Mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm sao

1. Sổ Bảo hiểm xã hội là gì?

Khoản 1 Điều 96 Luật BHXH năm 2014đã nêu rõ:

1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

Theo đó, sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

- Mỗi người lao động tham gia được cấp mấy sổ BHXH?

Căn cứkhoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấpvà tự quản lý sổ BHXH. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được thực hiện theo quy định tạiQuyết định 1035/QĐ-BHXH.

Theo Quyết định này, một trong các nội dung được in ngay trên trang 04 của sổ BHXH đó là:

3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộcchỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXHlà số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định595/QĐ-BHXH).

- Sổ BHXH do ai giữ và bảo quản?

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần trong năm 2022

Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH năm 2014,người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014 như sau:

Điều 18. Quyền của người lao động

2. Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Mặc dù người lao động được trực tiếp cầm sổ BHXH nhưng trên thực tế, do lo ngại về việc thất lạc trong quá trình tự mình bảo quản nên hiện nay hầu như sổ BHXH đều do người sử dụng lao động giữ.

Điều này vừa giúp người lao động tránh được việc làm mất, hỏng sổ; đồng thời giúp đơn vị sử dụng lao động thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hưởng chế độ cho người lao động.

2. Trường hợp mất sổ BHXH

2.1. Giải quyết trường hợp mất sổ BHXH

Khi làm mất hoặc làm hỏng sổ BHXH buộc phải xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 46 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sổ BHXH mới sẽ dùng để thực hiện các ghi chép, làm căn cứ để hưởng các chế độ từ bảo hiểm xã hội của người tham gia.

Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm khi bị mất sổ, hỏng sổ đảm bảo người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.

2.2. Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định chi tiết tại Điều 27 và Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

>> Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc năm 2022 ?

Người lao động đến tại Cơ làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm. Người dân làm thủ tục cấp lại sổ BHXH tại cơ quan BHXH địa phương.

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:

- Hồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thủ tục cấp sổ BHXH mới

Người lao động mất sổ BHXH nộp hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH lên Cơ quan BHXH tại địa phương nơi sinh sống và làm việc. Cơ quan BHXH thực hiện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.

Thời gian giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, thời gian giải quyết không quá:

  • 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ.
  • 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH.
  • 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.

Như vậy, trường hợp mất sổ BHXH người lao động cần làm thủ tục xin cấp lại sổ BHXH mới theo quy định của Pháp luật để có thể thuận lợi hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

3. Trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

3.1. Các trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Khoản 2Điều 46 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Namnêu rõ 03 trường hợp người tham gia BHXH được cấp lại sổ như sau:

>> Xem thêm: Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới 2022 ?

Cấp lại sổ (bìa và tờ rời)

-Mất sổ;

- Hỏng sổ;

- Gộp sổ;

- Thay đổi số sổ;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm;

- Thay đổi ngày, tháng, năm sinh;

- Khi người đãhưởng bảo hiểm xã hội 1 lầncòn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.

Cấp lại bìa sổ

- Sai giới tính;

>> Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 và Cách tính lương hàng tháng tại doanh nghiệp như thế nào?

- Sai quốc tịch.

Cấp lại tờ rời sổ

- Mất sổ;

- Hỏng sổ.

3.2. Thủ tục cấp lại sổ BHXH

Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 27 và Điều 29 Quyết định 595. Cụ thể:

Về hồ sơ

Tùy từng trường hợp mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ sẽ có sự khác nhau.

* Cấp lại sổ do mất, hỏng:

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS)

>> Xem thêm: Quy định mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022

* Cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ:

- Người tham gia:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS);

+ Hồ sơ kèm theo: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc; giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh cấp theo quy định; chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu…

- Đơn vị sử dụng lao động:

Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

- Về thời gian giải quyết

Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc và thời gian giải quyết không quá:

+ 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ.

+ 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH.

>> Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới năm 2022

+ 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.

4. Cấp lại sổ có ảnh hưởng đến quyền lợi?

TheoQuyết định số 1035/QĐ-BHXH, sổ bảo hiểm xã hội khi được cấp lại sẽ khác sổ được cấp lần đầu ở một vài điểm:

- Nội dung in trên bìa sổ (trang 1):

Dưới dòng ghi “số sổ” thì có ghi thêm dòng chữ “Cấp lần …” bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.

Nếu cấp lại lần thứ 1, thì ghi “Cấp lần 2”; cấp lại lần thứ 2, thì ghi “Cấp lần 3”.

Riêng sổ bảo hiểm xã hội cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ thì trên sổ cấp lại sẽ in theo nội dung thay đổi.

- Nội dung in trong tờ rời sổ:

+ Nếu đang tham gia mà cấp lại sổ, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.

+ Nếu đã hưởng BHXH 1 lần cấp lại sổ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.

>> Xem thêm: Thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Với những quy định này, có thể thấy, việc in lại, cấp lại sổ BHXH chỉ với mục đích xác nhận lại những thông tin đăng ký ban đầu cũng như quá trình đóng, hưởng tính đến thời điểm hiện tại.

Thêm vào đó, hiện nay, việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động đều được theo dõi trên hệ thống của cơ quan BHXH.

Do đó, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không làm ảnh hưởng tới bất cứ quyền lợi nào của những người tham gia.

5. Tư vấn khi không được trả sổ bảo hiểm thì phải làm thế nào?

Câu hỏi:Xin chào Công Ty Luật Minh Khuê. Em có nhu cầu hỏi về sổ bảo hiểm của mình, nên em xin hỏi ý kiến bên văn phòng ạ. Năm 2012 em có làm việc bên công ty BigC, thời gian thử việc chỉ có 2 tháng, sau đó em không làm nữa nên đã nghỉ. Lúc nghỉ em có hỏi bên đó là có sổ bảo hiểm cho em không (vì 2 tháng thử việc em đều bị trừ tiền bảo hiểm) thì bên đó trả lời là em còn trong thời gian thử việc nên không có. Sau đó 2 năm em làm tư nên không có ký hợp đồng. Năm 2016 em có đi làm làm và ký hợp đồng. Em làm được 6 tháng thì xin nghỉ, và có đảm bảo thời gian nghỉ việc bên chỗ làm cũ. Nhưng bên đây cứ nói là em có sổ bảo hiểm bên BigC rồi, và mỗi lần chỉ phát cho em Bảo Hiểm Y Tế thôi. Đến lúc em nghỉthì lại báo là đã phát cho em sổ bảo hiểm xã hội rồi kêu em phải nộp lại mới chốt sổ. Em trước giờ chưa từng được nhận sổ bảo hiểm nào hết. Xin văn phòng tư vấn dùm em, làm sao để em có thể lấy sổ của mình. Hiện tại em đang làm cho công ty mới, nếu cả 2 công ty trên đều không cho em sổ bảo hiểm thì em phải làm sao để hủy các sổ trước đó, và cấp lại sổ bảo hiểm mới ạ ?

Em cám ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau :

1. Cơ sở pháp lý:

-Luật bảo hiểm xã hội

>> Xem thêm: Sau bao lâu thì được rút bảo hiểm xã hội một lần

-Bộluậtlaođộngsố 10/2012/QH13

-Nghịđịnh88/2015/NĐ-CPsửađổimộtsốđiềucủaNghịđịnh95/2013/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì để giải quyết vấn đề của bạn, chúng tôi xin dựa trên các quy định của Luật bảo hiểm xã hội như sau:

Căn cứ theo điều97 Luật bảo hiểm xã hội

Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Như vậy,khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong mọi trường hợp, công ty có nghĩa vụ trả lại sổ bảo hiểm cho bạn. Khi công ty từ chối không trả, bạn không cần làm thủ tục hủy sổ bảo hiểm nhưng có thể khiếu nại lên giám đốc công ty hoặc lên thanh tra lao động. Với hành vi cố tình không trả sổ cho bạn, công ty có thể bị xửphạt hành chính từ 1.000.000 đến 2.000.000 căn cứ Điều 8 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, nếu sổ bảo hiểm của bạn đã bị mất thì bạn có thể làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm để có thể làm tại công ty mới

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luậtbảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục đóng bảo hiểm xã hội?

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê