Cách tạo bồ đề thi ngẫn nhiên

SHub Classroom là một trong những ứng dụng hỗ trợ học sinh học trực tuyến được nhiều thầy cô và học sinh sử dụng hiện nay. Tại không chỉ giúp cho giáo viên giảng dạy và học sinh học tập trực tuyến, thì trong ứng dụng này các thầy cô có thể giao bài tập trực tiếp trong lớp học và các bạn học sinh sẽ làm ngay trên SHub Classroom.

Điều này, sẽ giúp cho thầy cô, học sinh dễ dàng trau dồi và ôn tập lại kiến thức ngay trên ứng dụng này. Nếu như các thầy cô vẫn chưa biết làm sao để giao bài tập trên ứng dụng học trực tuyến này, thì hôm này THPT Sóc Trăng sẽ giới thiệu bài viết hướng dẫn tạo bài tập, đề thi trên SHub Classroom, mời các bạn cùng theo dõi.

Truy cập vào SHub Classroom

Bạn đang xem: Hướng dẫn tạo bài tập, đề thi trên SHub Classroom

Video hướng dẫn tạo bài tập, đề thi trên SHub Classroom

Bước 1: Đầu tiên, chúng ta sẽ truy cập vào trang web của SHub Classroom, sau đó đăng nhập tài khoản của giáo viên.

Bước 2: Mở lớp học trực tuyến mà chúng ta phải giao bài tập, rồi nhấn vào mục Bài tập ở phía bên trái màn hình.

Bước 3: Tiếp theo, click chuột vào nút Tạo bài tập.

Bước 4: Chọn hình thức đưa bài tập lên lớp học, sẽ có 3 cách tải bài kiểm tra lên lớp học: Tải file Word lên, Chọn từ kho học liệu, Tải file trên máy tính.

Bước 5: Chọn file bài tập trên máy, rồi ấn vào nút Open.

Bước 6: Khi đã tải file bài tập lên, lúc này các thầy cô sẽ thiết lập những thông tin về bài tập như:

  • Tên bài tập.
  • Thời gian làm bài.
  • Ngày [giờ] bắt đầu
  • Ngày [giờ] kết thúc
  • Cho phép học sinh: Chỉ xem điểm, Xem bài làm đúng, sai, Xem bài làm và đáp án, file lời giải.
  • Lời giải: Tại đây, chúng ta sẽ tả tệp đáp án của bài tập lên.
  • Loại bài tập: Trắc nghiệm hoặc Tự luận.
  • Số câu trong bài tập.

Bước 7: Sau khi đã điền hết thông tin ở phía trên, hãy click chuột vào nút Hoàn tất.

Bước 8: Chọn kiểu kỳ thi mà bạn muốn tạo cho bài tập, rồi nhấn vào nút Hoàn tất.

Bước 9: Cuối cùng, bài tập sẽ được hiển thị trong mục Danh sách bài tập của SHub Classroom. Lúc này, học sinh của lớp học có thể truy cập vào đây để làm bài kiểm tra.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên

Tổng hợp 8 bộ đề từ 200 câu hỏi sát hạch [8 x 25 = 200 câu]. Thời gian làm bài 19 phút, kết quả đạt khi trả lời đúng 21 câu trở lên và không có câu điểm liệt sai. Phương án trả lời là chọn một đáp án đúng nhất.

Địa chỉ đăng học lái xe B2: 525C [525/18] Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TPHCM.

@Bản Quyền: Công Cụ Phần Mềm Bộ Đề Thi Thử Bằng Lái Xe Trực Tuyến - Được Phát Triển Bởi Thầy Trường - 0932 69 69 11

//hoclaixemoto.com

Công cụ trên khaosat.me hỗ trợ cho giáo viên tạo các bài kiểm tra trắc nghiệm online một cách dễ dàng và tiện lợi để cho học sinh ôn tập, củng cố thêm kiến thức ở lớp. Sau khi thiết kế xong thầy cô chia sẻ link dẫn để học sinh vào làm bài online.

Dưới đây là bài kiểm tra online về kiến thức trên nền tảng khaosat.me dưới dạng câu hỏi tính điểm:

1. Đăng ký tài khoản Khaosat.me

Đầu tiên, để trải nghiệm Khaosat.me bạn cần tạo cho mình một tài khoản. Bạn vào trang Khaosat.me, nhấn vào nút đăng ký ở góc phải màng hình, sau đó điền đầy đủ thông tin. Sau khi hoàn tất, vậy là bạn đã sở hữu một tài khoản và có thể tha hồ trải nghiệm các tính năng thú vị của Khaosat.me rồi!

2. Tùy chỉnh hình nền, giao diện cho bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến

Tiếp theo, nhấp chọn TẠO KHẢO SÁT rồi đặt tiêu đề cho bài kiểm tra trực tuyến.

Lưu ý: Nếu có dặn dò hay nhắc nhở thì thầy cô hãy thêm mô tả để học viên làm đúng theo yêu cầu.

Tại Trang bắt đầu thầy cô có thể Tùy chỉnh hình nềnMàu sắc nút bấm sao cho phù hợp với nội dung bảng hỏi cũng như là giúp cho bảng hỏi sinh động và bắt mắt hơn.

Để chỉnh hình nền thầy cô chọn Click để đổi hình, tại đây nhập đường dẫn hình ảnh hoặc nhấn vào Tải ảnh mới để tải ảnh có sẵn và tùy chỉnh màu chữ cũng như độ sáng hình nền sao cho phù hợp với tính chất của bài kiểm tra.

Lưu ý: Hình ảnh nên có kích thước 1024 × 592 và dung lượng ~200KB để trang tải nhanh hơn giúp người tham gia bài trắc nghiệm không phải đợi lâu. Thường thì mình sử dụng //resizeimage.net/ hoặc //compressjpeg.com để nén hình. Thầy cô chỉ việc tải [upload] tấm ảnh lên 1 trong 2 website trên, nó sẽ tự động nén ảnh và chỉ việc tải ảnh về lại máy.

3. Tạo bảng câu hỏi cho bài kiểm tra trắc nghiệm online

Đối với câu hỏi tính điểm thì khaosat.me áp dụng cho 4 loại câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm [Multiple Choice], câu hỏi trắc nghiệm hình ảnh [Picture Choice], câu hỏi dạng văn bản [Form] và câu hỏi xếp hạng [Ranking].

Đầu tiên là câu hỏi tính điểm dạng Multiple Choice, thầy cô có thể áp dụng dạng trắc nghiệm này khi muốn học viên chọn một đáp án đúng trong nhiều đáp án.

Tiếp đến là câu hỏi tính điểm dạng Picture Choice, dạng câu hỏi này tương tự như Multiple Choice nhưng đáp án là dạng hình ảnh, rất phù hợp cho các bài trắc nghiệm toán hình học, biểu đồ, …

Thứ 3 là câu hỏi tính điểm dạng Form, dạng câu hỏi này thường áp dụng cho các trường hợp như điền vào chỗ trống, …

Cuối cùng là câu hỏi tính điểm dạng Ranking, đây là câu hỏi xếp hạng thứ bậc hay thứ tự ưu tiên lựa chọn.

Đối với bài kiểm tra online cho học viên thì thầy cô nên thiết lập các tính năng như:

  • BẮT BUỘC TRẢ LỜI để đảm bào học viên không bỏ sót câu hỏi nào.
  • XÁO VỊ TRÍ CÂU TRẢ LỜI, KHÔNG CHO QUAY LẠI CÂU TRƯỚC nhằm tạo tính trung thực cho bài làm, tránh copy bài nhau.
  • GIỚI HẠN THỜI GIAN nhằm mục đích cố định thời gian làm bài cho mỗi câu hỏi.
  • CHỌN NHIỀU CÂU TRẢ LỜI được dùng khi trong câu trả lời được phép chọn được nhiều đáp án.

Lưu ý: đối với một số câu hỏi có đáp án như: Các câu trên đều đúng, Tất cả đều sai hay Cả A,B,C… thì thầy cô không nên chọn XÁO VỊ TRÍ CÂU TRẢ LỜI bởi vì như vậy sẽ làm cho các đáp án này bị xáo trộn mất đi tính logic.

Khi thầy cô bật tính năng GIỚI HẠN THỜI GIAN khi làm bài thì nó sẽ hiển thị như hình bên dưới. Khi hết thời gian, hệ thống sẽ tự động nhảy qua câu tiếp theo và người tham gia trắc nghiệm sẽ không thể quay lại câu này được nữa.

4. Tạo ngân hàng đề thi bằng tính năng Radom

Ngoài ra, nếu thầy cô có nhiều câu hỏi và muốn lựa chọn ngẫu nhiên vài câu để tạo thành nhiều bộ đề kiểm tra trắc nghiệm cho học viên thì thầy cô có thể tạo ngân hàng câu hỏi sau đó chọn ngẫu nhiên các câu hỏi để tạo thành một đề. Việc tạo ngân hàng câu hỏi sẽ giúp thầy cô tiết kiệm được thời gian và công sức khi không cần phải tạo mỗi đề kiểm tra là mỗi bảng câu hỏi khác nhau nữa.

Để tạo một ngân hàng câu hỏi, bước đầu tiên thầy cô nhập tất cả các câu hỏi lên hệ thống Khaosat.me, tiếp đến tại Trang kết thúc thầy cô bật tính năng Radom câu hỏi lên.

Sau đó, thầy cô tạo nhóm và bắt đầu thiết lập nhóm câu hỏi cần random bằng cách chỉ định câu hỏi bắt đầu trong nhóm, câu hỏi kết thúc trong nhóm và số lượng câu Random. Thầy cô có thể tạo nhiều nhóm khác nhau để phân cấp học sinh. Ví dụ như nhóm 1 là những câu hỏi cơ bản, nhóm 2 là những câu hỏi nâng cao.

Thầy cô có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách tạo ngân hàng câu hỏi tại đây.

5. Bật chế độ tính điểm để xếp loại học viên sau khi kết thúc bài kiểm tra trắc nghiệm

Đây là tính năng vô cùng tiện lợi giúp cho thầy cô tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải bỏ công sức ra ngồi chấm bài. Sau khi tạo xong bảng hỏi, thầy cô chuyển sang Trang kết thúc click chọn QUIZ-TÍNH ĐIỂM CÂU TRẢ LỜI, lúc này trang Tính điểm xuất hiện thầy cô hãy nhấp vào dấu + để tạo bộ kết quả cho bài kiểm tra.

Vậy thì bộ kết quả là gì? Bộ kết quả đóng vai trò như một cột điểm sau khi đáp viên hoàn thành bài kiểm tra. Nó sẽ giúp thầy cô ghi nhận điểm số của học viên mà không mất công sức, thời gian chấm điểm thủ công. Thầy cô có thể tìm hiểu thêm cách tạo Bộ kết quả tại đây.

Tại bộ kết quả thầy cô điền vào các mục như Tên bộ kết quả, Khung điểm Cho điểm các câu trả lời.

Nếu muốn thiết lập thêm Bộ kết quả khác thì thầy cô hãy nhấp vào [+]. Ví dụ như bài thi Toeic có 2 phần Listening Reading có khung điểm riêng biệt nên cần thiết lập 2 bộ kết quả để tính điểm từng phần riêng biệt.

Sau đó, bắt đầu thiết lập KHUNG ĐIỂM CHO ĐIỂM CÁC CÂU TRẢ LỜI, cụ thể như sau:

Trước hết, thầy cô cần đặt Tên bộ kết quả, ở đây mình đặt là Kết quả kiểm tra

Tiếp theo, thầy cô thiết lập KHUNG ĐIỂM để xếp loại học viên.

Ví dụ bài kiểm tra có 10 câu, mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm, nên mình sẽ thiết lập như sau:

  • Yếu: điểm từ 0-40  [làm đúng dưới 5 câu]
  • Trung bình: điểm từ 50-60 [làm đúng 5-6 câu]
  • Khá: điểm từ 70-80 [làm đúng 7-8 câu]
  • Giỏi: điểm từ 90-100 [làm đúng 9-10 câu]

Ngoài ra thầy cô có thể điền Mô tả khung điểm cho mỗi khung điểm để nhận xét bài kiểm tra của học viên.

Lưu ý: Tùy theo hình thức và số câu hỏi của bài kiểm tra mà khung điểm cũng như cách tính điểm sẽ không cố định mà phụ thuộc vào giáo viên hay người ra đề.

Vị trí hiển thị của tên bộ kết quả, tên khung điểm và mô tả khung điểm

Cuối cùng, thiết lập mục CHO ĐIỂM CÁC CÂU TRẢ LỜI

Ở mỗi câu hỏi sẽ có 1 câu đúng, thầy cô chỉ cần cho điểm câu đúng, các câu sai chỉ cần để trống hệ thống sẽ tự động tính là 0 điểm cho câu đó.

Ví dụ, với câu 1: Câu nào sau đây mô tả sai về sao Thủy?

  • Sao Thủy có khối lượng riêng trung bình cao nhất trong Hệ Mặt trời
  • Sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên nào
  • Sao Thủy không có sự biến đổi thời tiết theo mùa
  • Tất cả đều sai

Thầy cô chỉ cần cho điểm câu Sao Thủy có khối lượng riêng trung bình cao nhất trong Hệ Mặt trời10 và phần Cộng điểm vào khu vực click chọn Kết quả kiểm tra [đây là tên bộ kết quả ta đã đặt lúc đầu].

Các câu trắc nhiệm khác thì thầy cô cũng phải thiết lập tương tự.

Lưu ý:

  • Đối với câu hỏi dạng Form thì thầy cô cần nhập Điểm số khi học viên trả lời đúng, đối với bài này thì mình sẽ nhập là 10. Cộng điểm vào bộ kết quả là Kết quả kiểm tra.

Ngoài ra, quan trọng là thầy cô phải nhập vào mục Cộng điểm khi trong câu trả lời chứa một trong các cụm từ sau. Chẳng hạn, với câu này đáp án là “mẹ” thì có thể nhập các từ như: “mẹ, má, bu, …”. Thầy cô hãy nhập hết những cụm từ nào có thể chấp nhận là đúng để trả lời cho câu hỏi đó. Nếu như thầy cô không nhập gì cả thì mặc định học viên sẽ được +10 cho câu đó

Tham khảo thêm: Hướng dẫn tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm online để tạo đề kiểm tra trắc nghiệm tự động

  • Đối với câu hỏi dạng Ranking, thầy cô cần xếp hạng theo thứ tự chính xác.

6. Bật tính năng Hiện đáp án và giải thích cuối khảo sát

Tính năng này sẽ giúp học sinh/sinh viên biết được đáp án ngay sau khi làm bài kiểm tra xong. Để bật tính năng này lên tại trang Tính điểm nhấp chọn HIỆN ĐÁP ÁN VÀ GIẢI THÍCH CUỐI KHẢO SÁT.

Ngoài ra, để giải thích thêm cho học sinh/sinh viên hiểu về đáp án đúng, ở mục CHO ĐIỂM CÁC CÂU TRẢ LỜI tại phần Giải thích, bạn hãy nêu lý do tại sao đáp án đó lại đúng. Tương tự với các câu còn lại.

Sau khi học sinh/sinh viên làm xong bài khảo sát, kết quả sẽ được hiển thị trên màng hình kết thúc, lúc này học sinh sẽ biết được điểm cũng như là biết được đáp án và giải thích đáp án cho từng câu.

Ngoài ra, trong một số trường hợp nếu thầy cô không muốn cho học sinh/sinh viên của mình biết điểm sau khi kết thúc kiểm tra để học sinh không bàn tán làm mất trật tự thì thầy cô bật tính năng ẨN ĐIỂM KHI KẾT THÚC KHẢO SÁT lên.

Lưu ý: Sau khi bật tính năng này thì điểm sẽ không xuất hiện sau khi kết thúc bài kiểm tra. Tuy nghiên thầy cô vẫn có thể thống kê điểm bằng cách tải file Excel tại trang Báo cáo về.

7. Hỏi họ tên của người làm bài sau hoàn tất bài kiểm tra trắc nghiệm online

Ở bước này chúng ta sẽ lấy thông tin của người làm bài để biết người đó là ai. Tại mục Trang kết thúc, thầy cô chọn Hỏi thông tin cá nhân sau khảo sát. Tiếp theo đó hãy tùy chỉnh bật tắt các thông tin theo nhu cầu của thầy cô như chỉ hỏi họ tên hay có cần lấy email hoặc số điện thoại của người làm bài hay không.

Lưu ý: Nếu thầy cô cần nhiều loại thông tin khác ngoài họ tên, email và số điện thoại thì có thể tạo thêm các câu hỏi trong phần Bảng hỏi. Ngoài ra thầy cô có thể chèn tham số vào link bài kiểm tra để biết bài làm này đến từ lớp nào, trường nào hay khu vực nào do đó người làm bài không cần phải nhập thông tin. Xem hướng dẫn sử dụng tham số tại đây

8. Chạy thử và kích hoạt bảng khảo sát

Để kiểm tra lại lần cuối trước khi kích hoạt khảo sát thì tại Trang kết thúc thầy cô hãy nhấp vào Chạy thử khảo sát để có thể tự kiểm tra lại bảng khảo sát xem còn thiều sót hay cần bật/tắt tính năng nào hay không.

Sau khi thầy cô đã kiểm tra xong và chắc chắn không còn thêm bớt câu hỏi hay thay đổi gì thì thầy cô qua trang Hoàn tất và nhấp Xác nhận để kích hoạt khảo sát.

Lúc này thì bảng khảo sát đã được kích hoạt thầy cô chỉ có thể chỉnh sửa câu chữ chứ không thể thêm bớt câu hỏi, thêm bớt đáp án được nữa hay thay đổi các kiểu câu hỏi được.

9. Copy liên kết và chia sẻ cho học sinh, người làm bài

Tại mục Chia sẻ, thầy cô click vào Sao chép và chia sẻ cho học sinh.

Ngoài ra nếu thầy cô muốn cho học sinh, sinh viên của mình làm trên điện thoại thông minh, tablet… thì hãy in mã Code về sau đó đưa cho sinh viên quét mã và làm bài. Như vậy sẽ tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn.

10. Xem kết quả và thống kê điểm của học sinh/sinh viên.

Sau khi hoàn tất bài kiểm tra thì thầy cô có thể xem thống kê kết quả của học sinh/sinh viên của mình bằng cách nhấp vào Báo cáo.

Tại trang này, thầy cô sẽ biết được tổng số lượng học sinh/sinh viên tham gia làm bài kiểm tra khi đó nếu thiếu số lượng thì thầy cô có thể kịp thời kiểm tra xem ai chưa làm. Bên cạnh đó, thầy cô sẽ biết được tỉ lệ chọn đáp án của mỗi câu.

Ngoài ra thầy cô hãy nhấp vào Tải về để tải file Excel về bởi vì trong file Excel, hệ thống sẽ có sẵn cột điểm, thầy cô sẽ tiết kiệm được thời gian không cần phải ngồi chấm bài.

Đây là cách tạo một bài kiểm tra trắc nghiệm online trên nền tảng khaosat.me, Đăng kí và trải nghiệm ngay tại khaosat.me!

11. Video hướng dẫn tạo bài kiểm tra trắc nghiệm online

Để dễ hình dung hơn trong các bước thao tác, mời các bạn theo dõi video hướng dẫn tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến dưới đây!

Ngoài tạo trắc nghiệm trực tuyến, tính năng này còn có thể giúp bạn tạo ra được các bài Quiz, game câu hỏi tương tác. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn tạo bài Quiz ở đây!

Video liên quan

Chủ Đề