Mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.

Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai [Hà Nội], không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinhtrong điều trị nhiều nhất.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau:

Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi [người ta thường gọi củ nghệ cái], đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Quất xanh

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hạt quả quất xanh

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.

Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối [mua ở quầy thuốc Đông y]. Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1- 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ [lưu ý là đu đủ chín cây], cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Trà cam thảo

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15-16 lá húng chanh và từ 4- 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

+ Trẻ bị ho khan

+ Trẻ bị ho có đờm

+ Trẻ bị ho sù sụ

+ Tiếng ho của trẻ khò khè

2. Cách chữa ho cho trẻ

Chữa ho cho trẻ bằng quả quất:

Quất có chứa nhiều chất pectin, tinh dầu, đường và các vitamin. Có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống. Hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho…

Chữa ho cho trẻ bằng Lá hẹ:

Hẹ là một vị thuốc đươc lưu truyền lâu đời trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối. Dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh. Đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

Chữa ho cho trẻ bằng rau diếp cá:

Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần. Uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.

Chữa ho cho trẻ bằng lá húng chanh:

Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron. Có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé. Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi. Để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần. Hoặc các mẹ có thể rửa sạch lá húng chanh và quất xanh. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ. Hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Chữa ho cho trẻ bằng hạt chanh:

Dùng hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, rồi đem hấp cách thủy [hoặc hấp trong nồi cơm vừa cạn nước]. Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được. Dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1-2 thìa cafe/ lần, ngày uống 4-6 lần, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm.

Chữa ho cho trẻ bằng củ cải:

1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.

3. Những sai lầm khi trị ho cho trẻ sơ sinh

Vội vàng dùng thuốc kháng sinh

  • Nhiều cha mẹ khi thấy con ho là cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn.
  • Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn rất sớm. Đặc biệt là ở đường ruột, dường như có ích cho sự trưởng thành và hệ miễn dịch cân bằng ở trẻ. Vì thế, khi cho trẻ sử dụng kháng sinh đặc biệt là các kháng sinh phổ rộng. Có thể làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong ruột. Do đó làm mất cân bằng hệ miễn dịch và khiến cơ thể đáp ứng yếu với tác nhân dị ứng.

Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho

  • Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì thế thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với những trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp, trẻ quá nhỏ [không có phản xạ ho, khạc như người lớn nên dễ bị viêm tắc đờm, dẫn đến xẹp phổi]. Không tự ý mua bất kỳ loại thuốc ho nào mà cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.

Bài viết liên quan:

Đờm là những chất nhầy có nhiệm vụ ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của bé. Khi việc sản sinh những chất nhầy này mất cân bằng, chất nhầy bị ứ đọng ở mũi, họng và được gọi là đờm. Do đó, 80% trường hợp trẻ từ 1 – 2 tháng bị đờm chưa chắc là do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Chính vì vậy, để điều trị đờm bố mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Hút mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Việc hút mũi là một trong những cách trị đờm hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Khi hút mũi, bạn phải nâng đầu bé cao lên một chút để tránh bị sặc, cho dung dịch nước muối sinh lý vào trước, sau đó sử dụng máy hút mũi để loại bỏ toàn bộ dịch nhầy.  Khi chọn máy hút mũi, nên chọn những loại có đầu silicon mềm, an toàn cho trẻ sơ sinh. Mỗi ngày nên thực hiện từ 2 – 3 lần.

Nâng cao độ ẩm trong phòng

Độ ẩm của môi trường xung quanh là yếu tố quyết định độ đặc lỏng của đờm. Nếu giữ được độ ẩm cao, dịch sẽ loãng giúp dễ vệ sinh và bé dễ thở hơn. Để tạo độ ẩm, bố mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một nồi nước sôi vào phòng tắm khi tắm cho bé. Nên lưu ý, không đóng cửa phòng kín vì sẽ làm bé thiếu oxy.

Sử dụng tinh dầu thơm

Tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu tràm trà có công dụng trị đờm rất tốt vì tinh dầu tràm trà có khả năng làm tan đờm và diệt khuẩn khi đi vào đường hô hấp. Về cách sử dụng tinh dầu, bạn có thể cho một vài giọt vào máy xông tinh dầu, nhỏ tinh dầu vào nước hoặc nhỏ lên khăn xô của bé. Lưu ý không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với bé, nhất là tinh dầu cô đặc.

Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh 

Đờm là một tình trạng khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng đờm vướng trong mũi, cổ họng khiến trẻ khò khè khó thở, ngủ không ngon, gây ra quấy khóc khó chịu nhất là về đêm. Do đó, việc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh là vấn đề ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm.

Ngoài những cách hút mũi, nâng cao độ ẩm, sử dụng tinh dầu thơm đã viết ở trên, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giúp bé tiêu đờm.

Tiêu đờm bằng cây hẹ

Hẹ là loại cây trị sổ mũi, đau họng, long đờm hữu hiệu hơn cả dùng thuốc. Trong Đông y, hẹ có thể được chế biến theo rất nhiều cách để làm ra thuốc trị đờm cho bé.

  • Hẹ chưng đường phèn: Chuẩn bị khoảng 5 đến 7 lá hẹ, rửa sạch, cuộn vào một bát sứ cùng vài viên đường phèn rồi hấp cách thủy. Cho bé uống nước hẹ chưng từ 3 – 5 lần, mỗi lần một muỗng nhỏ, khoảng 5ml.
  • Hẹ, hạt chanh, hoa đu đủ: Chọn một vài lá hẹ, 1 ít hạt chanh, hoa đu đủ rửa sạch giã nát. Trộn hỗn hợp chung với đường phèn và hấp cách thủy khoảng 30 phút. Đây là bài thuốc long đờm nổi tiếng, rất an toàn cho trẻ sơ sinh.

Cho bé bú nhiều hơn bình thường

Khi bé bị đờm, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn và chia thành nhiều cữ trong ngày. Sữa mẹ có chất kháng khuẩn và giúp làm tan dịch nhầy. Bú sữa khiến bé nuốt nhiều, giúp long đờm và bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

Nâng cao gối khi ngủ

Hãy lót thêm một lớp đệm mỏng dưới gối để bé dễ thở và ngủ ngon. Việc nâng cao gối khi ngủ sẽ giúp đờm không bị trào ngược, khiến bé khó chịu thậm chí là sặc trong khi đang nằm.

Trẻ dưới tháng tuổi bị đờm trở nên nguy hiểm hơn nếu kèm theo những cơn ho dai dẳng, do đó bố mẹ cần trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhanh chóng loại bỏ đờm cho bé, làm bé dễ chịu hơn.

Trị đờm cho bé dưới 1 tuổi

Ngoài những cách trị đờm trên, nếu bé có thêm tình trạng ho có đờm, bố mẹ có thể cho bé uống một số bài thuốc dân gian sau thay vì dùng thuốc.

Tắc chưng đường phèn

Đây được coi là bài thuốc lâu đời và phổ biến nhất để trị ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi. Về cách chế biến, bạn chuẩn bị 2 – 3 trái tắc xanh, bỏ hạt, chưng cách thủy cùng đường phèn trong 20 phút rồi lấy ra cho bé uống. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ.

Chanh đào

Sử dụng chanh đào là một cách trị ho long đờm mới được sử dụng rộng rãi gần đây. Các cách chế biến chanh đào rất đa dạng: chanh đào chưng đường phèn, chanh đào ngâm muối, chanh đào ngâm mật ong, … Về cách sử dụng chanh đào, bố mẹ cho bé uống 2 -3 lần, mỗi lần 5 ml.

Dùng củ nén

Củ nén hay còn gọi là hành tăm, đây là một loại thực vật cùng họ với củ hành. Theo các nghiên cứu, củ nén có khả năng sát khuẩn, có công dụng như một liều thuốc kháng sinh tự nhiên, có thể dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, cảm cúm, ho có đờm, đầy bụng … hiệu quả. Về cách sử dụng: chọn khoảng 10 củ nén, rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm một ít đường phèn, hấp cách thủy, lấy phần nước cô đặc và cho trẻ uống.

Video liên quan

Chủ Đề