Máy chấm công bị lỗi không tải được dữ liệu

Dữ liệu máy chấm công là căn cứ rất có ích trong việc theo dõi thời gian đến – đi để quản lý mức độ chuyên cần và năng suất của nhân viên trong mọi doanh nghiệp. Mặc dù đã rất quen thuộc với tất cả chuyên viên Hành chính và C&B, đôi khi máy chấm công vẫn “làm khó” đội ngũ này vì một số lỗi rất phổ biến.

Trong bài viết này, ACheckin sẽ tổng hợp 5 lỗi người dùng thường gặp và cách giải quyết khi xử lý dữ liệu máy chấm công.

1. Không xuất được dữ liệu chấm công

Trường hợp này thường gặp khi HR xuất ra dữ liệu chấm công bằng 0 từ máy chấm công. Nguyên nhân gây nên tình huống này có thể do địa chỉ IP, kết nối mạng.

Cách khắc phục là người tải dữ liệu cần kiểm tra lại địa chỉ IP. Nếu máy chấm công được kết nối trực tiếp với máy tính của HR thì cần đổi IP của máy chấm công sang dạng tĩnh. Nếu máy chấm công kết nối mạng qua cổng mạng thì kiểu kết nối phải chọn là TCP/IP

Xem thêm: Hướng dẫn thiết lập quy định chấm công chuẩn cho doanh nghiệp

2. Máy chấm công không có dữ liệu khi tải về máy tính

Lỗi này thường thấy trong những trường hợp khi chuyên viên Nhân sự xuất báo cáo chấm công nhưng không có dữ liệu của nhiều nhân viên. Nguyên nhân của lỗi này có thể do phần mềm yêu cầu bạn phải update hoặc phần mềm bị lỗi.

Để khắc phục, người sử dụng cần cài đặt phần mềm phiên bản mới hoặc gỡ ra cài lại. Trước khi gỡ phần mềm, đừng quên sao chép dữ liệu. Sau khi cài đặt lại, bạn chỉ cần tải lại dữ liệu cũ là phần mềm hoạt động trở lại bình thường.

3. Dữ liệu máy chấm công bị đầy

Bất kỳ loại máy chấm công nào cũng chỉ có thể chứa được một lượng dữ liệu nhất định. Khi số lượt chấm công đã chạm mốc giới hạn, máy chấm công sẽ tự động báo lỗi nhận đầu vào. Khi đó, người quản lý máy chấm công cần thực hiện thao tác xóa dữ liệu chấm công.

Trước khi xóa, bạn cần sao chép hết dữ liệu cần thiết về máy tính, tránh trường hợp rủi ro làm mất hết dữ liệu chấm công của tháng đó. Nếu máy chấm công mất dữ liệu, bạn sẽ tiếp tục phải thao tác để khôi phục dữ liệu máy chấm công, rất phức tạp và mất thời gian.

Máy chấm công bị lỗi không tải được dữ liệu

4. Máy chấm công không nhận vân tay

Tình trạng máy chấm công không nhận vân tay xảy ra rất thường xuyên. Vấn đề này tới từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể do dữ liệu đầu vào chưa được cập nhật, vân tay của nhân viên bị mờ hoặc khay sinh trắc học bị bẩn.

Để khắc phục, HR nên lấy nhiều hơn 1 dấu vân tay của nhân viên. Chắc chắn rằng dữ liệu vân tay của nhân viên đó đã nằm trong máy. Thêm vào đó là điều chỉnh lại vị trí đặt máy chấm công, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh đặt tại nơi quá cao hoặc quá thấp.

Xem thêm: Công việc Quản lý chấm công cần những kỹ năng gì?

5. Máy chấm công chạy sai giờ (thời gian chấm công bị sai)

Đây cũng là một lỗi phổ biến nữa của máy chấm công. Rất dễ để máy chấm công có thể chạy nhanh hoặc chậm hơn thời gian thực.

Để đảm bảo tính công bằng và chính xác, bạn vào phần cài đặt và set lại ngày giờ cho đúng với giờ thực tế.

Nếu muốn đồng bộ thời gian của máy chấm công với máy tính, HR vào menu “máy chấm công” -> “kết nối máy chấm công” -> “kết nối” -> “thông tin máy chấm công” -> “đồng bộ thời gian”.

Khắc phục toàn bộ lỗi của máy chấm công với phần mềm Chấm công ACheckin

Tất cả những lỗi nói trên sẽ không còn trở thành vấn đề đáng lo doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm Chấm công ACheckin.

Không chỉ thay thế hoàn toàn, ACheckin còn vượt trội hơn một chiếc máy chấm công vân tay vì:

  • Đa dạng hình thức chấm công: quét QR code, định vị, kết nối wifi, nhận diện khuôn mặt với camera AI;
  • Ngay lập tức cập nhật dữ liệu chấm công và thể hiện trên lịch làm việc của từng nhân viên;
  • Dễ dàng gửi và duyệt đơn xin phép, tự động cập nhật vào bảng công;
  • Tự động tính toán bảng công và tạo báo cáo bất kỳ khi nào nhà quản lý cần.

Máy chấm công bị lỗi không tải được dữ liệu

Để người dùng có thêm góc nhìn rõ ràng hơn, chúng tôi sẽ so sánh khách quan máy chấm công vân tay và phần mềm Chấm công ACheckin ngay tại đây.

Máy chấm công Phần mềm ACheckin Thời gian thực – luôn chính xác 100% x o Cung cấp dữ liệu chấm công o o Tính toán bảng công tự động x o Cải thiện tình trạng đi muộn x o Tránh trả lương OT không cần thiết x o Miễn phí phần cứng và bảo hành x o Liên kết với lịch làm việc x o

Không chỉ vậy, khi thêm chưa tới 10.000 VNĐ/nhân sự, doanh nghiệp có thể sở hữu thêm phân hệ tính lương, quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý hồ sơ tổ chức.

Để tìm hiểu thêm về ACheckin, vui lòng để lại thông tin trên form đăng ký tư vấn tại website acheckin.io. Đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng liên hệ trong thời gian sớm nhất.