Mỡ gà có tốt không

Ngày nay, đa số các gia đình người Việt đều quan niệm ăn mỡ động vật không tốt và lãng phí chúng mà không sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng không nên bỏ ăn mỡ lợn.

Trào lưu sợ mỡ động vật

Chị Nguyễn Hoài Thương trú tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ chia sẻ đã 10 năm nay gia đình chị không dám ăn mỡ động vật. Thậm chí, thịt lợn hay thịt gà chị đều bỏ mỡ đi vì nghĩ rằng mỡ động vật không tốt cho sức khỏe.

Mỡ gà có tốt không

Gần đây, chị Thương cho bé đi khám dinh dưỡng, bác sĩ dinh dưỡng khuyên chị nên cho con ăn mỡ lợn để đa dạng thực phẩm, chị Thương vẫn kiên quyết nói không với mỡ lợn vì trong lòng vẫn còn e sợ.

Đặc biệt, mẹ chồng chị bảo “muốn đầu độc con cháu hay sao mà cho ăn mỡ”.

Trường hợp của gia đình chị Phí Thị Thủy trú tại Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội thì khác. Chị Thủy cho biết ngày trước chị cũng không ăn mỡ lợn. Tuy nhiên hai năm nay chị lại quay lại ăn mỡ lợn.

Chị Thủy cho biết nếu mỡ lợn mua được đảm bảo thì ăn vẫn tốt hơn ăn dầu và thực chất mỡ cũng ngon hơn dầu thực vật.

Hiện nay, mỡ động vật đang được loại ra khỏi tủ bếp của các gia đình. Tuy nhiên không phải ăn dầu thực vật là tốt cho sức khỏe.

PGS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách khoa chia sẻ mỡ động vật rất tốt đặc biệt là dành cho trẻ em.

Nếu người dân loại bỏ mỡ động vật ra khỏi thực đơn là điều rất đáng tiếc. Nếu chỉ trông chờ vào chất béo thực vật thì cơ thể không đủ chất.

Mặt khác, PGS Thịnh cho rằng vai trò của mỡ động vật rất quan trọng với cơ thể và chúng ta phải ăn nó ở từng thời điểm, từng món ăn.

Bình thường, trong mỡ động vật có chứa axit béo no đây là chất cần thiết cho cơ thể và chất béo no này không bị biến đổi chất ở nhiệt độ cao.

PGS Thịnh cho biết ở trẻ nhỏ, nam giới chưa đến tuổi mãn dục, nữ giới chưa đến tuổi mãn kinh thì dùng mỡ rất tốt cho cơ thể thay vì dùng dầu ăn như hiện nay. Đặc biệt với trẻ em dưới 6 tuổi nên duy trì tỷ lệ ít nhất 60% chất béo có nguồn gốc động vật.

Mặc dù mỡ động vật có nhiều cholesterol, nhưng với trẻ em chất này có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nhất là trong việc phát triển hệ thần kinh của trẻ.

Có tới trên 50% chất béo ở màng tế bào là axit béo no. Axít béo no mạch dài có tác dụng tăng cường hấp thụ canxi, axit béo no mạch ngắn có khả năng kháng lại vi khuẩn sinh sản.

Không ăn mỡ lợn có thể gây suy giảm sinh dục

Còn bác sĩ Hoàng Sầm - Viện trưởng viện Y học bản địa Việt Nam cho rằng thói quen ăn dầu thực vật bỏ mỡ lợn của người Việt Nam hết sức sai lầm.

Theo  bác sĩ Sầm hầu hết hooc môn trong cơ thể đều kiến trúc từ cholesterol. Đơn cử, thiếu cholesterol thì không còn nguyên liệu sản xuất Androgen là nội tiết tố nam, không androgen lấy gì tạo estrogen là nội tiết tố nữ.

Bác sĩ Sầm cho biết  hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định rằng: trong mỡ động vật có nhiều chất Cholesterol cần thiết cho cấu trúc của tế bào, tạo nội tiết tố, đặc biệt là tế bào thần kinh, mà trong dầu thực vật không có hoặc nếu có thì cũng rất ít.

Hơn nữa, các axít béo no trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng tai bệnh tai biến mạch máu não (xuất huyết não…) và các bệnh tim mạch.

Theo Tổ chức y tế thế giới bệnh tim mạch, ung thư và tai biến mạch máu não là ba nhóm bệnh đứng hàng đầu gây tử vong cho con người.

Nếu chỉ dùng dầu thực vật mà không sử dụng mỡ động vật thì các tác dụng tốt này của mỡ đối với cơ thể chúng ta sẽ bị suy giảm, nên sẽ có hại cho sức khoẻ.

Người cao tuổi, người có rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch thì phải kiêng ăn mỡ để giúp cơ thể giảm các axit béo no (làm tăng cholesterol). Còn những người bình thường hoàn toàn có thể sử dụng mỡ.

Thịt gà nằm trong nhóm thịt trắng, cung cấp nhiều protein, là nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não con người.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tùy vào bộ phận của gà mà đem đến các giá trị dinh dưỡng khác nhau về protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Đơn cử như ức gà là nơi cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất, trong khi đó đùi, cổ, cánh, nội tạng gà lại chứa nhiều cholesterol xấu, không tốt cho một số nhóm người.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện khoa học công nghệ và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã chỉ ra một số bộ phận chứa thành phần không tốt cho sức khỏe.

Nội tạng gà

Nội tạng gà nhiều dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán... Đơn cử như gan gà, mặc dù chúng là bộ phần có nhiều dinh dưỡng, song gan gà lại là là nơi chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. 

Phao câu gà

Đây là phần sau cùng của thân gà, tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật. PGS Thịnh cho rằng phao câu ăn mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận tập trung tuyến dịch bạch huyết, chứa rất nhiều vi khuẩn.

Mỡ gà có tốt không

Phao câu là bộ phận chứa nhiều mỡ và vi khuẩn. Ảnh: Hạ Quyên

"Bên cạnh đó, nhiều người quan niệm bội phận này còn có tác dụng đẹp tóc. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng”, ông Thịnh khẳng định.

Da dưới cổ gà

Tương tự như phao câu, phần dưới da cổ cũng chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết và cholesterol xấu sẽ gây hại cho cơ thể, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều.

Cánh gà

Ăn cánh gà thực chất là thưởng thức chất béo của da. Do đó, chúng ta cần hạn chế khi thưởng thức bộ phận này.

Ngoài ra, một số loại gà nuôi công nghiệp, phần cánh gà là vị trí người nuôi thường chọn để tiêm vaccine hay thuốc phòng các loại bệnh gia cầm, nên rất có thể tồn dư thuốc trong thịt.

Ai không nên ăn các bộ phận này?

Theo PGS Thịnh, những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì, cần cân nhắc không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng, cánh gà...

Song ông cũng nhấn mạnh, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta loại bỏ hoàn toàn các bộ phận này khi ăn gà, bởi chúng chỉ gây hại khi ăn thường xuyên, liên tục trong nhiều ngày.

"Thực tế, không phải ngày nào chúng ta cũng ăn thịt gà nên nguy cơ gây hại của chúng không đáng kể. Ngoài ra khi ăn thịt gà, chúng ta nên tăng cường lượng chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol"-PGS Thịnh cho biết.

Mỡ gà làm món gì ngon?

Mẹ hay lấy mỡ gà nấu cháo, xào rau, chiên cơm, đúc bánh xèo cho em ăn, thơm ngon và bổ lắm các mẹ à.

Mỡ gà bao nhiêu calo?

Mỡ gà rất giàu năng lượng, cụ thể 100g mỡ gà chứa đến 900 calo. Chả mỡ bao nhiêu calo?

Ăn da gà có bị gì không?

Nhưng trên thực tế, calo trong da gà và thịt gà không có khác biệt quá lớn. Calo trong da gà sẽ nhiều hơn một chút. Tuy vậy, da gà có thể gây hại cho sức khỏe con người bởi hàm lượng chất béo bão hòa. Những người bị cao huyết áp nên hạn chế ăn phần da của gia súc, gia cầm.

Mỡ lợn có tác dụng gì?

Mỡ heo chứa nhiều vitamin A, B và D. Đây là những loại vitamin và khoáng chất rất tốt đối với sức khỏe của con người. Vitamin A giúp phòng ngừa các bệnh về mắt, còn vitamin D giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể.