Chữa méo miệng bằng mẹo dân gian

07:22, 21/02/2016

Thường thì bệnh này xảy ra bất ngờ khi thời tiết lạnh, nhất là ban đêm hoặc sáng sớm vào mùa lạnh.

Có người sáng thức dậy thấy mắt, miệng khó chịu. Quan sát qua gương thấy một bên mắt nhắm không khít, nhìn vẫn thấy mình trong gương, còn mắt kia thì mi mắt chật khít muốn mở cũng không được. Rãnh nhân trung, miệng, cả lỗ mũi cũng kéo xếch về bên mắt nhắm. Bệnh được lý giải như sau: Mỗi bên mặt có một dây thần kinh số 7, chỉ huy mọi vận động của các cơ ở mỗi bên mặt. Bệnh liệt thần kinh khiến “phùng má trợn mắt cũng không được”, nhai khó, cơm và nước thực phẩm thường trào ra qua miệng chảy ra ngoài. Đông y gọi đây là bệnh “khẩu nhãn oa tà”, nghĩa là miệng mắt méo lệch.

Sau đây là cách chữa:

Bệnh nhân cần được chữa kịp thời đúng cách, nếu không bệnh sẽ để lại di chứng liệt cứng, điều trị khó khăn, khuôn mặt mất thẩm mỹ. Việc cần làm ngay:

1.Vì bị phong lạnh nên người rét cần ủ ấm toàn thân. Có thể dùng cao dán Salonpas dán vào bên bị liệt. Xoa day đặt thuốc vào mép ngoài của miệng, khoảng cách 2 cm về bên liệt [bên mắt còn mở không đóng khít],

2.Lấy rau răm giã với máu lấy ở đuôi con lươn gói vào vải xô sạch đặt vào mép bên liệt. Lấy băng keo cố định miếng thuốc. Lưu ý: Nhìn qua gương thấy miệng, nhân trung, mắt đã kéo lại bình thường thì phải rửa sạch bên má đắp thuốc.

3.Bài thuốc uống trong [bán ở hiệu thuốc đông y] gồm: Ké đầu ngựa [đã rang cháy gai] 12gr, tang ký sinh 12gr, quế chi 8gr, bạch chỉ 8gr, kê huyết đằng 12gr, ngưu tất 12gr, uất kim 8gr, trần bì 8gr, hương phụ 8gr. Đây là bài thuốc dùng cho người lớn, nếu dùng cho trẻ con phải biết lượng thích hợp. Sắc 3 lần, mỗi ngày uống hết 1 thang thuốc. Uống lúc còn nóng ấm sau bữa ăn.

Để phòng bệnh: Khi rét đậm cần phòng chống lạnh. Đêm, sáng sớm không nên ra ngoài sẽ mắc phong hàn đột ngột dễ liệt dây thần kinh số 7.

Phạm Duy

[Hội Đông y Buôn Đôn]

Liệt dây thần kinh số 7 gây lệch mặt, méo miệng. Việc điều trị thường là dùng thuốc kết hợp châm cứu nhưng nhiều người không ngừng tìm kiếm bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 theo dân gian bởi tính an toàn của những loại thảo dược. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới bạn 4 bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 được lưu truyền từ lâu. Đừng bỏ lỡ!

Tổng quan về tình trạng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh chi phối vận động cơ mặt cũng như các động tác biểu cảm trên gương mặt. Ngoài ra, dây thần kinh này còn chi phối các cơ liên quan đến bộ phận tiếp nhận âm thanh và đảm nhiệm cảm nhận vị giác ở 2/3 trước lưỡi. Dây thần kinh này có điểm xuất phát nằm trong sọ, đi qua lỗ ức – chũm, xương đá rồi bám vào cơ mặt, kết thúc ở dưới mang tai.

Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng dây thần kinh này bị tổn thương do viêm hoặc chèn ép, dẫn đến mất chức năng điều chỉnh cơ mặt, khiến mặt méo, lệch, chảy xệ. Tình trạng này được chia thành 2 loại: Liệt dây thần kinh số 7 trung ương và liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Trong đó, liệt dây thần kinh số 7 trung ương thường do các khu trú trong sọ hoặc là di chứng của tai biến mạch máu não, còn liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thường do 2 nhóm yếu tố sau gây nên:

- Yếu tố nguyên phát: Mạch máu nuôi của dây thần kinh số 7 gặp phải tình trạng co thắt gây thiếu máu cục bộ, thường xảy ra khi bị cảm lạnh.

- Yếu tố thứ phát: Do viêm nhiễm gây ra, chẳng hạn như: Viêm não, viêm đa rễ thần kinh, viêm dây thần kinh,…

Xem thêm: “Điểm danh” 4 nguyên nhân gây tai biến mạch máu não thường gặp ở người trẻ hiện nay

4 bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên theo dân gian

Trong dân gian có nhiều vị thuốc quý giúp cải thiện sức khỏe đã được lưu truyền qua nhiều đời. Đối với tình trạng méo miệng, lệch mặt do liệt dây thần kinh số 7, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian chia theo từng loại liệt như sau:

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do cảm lạnh

Y học cổ truyền gọi đây là chứng trúng phong kinh lạc. Biểu hiện là sau khi đi mưa, gặp gió lạnh, người bệnh đột ngột bị lệch mặt, méo miệng, một bên mắt không nhắm được, uống nước bị trào ra ngoài, toàn thân gai lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù. 

Phương pháp điều trị cho loại này tuân thủ nguyên tắc khu phong tán hàn, hoạt huyết, hành khí, kết hợp với 1 trong 2 bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 sau:

- Bài 1: Ké đầu ngựa 12g, tang ký sinh 12g, quế chi 0,8g, bạch chỉ 0,8g, kê huyết đằng 12g, ngưu tất 12g, uất kim 0,8g, trần bì 0,8g, hương phụ 0,8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Bài 2: Khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, tần giao 8g, bạch chỉ 8g, ngưu tất 12g, đương quy 8g, thục địa 12g, bạch thược 0,8g, xuyên khung 8g, đảng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, bạch truật 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

Với cả 2 bài thuốc trên, cần kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: Ế phong, dương bạch, toản trúc, tình minh, ty trúc không, đồng tử liêu, thừa khấp, nghinh hương, giáp xa, địa thương, nhân trung, thừa tương, hợp cốc, phong trì… để điều trị toàn diện.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm khuẩn

Y học cổ truyền gọi đây là trúng phong nhiệt ở kinh lạc. Biểu hiện là người bệnh bị sốt, sợ gió, sợ nóng, kèm theo lệch mặt, méo miệng, không nhắm được mắt, uống nước bị trào, rêu lưỡi dày, trắng, mạch phù.

Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm khuẩn dùng: Kim ngân  hoa 16g, bồ công anh 16g, thổ phục linh 12g, ké đầu ngựa 12g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang để khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết [khi đang sốt] và bổ huyết, hoạt lạc [khi hết sốt]. Với những người này cũng cần châm cứu và bấm huyệt như bài trên, nhưng thêm huyệt khúc trì, nội đình cho toàn thân. 

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do sang chấn 

Y học cổ truyền gọi đây là tình trạng ứ huyết ở kinh lạc. Triệu chứng cũng tương tự như 2 loại liệt trên nhưng xuất phát từ nguyên nhân sang chấn như: Té ngã, tai nạn, mổ vùng hàm mặt, xương chũm,…

Nguyên tắc chữa liệt dây thần kinh số 7 do sang chấn là hoạt huyết, hành khí nên dùng bài thuốc: Đan sâm 12g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, tô mộc 8g, uất kim 8g, chỉ xác 6g, trần bì 6g, hương phụ 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, kết hợp châm cứu hoặc bấm huyệt như với trường hợp cảm lạnh, thêm huyệt huyết hải, túc tam lý.

Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não cản trở cuộc sống, cần làm gì để cải thiện?

 - Giáo sư, võ sư Lương Ngọc Huỳnh [Trưởng môn phái Lâm Sơn Động] hướng dẫn các phương pháp cơ bản chữa liệt dây thần kinh ngoại biên.

XEM CLIP: 

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có biểu hiện mất hoặc giảm vận động những cơ ở mặt, kèm theo các rối loạn: cảm giác, phản xạ, vận mạch và bài tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt.

GS Lương Ngọc Huỳnh cho biết: nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7 có người cho rằng do virut, có người cho rằng do bị chèn ép [có khối u] trong não, có trường hợp bị tai biến nhẹ, cũng có thể do dân gian thường nói bị trúng gió,… 

Đầu tiên, nên đi kiểm tra não xem bán cầu não trái hoặc phải có vấn đề gì không. Người bị liệt dây thần kinh số 7 không hề biết trước được bệnh.

Hiện nay, hầu hết người bị liệt dây thần kinh số 7 phải dùng đến biện pháp châm cứu, bấm huyệt. 

Nếu phát hiện bệnh trong vòng 24h mà đến gặp bác sĩ ngay thì trong vòng 8-10 ngày bệnh sẽ khỏi đến 90%. Nếu để quá lâu, liệu trình sẽ kéo dài hơn.

Bấm các huyệt đạo trên mặt

Các bước chữa liệt dây thần kinh số 7:

Thứ nhất, sau khi ngủ dậy nếu thấy mắt không nhắm được, miệng bị méo, nói khó khăn:

Lấy nước ấm hòa với ít muối cùng 2 chén rượu trắng và 2-3 lát gừng [đã hơ cháy qua lửa], sau đó lấy khăn thấm hỗn hợp này, áp khăn đã vắt khô nước lên mặt, day ngang 2 bên mặt, sang 2 bên tai, lên đỉnh đầu, rồi kéo xuống mặt và xuống cổ. Làm trong 2 phút.

Thứ 2, sau khi lau mặt xong thì bấm huyệt: 4 đầu ngón tay trái và phải đặt trên lông mày gãi ngược ra phía sau 4 xung quanh mặt.

Thứ 3, sau khi gãi xong, xoa 2 lòng bàn tay cho nóng rồi tác động vào 2 vành tai.

Làm những động tác trên có tác dụng lưu thông khí huyết, cho các mao mạch trong mặt được nở ra.

Thứ 4, bấm vào các huyệt trên mặt theo thứ tự hết khoảng 20 phút:

Vị trí ở dưới mắt: huyệt Địa Thương, huyệt Nghinh Hương, huyệt Giáp Xa huyệt Thừa Tương, huyệt Nhân Trung

Vị trí ở gần mắt: huyệt Thừa Khấp, huyệt Tình Minh, đỉnh giữa chân mày, mép của đuôi mắt

Các huyệt phụ.

Thứ 5, thư giãn da mặt và thần kinh.

GS.VS Lương Ngọc Huỳnh hướng dẫn bài tập tốn ít thời gian nhưng cực hiệu quả để tránh đau vai gáy, mệt mỏi và đau đầu do ngồi lâu trước máy tính.

Bài tập 20 phút của GS Lương Ngọc Huỳnh sẽ rất hiệu quả trong việc: giảm mỡ bụng, chống sỏi thận, nước tiểu sẫm màu…

Chỉ vài động tác đơn giản sau khi ngủ dậy dưới đây sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ, nhức mỏi, co cơ vai gáy, thoát vị đĩa đệm…

Trần Thường - Clip: GS Lương Ngọc Huỳnh

Video liên quan

Chủ Đề