Ví dụ về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

 Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.

Vi phạm nhiều lần phạt nhiều lần

Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“d] Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

[Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính cần biết để tránh]

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

thế nào là vi phạm hành chính nhiều lần

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm

Vi phạm hành chính nhiều lần – Phạt một lần

Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì hành vi vi phạm nhiều lần là tình tiết tăng nặng. Do quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính không thống nhất, Điều 3 thì quy định vi phạm nhiều lần xử phạt từng lần, nhưng Điều 10 lại quy định vi phạm nhiều lần là tình tiết tăng nặng, nên trong quá trình áp dụng người có thẩm quyền xử phạt từng lần đối với từng hành vi cũng đảm bảo theo Luật hoặc xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng để có lợi hơn cho cá nhân/tổ chức vi phạm.

[Tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử lý như thế nào?]

         Ví dụ: Tháng 1/2019, Nguyễn Văn A có hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng tại vị trí A chưa bị lập biên bản vi phạm hành chính, đến tháng 2/2019, Nguyễn Văn A tiếp tục xây dựng công trình  nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng tại vị trí B [gần vị trí A], đến tháng 3/2019, Nguyễn Văn A tiếp tục xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng tại vị trí C. Lúc này, người có thẩm quyền mới phát hiện hành vi xây dựng không phép của A và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với cả 3 lần xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng. Do thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là 2 năm nên còn thời hiệu xử phạt, 3 hành vi đều chưa bị lập biên bản và xử phạt hành chính nên thuộc trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần.

xử phạt xây dựng không phép

Trường hợp này nếu áp dụng điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính có thể xử phạt đối với cả 3 hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Mức phạt cho cả 3 lần vi phạm có thể lên tới 75 triệu đồng.

[Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất]

Tuy nhiên, nếu áp dụng theo khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính, chỉ xử phạt 1 lần với 1 hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng và áp dụng tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa mà Nguyễn Văn A phải chịu là 30.000.000đ.

Trangtinphapluat.com cho rằng trong trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần người có thẩm quyền xử phạt chỉ nên xử phạt 1 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng để tăng mức phạt đối với cá nhân/ tổ chức vi phạm là phù hợp hơn phạt từng hành vi và đảm bảo nguyên tắc có lợi hơn cho cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính.

Để đảm bảo pháp luật được áp dụng được thống nhất, cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu sửa đổi các quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3 [Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm] và Điểm b, Khoản 1, Điều 10 [Tình tiết tăng nặng: Vi phạm hành chính nhiều lần] Luật Xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Rubi

Vi phạm hành chính là một trong những vi phạm phổ biến và thường gặp trong nhiều lĩnh vực. Vậy vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thế nào?

Mục lục bài viết

  • * Khái niệm vi phạm hành chính là gì?
  • * Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
  • * Thời hạn lập biên bản xử phạt hành chính

* Khái niệm vi phạm hành chính là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính là gì? [Ản minh họa]

 

* Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

a] Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b] Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c] Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d] Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ] Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e] Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

* Thời hạn lập biên bản xử phạt hành chính

Căn cứ quy định Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:

- Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản [lập biên bản ngay khi phát hiện ra hành vi vi phạm], trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản;

- Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm;

- Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

Như vậy, không có quy định cụ thể về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính.
Trên đây là thông tin giải thích khái niệm vi phạm hành chính là gì và các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện nay.

Hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2020 và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đều có những điều khoản quy định các nguyên tắc này làm cơ sở cho việc quy định cụ thể các điều khoản của văn bản luật, đồng thời là những tư tưởng chỉ đạo cho việc tiến hành xử lý vi phạm pháp luật được nhanh chóng, kịp thời, công minh, kiên quyết và triệt để.

Kế thừa các quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính ở các pháp lệnh, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã phát triển và bổ sung thêm một số nguyên tắc được quy định ở Điều 3, thể hiện tư tưởng chỉ đạo là các hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời và được xử lý nghiêm minh, triệt để theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền do pháp luật quy định nhằm giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo xử lý đúng người vi phạm pháp luật, không xử lý oan người vô tội.

Có thể thấy rằng việc quy định các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong văn bản pháp luật xử lý vi phạm hành chính là rất cần thiết, đồng thời còn có ý nghĩa to lớn trong khoa học pháp lý cũng như trong đời sống xã hội. Nếu trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính không xác định và không quy định rõ các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì sẽ dẫn đến việc tùy tiện, không thống nhất trong việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính. Có thể cùng một loại hành vi vi phạm hành chính thì ở mỗi địa phương hoặc cơ quan, người có thẩm quyền sẽ xử lý khác nhau hoặc có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt người vi phạm, xử lý không kịp thời, không công minh, không khách quan, xử lý không đúng thẩm quyền, trình tự theo quy định của pháp luật,... Ngoài ra, việc quy định các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính còn thể hiện tính pháp chế, tính tuân thủ pháp luật, tính công khai, tính minh bạch của pháp luật, làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải quán triệt và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm hành chính; còn các cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm hành chính phải triệt để chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn chặn, hình thức xử lý, đồng thời có quyền giám sát, kiểm tra xem cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật không.

Có những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.

Mọi vi phạm phải được phát hiện và bị xử lý kịp thời. Đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Thực tiễn cho thấy, có việc bỏ sót vi phạm hành chính và có tranh chấp về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữa các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Xử lý vi phạm hành chính phải tuân theo đúng pháp luật: đúng thẩm quyền, hình thức, mức độ xử lý, thủ tục áp dụng. Mọi chủ thể thực hiện, tham gia quan hệ trong lĩnh vực này phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về xử lý hành chính.

  • Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc này thể hiện ở nội dung khi xử lý vi phạm hành chính phải xử lý đúng người, đúng tội, tính đến một cách toàn diện, đầy đủ mọi tình tiết có liên quan đến hành vi thể hiện mức độ và hình thức lỗi, hậu quả của hành vi, các yếu tố nhân thân, phải xem xét một cách khách quan, thực hiện mọi thủ tục cần thiết theo quy định.

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phản ứng mau lẹ với các vi phạm hành chính, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về thời hiệu xử phạt và thực hiện quyết định xử phạt, xử lý một cách khách quan với sự tính toán đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, các yếu tố nhân thân người vi phạm và các yếu tố khác. Trong xử lý vi phạm hành chính chỉ được chọn các chế tài, biện pháp xử lý đã được pháp luật quy định.

  • Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

  • Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định.

  • Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

  • Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...

Video liên quan

Chủ Đề