử vong hoặcđể lại di chứng tàn tật suốt đời, gây lên nhiều nỗi bức xúc lo ngại cho mọingười, mọi gia đình và toàn thể xã hội. Các tai nạn thương tích rất đa dạng,gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể và do nhiều nguyênnhân gây lên. Những nguyên nhân đó có thể là yếu tố khách quan gây tácđộng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra một số tổn thương4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về các tai nạn thương tícha. Mục tiêu- Học sinh biết được những hành động việc làm có thể gây nguy hiểm cho bảnthân và người khác.- Biết được thông tin, thực trạng hiện nay của chủ đềb. Cách tiến hành- GV hỏi một số học sinh trong lớp: Em đã có lần nào bị ngã, bị đau, bị thươngdo nghịch dại chưa? Sau đó em cảm thấy như thế nào? Hãy kể lại trường hợp--đó cho các bạn cùng nghe.GV hỏi cả lớp: Sau khi nghe bạn kể các em có những suy nghĩ, ý kiến gì ?+ GV phân tích từng trường hợp nêu những cái đúng cái sai cho học sinhrõ.GV chia lớp thành 2 đội lên kể những trò chơi, hành động, việc làm có thểgây nguy hiểm cho bản thân và người khác.+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả+ Cả lớp nhận xét, GV chốt lại những ý đúng.+ Khen ngợi nhóm có kết quả tốt.SVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH4KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌCc. Kết luậnNhững hành động việc làm mà các em vừa nêu lên đều dẫn đến các tai nạnthương tích. GV nêu TNTT gồm một số loại như sau:- Ngã- Bỏng/cháy- Tai nạn giao thông- Ngộ độc các loại- Cắt, đâm- Ngạt thở, hóc nghẹn- Súc vật cắn- Chết đuối/đuối nước- Bạo lực- Bom, mìn/vật nổ- Điện giật- Các loại thương tích khác5. Hoạt động : Nguyên nhân – hậu quả của TNTT qua vui chơi giải tría. Mục tiêuHS cùng nhau thảo luận, đưa ra ý kiến để biết được nguy cơ gây tai nạnthương tích của các trò chơi mà các em thường chơi.b. Cách tiến hành- GV treo các tranh lên bảng, hướng dẫn các nhóm hoạt động cho HS kể các tai-nạn thương tích có thể xảy ra do các trò chơi đó gây ra.+ Tranh 1: Mô tả cảnh một bé trai đang dùng súng cao su bắn chim.+ Tranh 2: Mô tả cảnh một vài em dùng súng bắn đạn nhựa để bắn nhau.+ Tranh 3: Mô tả một vài em trượt patin, một em bị ngã.+ Tranh 4: Mô tả vài em chơi đánh trỏng.Cho học sinh thảo luận nhómĐại diện các nhóm trình bàySVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH5KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌC-GV tổng hợp ý kiến chung.GV kết luận lại yêu cầu bài.+ Bức tranh 1: Đây là một trò chơi gây nguy hiểm, trong quá trình chơicó thể vô tình sẽ bắn vào người khác, gây thương tích cho họ. HS tuyệt đốikhông được chơi trò chơi này.+ Bức tranh 2: Cũng giống như ở hình 1 thì đây là một trò chơi gâynguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Hậu quả có thể là bắn vào mắtlàm hỏng mắt, mù mắt.+ Bức tranh 3: Tuyệt đối không được tham gia trò chơi này khi khôngcó sự cho phép và hướng dẫn của người lớn. Hậu quả là dễ bị ngã và bịthương gãy tay, chân, trầy xước,chảy máu, nguy hiểm hơn khi đầu đập vàosân sẽ có thể dẫn đến chảy máu hoặc chấn thương sọ não.+ Bức tranh 4: Trong quá trình chơi sẽ gây thương tích, làm đau người-khác.Từ 4 bức tranh rút ra hậu quả của tai nạn: Nhẹ nhất là rách da, đụng dập cơ,bỏng nhẹ, nặng hơn là gãy tay chân, bỏng diện tích lớn, đứt mạch máu lớn,dập nát phủ tạng, chấn thương sọ não hoặc tử vong.c. Kết luận- Tổng kết lại các nguyên nhân của TNTT trong vui chơi+ Trò chơi không đảm bảo an toàn [súng óng, điện tử..]+ Thiết bị vui chơi không an toàn [quá cũ..]+ Địa điểm vui chơi không an toàn hoặc chơi ở nơi có nguy cơ xảy raTNTT cao [ quốc lộ, đường tàu, ao hồ… ]+ Thiếu sự hướng dẫn giám sát của người lớn khi chơi.+ Kiến thức về an toàn vui chơi thấp, chưa có ý thức chấp hành pháp-luật và quy định an toàn chưa nghiêm.Tổng kết lại hậu quả: Tain nạn có thể gây ra ít hoặc nhiều thương tích, làmảnh hưởng đến sức khỏe và tâm thần. Nếu thương tích nặng, sẽ để lại dichứng tàn tật như què, liệt, cắt cụt chi hoặc tử vong.6. Hoạt động : Làm gì để phòng tránh tai nạn thương tícha. Mục tiêuHS biết được cách phòng tránh tai nạn thương tích.b. Cách tiến hành- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong tình huống .SVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH6KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌC-Yêu cầu học sinh nêu tên các tình huống, và cho biết điều nguy hiểm gì có thể-xảy ra với các bạn trong tranh.+ Tình huống 1: Trèo cây hái quả+ Tình huống 2: Trèo lên cột điện để lấy chiếc diều bị mắc trên đó.+ Tình huống 3: Vừa tắm vừa đùa nghịch ở hồ nước lớn.+ Tình huống 4: Ngồi trên xe khách, thò đầu, thò tay ra ngoài.Nếu em chứng kiến việc làm của các bạn trong mỗi tình huống trên em sẽ làm-gì? Khuyên bạn như thế nào?Vì sao không nên chơi đừa nghịch như các bạn trong tranh?Học sinh đưa ra ý kiến thảo luận.Qua hoạt động vừa rồi cho các em kỹ năng gì? Để phòng tránh tai nạn thươngtích chúng ta phải làm gì?- Hãy nêu ví dụ việc làm của mình để phòng tránh TNTT?c. Kết luậnTai nạn thương tích có thể xảy ra ở những tình huống mà ta không thể biếttrước được, chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết phòng tránh tai nạn thươngtích mọi lúc mọi nơi cùng giúp đỡ nhau tránh xa các các mối nguy hiểm.7. Hoạt động : Xử lý tình huốnga. Mục tiêuHs tự trải nghiệm, đóng vai vào những trường hợp cụ thể để tìm ra cách xửlí, giải quyết tốt nhất phòng tránh TNTTb. Cách tiến hành- GV yêu cầu 1: hãy chọn cách ứng xử phù hợp nhất nếu bạn rủ em chơi tròchơi nguy hiểm. Giải thích vì sao?a. Từ chối không chơi và để mặc bạn chơi.b. Từ chối và khuyên bạn không nên chơi vì nguy hiểm.c. Cùng chơi với bạn.+ HS trả lời và GV nhận xét.+ GV kết luận: Nếu biết đó là trò chơi nguy hiểm , khi bạn rủ mình nên biếtcách từ chối và đưa ra lời khuyên cho bạn, nêu ra những hậu quả có thể xảy rađể bạn hiểu. Nếu bạn vẫn không nghe em khuyên thì có thể đi nói với ngườilớn hoặc GV để can thiệp, khuyên răn bạn.- Yêu cầu 2: Cho tình huống và HS sắm vai+ Tình huống : An, Bình và Thành là nhóm bạn chơi thân năm nay học lớp3,vào buổi trưa nắng nóng trên đường đi học về Bình rủ 2 bạn cùng đi ra sôngtắm và Thành đã đồng ý, An lại từ chối cho rằng như vậy sẽ rất nguy hiểm,SVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH7KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌCnhưng Bình nói rằng sông cạn nên sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Lúc này Ankhông biết phải làm như thế nào, vì nếu không đi cùng thì sẽ bị hai bạn giậnkhông chơi với nữa. Nếu em là An trong trường hợp này em sẽ giải quyết nhưthế nào?+ Chia lớp thành 2 nhóm: Yêu cầu HS sắm vai 3 bạn trong tình huốngvà giải quyết tình huống trên một cách hợp lý.+ Các nhóm lên trình bày+ Các thành viên trong lớp nhận xét phần thi của 2 nhóm, GV nhận xét,đánh giá và khen ngợi các nhóm hoàn thành tốt.+ GV kết luận: Ở bất kì tình huống nào, nếu thấy đó là trò chơi nguyhiểm đến bản thân cũng như người khác, mình cần phải lên tiếng, nêu ranhững hậu quả cho bạn biết. Trong tình huống này An nên đứng ra từ chối vàkhuyên Bình và Thành không nên mạo hiểm với tính mạng, vì tắm song rấtnguy hiểm đặc biệt khi không có người lớn, có thể xảy ra đuối nước không cóai giúp đỡ. Nếu hai bạn vẫn không nghe lời thì An sẽ nói rằng mách cô giáohoặc mách bố mẹ để Bình và Thành sợ. Bạn bè nên biết giúp đỡ lẫn nhau,đừng vì sợ bạn giận bạn không chơi mà mình cùng tham gia những hành độngnguy hiểm. Hãy biết lên tiếng khi thấy những hành động nguy hiểm.c. Kết luậnQua hoạt động trên các em rút được những bài học gì? Vậy để đảm bảo antoàn cho bản và người khác chúng ta phải biết cách xử lý đúng đắn. Biết cáchtừ chối tham gia những hoạt động, trò chơi nguy hiểm cũng như giúp đỡngười khác để họ biết hậu quả của những việc làm đó.8.a.b.-Hoạt động: Cùng làm Bác sĩMục tiêuGiúp học sinh biết cách sơ cấp cứu khi bị bỏng.Cách tiến hànhYêu cầu 1: Trong trường hợp bị bỏng em sẽ làm như thế nào?SVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH8KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌC+ Học sinh trình bày theo hiểu biết và suy nghĩ+ GV Giải đáp: Sơ cấp cứu khi có người bị bỏngNếu bị bỏng do nước sôi, nước canh nóng hay chạm phải bô xe máy, trướctiên cần làm mát vết bỏng trong nước lạnh. Nhẹ nhàng ngâm chỗ vết thươngtrong chậu nước sạch, hoặc mở vòi nước để xả nhẹ lên vết bỏng. Ngâm vếtthương trong nước lạnh ít nhất 10 phút, điều này sẽ giúp giảm đau và sưngphồng.Nếu bị bỏng do hóa chất thì khi xối nước cần cẩn thận để tránh dây ra cácvị trí khác không bị bỏng.Sau khi ngâm vết bỏng trong nước lạnh, hãy băng vết thương lại cho bébằng miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặnghoặc to hơn bàn tay thì phải đưa đến bệnh viện.c. Kết luận9. Hoạt động: Tự liên hệa. Mục tiêuHS nêu lên được những hiểu biết của bản thân về tai nạn thông và cáchphòng tránh.b. Cách tiến hành- GV yêu cầu học sinh nêu một số nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông màem biết. và cách phòng tránh.- Học sinh tự suy nghĩ và trình bày theo sự hiểu biết- HS trình bày, GV nhận xét khen ngợi và kết luận lại- Một số nguyên nhân:+ Tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông không chấp hànhluật và các quy định về an toàn giao thông. Người đi bộ chạy qua đường bấtngờ, không quan sát, đùa nghịch đu bám tàu xe, đá bóng dưới lòng đường,phơi rơm rạ trên đường giao thông.+ Người đi xe đạp dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ôtô...+ Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách.+ Lái xe ô tô uống rượu bia, không kiểm soát tốc độ...SVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH9KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌC+ Đặc biệt nguy hiểm đối với các trường hợp vô ý thức có hành vi nguyhiểm gây chết người như: rải đinh trên đường cao tốc, ném đá lên tàu, tháo ốcvít trên đường ray tàu hoả...+ Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông: Chất lượng xe cộthấp kém, xe thiếu các thiết bị an toàn. Phương tiện vận chuyển không antoàn.- Cách phòng tránh:+ Thực hiện đúng Luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giaothông+ Chấp hành giao thông ở trước cổng trường; Khi đi tới trường các emhọc sinh cần vào trong trường không tụ tập ngoài cổng trường, khi tan học rakhỏi cổng trường cần quan sát đường, xin đường để sang bên đúng phầnđường của mình và đi vào phần đường của mình không tụ tập ở cổng trườnggây ùn tắc giao thông cho người đang tham gia giao thông.+ Khi đi bộ qua cổng trường cần quan sát đường trước khi sang phầnđường của mình+ Không được đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông chomình và cho người tham gia giao thông trên đường+ Đi xe đạp không được đi dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xemáy, ô tô...+ Khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm khitham gia giao thông.c. Kết luậnMỗi học sinh thông qua bài học phải biết tự liên cho bản thânVI. TỔNG KẾT- Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở lứa tuổi học sinh là một kỹ năngquan trọng cần được trang bị.SVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH10KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌC- Kỹ năng này giúp học sinh nhận biết được các mối nguy hiểm xung quanhvà cách xử lý trước các tình huống.- Học sinh biết được cách phòng tránh TNTTVII. KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN- Các bài tập nhỏ tạo thói quen cho bản thân về chấp hành nghiêm chỉnh luậtan toàn- Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trong các tiết dạy,môn dạy. Mỗi giáo viên đều thường xuyên tích hợp, lồng ghép nội dung tăngcường kỹ năng sống cho học sinh vào các môn dạy, các tiết dạy.- Triển khai các nội dung về kỹ năng sống trong các tiết sinh hoạt lớp, chào cờđầu tuần, hoạt động tập thể... với nhiều hình thức đa dạng như chuyên đề,thảo luận, trò chơi...- Tổ chức các chủ đề giáo dục kỹ năng sống riêng biệt cho từng khối, từng lớphoặc cả trường.- Tổ chức các tiết dạy ngoài không gian lớp học để học sinh trải nghiệm, tựtìm tòi, khám phá...- Kết hợp với các đoàn thể tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, thi đua giữacác cơ sơ về kỹ năng phòng tránh TNTT.SVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH11KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌCC. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luậnKĩ năng sống là một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu hiện củahành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theotiêu chuẩn mới về sự trưởng thành và phát triển nhân cách con người dưới tácđộng của môi trường sống và hoạt động giáo dụ. Đối với nhiều nước trên thếgiới, kĩ năng sống là mục tiêu, nội dung quan trọng của chương trình giáo dụctiểu học.Giáo dục kĩ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệthống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ quan trọng củamọi hoạt động nhà trường, trong đó hoạt động giáo dục NGLL chiếm vị tríquan trọng. Những kết quả được hình thành ở học sinh tiểu học thông quahoạt động giáo dục NGLL bao gồm nhiều nội dung phong phú, nhưng kếtđọng lại là ở KNS ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng có tác dụng làm nền tảngquan trọng để các em trưởng thành và gia nhập vào đời sống xã hội một cáchchắc chắn.Giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục NGLL là quá trình thiếtkế, vận hành đồng bộ các thành tố của hoạt động giáo dục theo quan điểm tíchhợp. Nguyên tắc được xác định là dựa trên ưu thế của nội dung và chươngtrình giáo dục phổ thông để giáo dục KNS cho học sinh lứa tuổi tiểu học,nhưng vẫn phải đảm bảo học vấn nền tảng cũng như giá trị được hình thànhSVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH12KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHOHỌC SINH TIỂU HỌCđối với nhân cách có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với điều kiện của từng cáthể.2. Kiến nghịHoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học chỉ có thể đem lại hiệuquả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội khi nộidung này được tuyên truyền rộng, đầu tư thích đáng cho hoạt động này để cáctrường có điều kiện tổ chức tốt hoạt động giáo dục NGLL góp phần nâng caochất lượng giáo dục.Các trường sư phạm có hình thức đào tạo giáo viên đáp ứng với yêucầu giáo dục KNS và tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học.Các địa phương nên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, khuôn viên, đầu tưxây dựng trường lớp để các trường có điều kiện tổ chức các hoạt động giáodục NGLL theo mục tiêu giáo dục và mục tiêu giáo dục KNSSVTH: Phạm Thị Thu Hiền- Lớp 14CTXH13

Video liên quan

Chủ Đề