Mẹo chữa bệnh viêm họng

Viêm họng cấp là bệnh phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải thậm chí có người bệnh đã trở thành mạn tính, khó chữa. Bệnh viêm họng thường không nguy hiểm, nhưng dai dẳng, gây phiền toái, khó chịu cho người bệnh trong giao tiếp cũng như sinh hoạt.

Bệnh viêm họng là tình trạng bị viêm ở cổ họng và hầu do vi khuẩn hoặc do virus gây nên, khiến cổ họng đau rát, khó chịu. Viêm họng cấp có thời gian bộc phát nhanh trong một khoảng thời gian ngắn trong năm, thường xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển mùa khi thời tiết thay đổi thất thường.

Viêm họng cấp thể hiện dưới 3 dạng: Viêm họng đỏ, viêm họng có giả mạc và viêm họng loét.

Viêm họng đỏ là hiện tượng sung huyết toàn bộ niêm mạc họng, có mủ và bựa trắng do virut gây nên, thường là biểu hiện sớm của các bệnh do virus lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp. Bệnh hay gặp và thường sau đợt cảm cúm với biểu hiện nhưu sốt, nuốt đau, hạch cổ sưng.

Viêm họng cấp khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu

Viêm họng có giả mạc bao gồm viêm họng bạch hầu, viêm họng Vincent, viêm hong trong bệnh bạch cầu cấp, viêm họng do bạch cầu đơn nhân, viêm họng trong SIDA.

Những loại viêm họng giả mạc đặc trưng là có giả mạc ở họng. Bệnh nhân đau họng dữ dội, sưng hạch và sốt.

  • Viêm họng bạch hầu: giả mạc trắng, xám tro, dính, đặc biệt thường lan ra vùng trụ amidan, lên màn hầu và xuống thanh quản.
  • Viêm họng Vincent: giả mạc trắng xám, dính, có loét hoại tử, đặc biệt giả mạc thường khu trú ở một bên amiđan khẩu cái.
  • Viêm họng trong bệnh bạch cầu đa sinh cấp: giả mạc kèm loét và có khuynh hướng xuất huyết.
  • Viêm họng trong bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: loét hoại tử, có mủ, hôi và có khuynh hướng xuất huyết.
  • Viêm họng do SIDA: Đặc điểm là nhiễm trùng cấp kéo dài trên 8 tuần, giả mạc trắng nhạt chỉ ở amiđan khẩu cái, thành sau họng viêm nhẹ. 

Đây là hiện tượng viêm họng kèm theo sự mất chất ở niêm mạc họng.

Các thể viêm loét thượng bì:

  • Viêm họng do Herpes: nổi những nốt như sởi rồi thành bóng nước, vỡ ra tạo loét. Loét đáy vàng hoặc trắng ngà và có viền đỏ xung quanh.\Viêm họng do Aphte: bóng nước đơn độc.
  • Viêm họng Zona: đặc biệt các bóng nước nằm ở một bên vùng phân phối thần kinh hàm trên, màn hầu và các trụ amiđan. 
  • Pemphigus: những bong bóng chứa thanh dịch hay có máu.

Viêm họng loét hoại tử:

  • Viêm họng cấp thể Moure: loét hoại tử cực trên amiđan, bệnh khoảng 10 ngày rồi tự lành.
  • Viêm họng hoại thư thứ phát: thường trên cơ địa tiểu đường, sức đề kháng kém.
  • Bệnh Schultze: Đặc biệt hội chứng nhiễm trùng trầm trọng, loét họng và amiđan hoại thư, có mùi hôi. Luôn luôn có hạch sưng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Việc dùng thuộc điều trị cần tuân theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện mua và dùng thuốc theo ý của bạn thân, làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí là dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên trong thời gian bị bệnh, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng bệnh bằng cách sử dụng những thực phẩm có lợi cho bệnh và tránh những yếu tố làm bệnh trở nên nặng hơn.

Những điều nên làm:

+ Nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ, ngực và gan bàn chân

+ Uống nhiều nước và ăn đồ ăn mềm hoặc ở dạng lỏng vì chúng có tác dụng làm giảm kích thích niêm mạc, giúp giảm ho và đau họng.

+ Sử dụng nhiều mật ong và gừng. Mật ong và gừng cũng đều rất tốt cho bệnh nhân bị viêm họng nên bạn nên ăn đồ ăn, thức uống có chứa gừng và uống mật ong nhiều hơn trong thời gian bị bệnh.

+Tắm nước ấm trong phòng kín và tắm xong phải lau người thật khô trước khi mặc quần áo.

Khi bị viêm họng cấp bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng

Những điều cần tránh khi bị viêm họng cấp:

Trong thời gian bị viêm họng, nếu bạn không kiêng khem, chăm sóc sức khỏe hợp lý thì bệnh rất dễ nặng hơn và khó điều trị. Những điều bạn nên tránh trong thời gian bị viêm họng như:

  • Ăn đồ ăn cứng, giòn: như bánh quy, ngũ cốc khô, các loại hạt.
  • Ăn đồ ăn có nhiều gia vị như các món chiên, xào vì những thực phẩm này có thể gây kích ứng cổ họng, làm bệnh viêm họng trở nên nặng hơn.
  • Ăn những loại trái cây có hàm lượng axit cao như: cam, bưởi, chanh.
  • Thực phẩm có thể gây dị ứng cổ họng như: lạc [đậu phộng], đồ ăn cay, hoặc thức ăn quá nóng.
  • Rượu và cafein. Cả 2 chất này bạn cũng nên tránh vì chúng đều gây kích ứng khiến cổ họng đau hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào khu vưc họng và hầu.

Có một số cách chữa viêm họng theo dân gian rất hiệu quả như sau:

Khi bị viêm họng bạn nên súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng

–  Uống trà và mật ong: Hòa một thìa mật ong trong một chén trà và thêm nửa quả chanh. Dung dịch này sẽ làm bạn nhanh chóng hết đau rát ở cổ họng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái.

–  Vỏ xoài và nước lọc: lấy 125ml nước đun sôi để nguội pha với 10ml nước của vỏ quả xoài và dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng rất tốt cho bệnh viêm họng của bạn đấy.

–  Súc miệng bằng nước muối. Đây là cách đơn giản mà lại hiệu quả cho tất cả bệnh nhân bị viêm họng. Đều đều súc miệng bằng nước muối bạn sẽ thấy bệnh nhanh chóng khuyên giảm và đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

Nếu bạn thấy dùng các cách trên mà vẫn không thấy đỡ hoặc bệnh tình có xu hướng nặng hơn thì bạn cần nhanh chóng đến phòng khám và bệnh viện để khám và điều trị.

Khoa Tai- Mũi- Họng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được biết đến với những trang thiết bị hiện đại và dịch vụ khám, phẫu thuật chất lượng cao cùng với các y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, luôn sẵn sàng phục vụ và tư vấn cho bệnh nhân. Sự thoải mái, nhanh chóng và hiệu quả mà đội ngũ Hồng Ngọc sẽ mang lại cho khách hàng hy vọng sẽ làm cho bạn cảm thấy thật sự hài lòng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Viêm họng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến với triệu chứng đặc trưng là tình trạng đau, rát, khô, ngứa cổ họng gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống. Hầu hết bệnh viêm họng không nguy hiểm, triệu chứng sẽ cải thiện sau 3 - 7 ngày nếu chăm sóc và điều trị tốt. Khi triệu chứng bệnh nhẹ, cách chữa viêm họng không dùng thuốc được ưu tiên lựa chọn, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu để áp dụng.

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm họng

Viêm họng là tình trạng sưng, đau, ngứa rát niêm mạc họng gây nhiều triệu chứng khó chịu song thường không kéo dài. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm họng là cần thiết để mỗi chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách hạn chế các yếu tố gây bệnh.

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm họng

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây viêm họng.

1.1. Do vi khuẩn, virus

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng, sau đó là vi khuẩn. Virus cảm cúm, cảm lạnh, sởi,… dễ lây lan qua dịch tiết hô hấp của người bệnh khiến dịch bùng phát diện rộng. Vi khuẩn gây viêm họng thường kém lây lan hơn song triệu chứng bệnh nặng hơn, có thể để lại biến chứng nặng cho sức khỏe.

1.2. Do thời tiết, yếu tố ngoại cảnh tác động

Các nguyên nhân này thường là nguyên nhân thúc đẩy gây viêm họng và các bệnh viêm đường hô hấp khác, cụ thể:

Dị ứng

Các chất dễ gây dị ứng như nấm, bụi, phấn hoa, gia vị,… sẽ gây kích ứng cho người có cơ địa nhạy cảm và dẫn đến đau viêm họng.

Không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng

Không khí

Điều kiện không khí khô, nóng, ẩm là nguyên nhân khiến cổ họng của bạn dễ bị tổn thương dẫn đến ngứa, đau rát khó chịu. Đặc biệt vào buổi sáng khi vừa thức dậy, cổ họng của bạn thường bị khô và kích thích hơn dẫn đến viêm đau họng.

Chất kích thích

Những người sống và tiếp xúc thường xuyên với điều kiện không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất hoặc khói thuốc lá dễ bị viêm họng hơn. Ngoài ra, thức ăn cay, rượu bia cũng là những chất không tốt cho cổ họng của bạn.

1.3. Biến chứng bệnh lý khác

Đôi khi viêm họng là biến chứng do các bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác gây nên như:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh đặc trưng bởi tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản làm tổn thương niêm mạc họng gây đau và viêm nhiễm. Những người mắc bệnh này sẽ thường xuyên bị viêm họng, khó điều trị dứt điểm nếu chứng trào ngược dạ dày thực quản không được loại bỏ hoàn toàn.

Nhiễm HIV

Ở người nhiễm HIV, hệ miễn dịch suy giảm nên dễ mắc viêm họng cũng như các bệnh lý viêm đường hô hấp khác. Đặc biệt cẩn thận bởi viêm họng ở các đối tượng này dễ diễn biến nặng gây nguy hiểm hơn so với người bình thường.

Cẩn thận viêm họng kéo dài, hay tái phát do khối u cổ họng

Khối u ở họng

Sự xuất hiện của các khối u bất thường ở cổ họng, thanh quản, lưỡi,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác như: thở dốc, khó nuốt, khàn giọng, nổi u cục ở cổ, xuất hiện máu trong nước bọt,…

2. Cách hỗ trợ chữa viêm họng không dùng thuốc tại nhà

Khi bị viêm họng và các triệu chứng bệnh còn nhẹ, người bệnh luôn ưu tiên tìm đến các biện pháp chữa trị tại nhà, không dùng thuốc và an toàn với sức khỏe. Dưới đây là các biện pháp chữa viêm họng không dùng thuốc hiệu quả từ các dược liệu tự nhiên dễ kiếm xung quanh chúng ta.

2.1. Nước muối ấm

Súc miệng và cổ họng với nước muối ấm là cách làm sạch cổ họng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Triệu chứng đau rát họng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Khi bị viêm họng, bạn nên súc miệng và họng với nước muối ấm từ 3 - 5 lần/ngày.

2.2. Uống trà mật ong

Mật ong là thảo dược quý có tác dụng rất tốt trong làm dịu, giảm viêm nên được sử dụng trong điều trị viêm họng. Bạn nên dùng mật ong pha nước ấm hoặc pha trà với nước cốt chanh để làm dịu cảm giác đau rất cổ họng. Cách điều trị này rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đã được nhiều người ở nhiều thế hệ áp dụng.

Dùng trà mật ong để giảm viêm họng hiệu quả

2.3. Uống nước gừng

Nước gừng ấm thường được sử dụng để làm ấm cơ thể, trong chữa viêm họng và cảm lạnh, hãy pha chế cho mình 1 ly nước gừng ấm để giảm triệu chứng khó chịu. Pha chế bằng cách dùng 1 thìa nước gừng trộn với 1 thìa mật ong, pha vào cốc nước ấm hoặc uống với cốc sữa nóng.

2.4. Tắm nước nóng

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm họng có suy nghĩ không nên tắm hay tiếp xúc với nước. Thực tế khi bị viêm họng, tắm với nước nóng có tác dụng điều trị rất tốt, hơi ẩm trong nước tắm có tác dụng làm dịu cổ họng, giúp giải cảm hiệu quả.

Bạn có thể hít hơi ẩm từ chậu nước nóng giống như xông hơi để đạt hiệu quả làm dịu viêm họng hiệu quả thay vì tắm trực tiếp.

2.5. Uống đồ uống ấm nóng

Cảm giác đau rát cổ họng sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng đồ uống hoặc thức ăn lạnh. Lúc này, bạn cần uống những thức uống ấm, nóng như trà, nước gừng, nước chanh ấm,…

2.6. Dùng nghệ chữa ho

Nghệ cũng là loại thảo dược tự nhiên được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian, bạn có thể sử dụng bột nghệ pha với nước nóng và muối để uống hàng ngày. Nên duy trì uống liên tục 3 ngày để

3. Khi nào viêm họng cần điều trị và gặp bác sĩ?

Viêm họng là bệnh lý phổ biến và thường không nguy hiểm với sức khỏe, tuy nhiên vẫn có trường hợp triệu chứng bệnh nặng và kéo dài. Khi có dấu hiệu bệnh nặng, không kiểm soát được thì cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị, tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.

Nếu đau họng kéo dài người bệnh nên đi khám

  • Đau họng kéo dài khiến bạn không thể ăn uống, khó thở.

  • Nước bọt hoặc đờm có máu.

  • Đau họng và khàn tiếng trong nhiều ngày không thể nói hoặc khó nói.

  • Sốt cao trên 39 độ C.

Những cách chữa viêm họng không dùng thuốc trên MEDLATEC chia sẻ nên áp dụng sớm ngay khi những triệu chứng ban đầu của bệnh xuất hiện. Tuy nhiên nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy sớm đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề