Mẫu văn bản hiến đất làm nhà văn hóa năm 2024

Từ xưa đến nay các ngõ xóm trong thôn Cự Khánh, xã Thiệu Duy rất chặt hẹp, khó khăn cho việc đi lại sinh hoạt, giao thương hàng hóa phát triển kinh tế. Để thuận tiện cho giao thông đi lại và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, thôn đã triển khai thực hiện hiến đất mở rộng đường.Việc hiến đất và tháo dỡ những công trình sinh hoạt để làm đường đã trở thành phong trào sâu rộng và phát triển mạnh mẽ tại thôn. Đến nay có 9 hộ đã sẵn sàng hiến được 203m2 đất, tiêu biểu như hộ ông:Lê Đình Chung đã hiến 31,7m2, hộ bà Lê Thị Quê hiến 33 m2, hộ ông Lê Đình Long hiến được 38,5m2...Đối với việc làm đường giao thông có ngõ Đình đã làm được 149m; ngõ Cây Đề 160m; ngõ Đồng Xuôi 105m; xóm mới Đồng Mũ 101m.

Mẫu văn bản hiến đất làm nhà văn hóa năm 2024
Mẫu văn bản hiến đất làm nhà văn hóa năm 2024
Với quyết tâm của cấp ủy, Chi bộ, sự chung sức, đồng lòng của cán bộ và nhân dân trong thôn, các tuyến đường các ngõ xóm trong thôn Cự Khánh đã và đang được gấp rút hoàn thiện để tiến tới bê tông hóa, làm thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại những cơ hội phát triển và lợi ích to lớn cho địa phương, trong đó trực tiếp người dân được thụ hưởng thành quả, đây là tiền đề quan trọng để thôn Cự Khánh sớm về đích thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Mẫu văn bản hiến đất làm nhà văn hóa năm 2024
Song song với hiến đất mở đường, Ban công tác mặt trận phối hợp với Ban phát triển của thôn đã kêu gọi, huy động mọi nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân, đầu tư tu sửa nhà văn hóa thôn đáp ứng tiêu chí thôn kiểu mẫu..đến nay nhà văn hoá thôn đã hoàn thiện đưa vào sử dụng. Có được những kết quả này chính là sự đồng tình của nhân dân, Cấp ủy, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong thôn đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong xây dựng nhà văn hóa thôn. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tất cả các công việc triển khai thực hiện đều có sự bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến của người dân, do vậy đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao, phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong thôn, mỗi người dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình tích cực tham gia góp tiền, ngày công để xây dựng Nhà văn hóa thôn khang trang./.

Đất đai là tài sản quý giá trong mỗi gia đình. Trong quá trình sử dụng đất, nhiều cá nhân, hộ gia đình có mong muốn hiến đất cho dòng họ để xây dựng nhà thờ vì mục đích chung của dòng họ. Vậy thủ tục, quy trình hiến tặng đất như thế nào? Mẫu đơn xin hiến đất để làm nhà từ đường dòng họ như thế nào?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

(Số: ……………./HĐTCQSDĐ)

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……., Tại ……..Chúng tôi gồm có:

BÊN TẶNG CHO (BÊN A): (2)

  1. Trường hợp là cá nhân:

Ông/bà: ………Năm sinh:………

CMND số: ……… Ngày cấp ……….. Nơi cấp: ………

Hộ khẩu: …………

Địa chỉ: …………

Điện thoại: …………

Là chủ sở hữu bất động sản: ………

  1. Trường hợp là đồng chủ sở hữu:

Ông/bà: ………Năm sinh:………

CMND số: …… Ngày cấp ……… Nơi cấp: ………

Hộ khẩu: …………

Địa chỉ: …………

Điện thoại: …………

Ông/bà: …………Năm sinh:………

CMND số: ……… Ngày cấp ………….. Nơi cấp: ……….

Hộ khẩu: …………

Địa chỉ: …………

Điện thoại: …………

Là chủ sở hữu bất động sản: …………

Các chứng từ sở hữu và tham khảo về bất động sản đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên B gồm có:

…………

BÊN ĐƯỢC TẶNG CHO (BÊN B): (3)

Ông/bà: …………Năm sinh:………

CMND số: ……… Ngày cấp …….. Nơi cấp: ………

Hộ khẩu: …………

Địa chỉ: …………

Điện thoại: …………

Đại diện cho dòng họ, chi họ….. tại thôn…. xã…. huyện…. tỉnh

Hai bên đồng ý thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo ……….. ,cụ thể như sau:

– Thửa đất số: ………..

– Tờ bản đồ số: …………

– Địa chỉ thửa đất: ………..

– Diện tích: ………… m2 (Bằng chữ: ………….)

– Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng: ………… m2

+ Sử dụng chung: ……….. m2

– Mục đích sử dụng:…………

– Thời hạn sử dụng:………….

– Nguồn gốc sử dụng:…………

Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): ……….

ĐIỀU 2: VIỆC GIAO VÀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất và nhà ở nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng với giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho Bên B ngay sau khi Hợp đồng tặng cho này được ký công chứng.

2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM NỘP THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ

Thuế, phí và lệ phí liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng này do Bên B chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 4: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 5: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Bên A cam đoan:

1.1. Những thông tin về nhân thân, về thửa đất và nhà ở đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

1.2. Thửa đất và nhà ở thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

1.3. Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

a, Thửa đất và nhà ở không có tranh chấp;

b, Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; không bị thế chấp tại ngân hàng, không là đối t­ượng của bất kỳ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bất kỳ bên thứ ba nào khác;

c, Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên không bị hạn chế bởi bất cứ quyết định nào của cơ quan nhà n­­ước có thẩm quyền hoặc các cam kết pháp lý với bên thứ ba dẫn đến việc hạn chế quyền định đoạt của Bên A;

d, Bên A có toàn quyền quyết định việc chuyển quyền sử dụng thửa đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này;

e, Thửa đất và nhà ở không nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

f, Đến thời điểm tặng cho, thửa đất và nhà ở nêu trên không còn bất cứ nghĩa vụ tài chính nào với cơ quan nhà n­­ước có thẩm quyền trong việc nộp thuế sử dụng đất.

1.4. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

1.5. Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

2. Bên B cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

– Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất và nhà ở nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

6.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.

6.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

6.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….

Hợp đồng được lập thành ……. (….) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

BÊN TẶNG CHO (Bên A) BÊN ĐƯỢC TẶNG CHO (Bên B)

(Ký/ điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký/ điểm chỉ, ghi rõ họ tên)

2. Đất nhà thờ là gì?

– Đất nhà thờ hay còn gọi là đất từ đường, là loại đất đặc thù mang ý nghĩa rất đặc biệt, dùng để xây dựng công trình chuyên dụng dành riêng cho mục đích thờ cúng tổ tiên của dòng họ hay trong gia đình. Loại đất này gắn liền với phong tục tập quán, truyền thống từ xa xưa.

Pháp luật hiện nay cũng quy định rất rõ về đất có công trình là đình, đền, từ đường, nhà thờ họ như sau:

Theo Điều 211 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về sở hữu chung của cộng đồng, cụ thể:

Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

Như vậy căn cứ vào nguồn gốc hình thành theo tập quán; do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác mà tài sản cụ thể là đất đai dùng để xây dựng nhà thờ được xác định là sở hữu chung của cộng đồng. Các thành viên của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo… có quyền cùng quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản đó theo sự thỏa thuận của các thành viên hoặc theo tập quán địa phương vì lợi ích chung của cộng đồng, không vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục cũng như không vi phạm điều cấm của luật. Và đất nhà thờ là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

– Đất nhà thờ theo quy định của Luật đất đai được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Khoản 5 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 quy định:

Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì đất nhà thờ họ là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên sẽ do tất cả thành viên trong dòng họ tự thỏa thuận với nhau cho một người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp nếu không thỏa thuận được việc ai đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư. Ví dụ như: Dòng họ, Chi họ thuộc thôn… xã… huyện… tỉnh… nào (căn cứ tại Điểm i Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất)

– Đất nhà thờ được coi là loại đất tín ngưỡng theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai năm 2013. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Thủ tục hiến đất làm nhà thờ:

Luật đất đai năm 2013 không có quy định cụ thể thế nào là hiến đất. Theo từ điển tiếng Việt, hiến đất được hiểu là cho tài sản của mình một cách tự nguyện, không bắt buộc cho người khác. Do vậy, việc hiến đất chính là người sử dụng đất tự nguyện tặng cho một phần đất của mình để làm nhà thờ chung vì lợi ích chung của dòng họ.

Đất thuộc quyền sở hữu của cá nhân sau khi hiến đất để làm nhà thờ chung sẽ chuyển thành tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong dòng họ.

Người sử dụng đất tự nguyện hiến tặng cho đất làm nhà thờ sẽ thông qua thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Quy trình, thủ tục tặng cho quyền sử dụng như sau:

Bước 1: Làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bằng văn bản và công chứng, chứng thực

Nếu tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng hoặc của cả hộ gia đình thì cần chuẩn bị hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được ký tên đầy đủ của các thành viên đó.

Bước 2: Sau khi công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho bất động sản, người sử dụng đất phải nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để cập nhật biến động đất.

Hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK

+ Hợp đồng tặng cho bất động sản đã có công chứng, chứng thực thỏa thuận rõ về việc các bên hiến đất làm đường đi chung

+ Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng)

+ Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân)

+ Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc đối chiếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.

Nếu như sau khi nộp, kiểm tra hồ sơ không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai trả hồ sơ và yêu cầu chủ sở hữu hoàn thành hồ sơ trong 3 ngày làm việc.

Sau khi chủ sở hữu đất tiến hành việc đăng ký biến động đất đai xong thì phần đất này sẽ không còn thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình đó nữa.