Ma sát giữa trục máy và thân máy là ma sát có lợi hay có hại

Đề bài

Hãy tìm hiểu và trả lời

- Xe đạp đang chuyển động trên đường và bánh xe đang quay. Nếu bóp nhẹ phanh, má phanh áp vào bánh xe, xuất hiện lực ma sát trượt giữa má phanh với vành bánh xe. Nếu bóp mạnh phanh, má phanh có thể giữ chặt vành bánh xe khiến bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát trượt giữa bánh xe với mặt đường. Lực ma sát trượt giúp xe nahnh chóng chuyển động chậm dần rồi dừng lại (hình H6.9). Khi này, tác dụng của lực ma sát trượt có lợi hay có hại ?

- Để kéo một vật trượt trên mặt đường, ta phải tác dụng lực kéo khá lớn để thắng lực ma sát trượt. Nếu gắn bánh xe vào vật, ta dễ dàng kéo vật di chuyển trên đường vì lực ma sát lăn thường rất nhỏ (hình H6.10). lực ma sát trượt đã được thay thế bằng lực ma sát lăn có gái trị nhỏ hơn. Khi này tác dụng của lực ma sát là có lợi hay có hại? Khi xe cộ có chuyển động trên đường, tác dụng quan trọng của bánh xe là gì ?

- Khi ta đi bộ trên đường (hình H6.11), lực ma sát nghỉ giữa chân với mặt đường giúp chân ta bị trượt về phía sau thân người nghiêng tới phía trước. Khi này, tác dụng của lực ma sát nghỉ là có lợi hay có hại ?

  

Ma sát giữa trục máy và thân máy là ma sát có lợi hay có hại

Lời giải chi tiết

- Khi ta bóp phanh mạnh, mục đích là để xe nhanh chóng dừng lại vì lực ma sát trượt có độ lớn lớn hơn lực ma sát lăn nên khả năng cản trở của lực ma sát trượt sẽ lớn hơn, xe dừng lại nhanh hơn. Tác dụng của ma sát trượt trong trường hợp này là có lợi.

- Khi này tác dụng của bánh xe có lợi, nó làm giảm ma sát giúp xe chuyển động nhanh hơn, ít tốn sức hơn. Tác dụng quan trọng của bánh xe là thay thế ma sát trượt có độ lớn hơn bằng ma sát lăn có độ lớn nhỏ hơn, xe chuyển động được dễ dàng hơn.

- Tác dụng của ma sát nghỉ lúc này có lợi, nó giúp ta có thể đi lại dễ dàng trên đường.

Loigiaihay.com

Ma sát giữa trục máy và thân máy là ma sát có lợi hay có hại

Trong vật lý học, ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác.

1.Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

Ma sát giữa trục máy và thân máy là ma sát có lợi hay có hại

Ví dụ: Khi kéo lê thùng hàng trên sàn nhà

2. Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác và gây cản trở chuyển động.

Ma sát giữa trục máy và thân máy là ma sát có lợi hay có hại

Ví dụ: Quả bóng lăn trên sàn.

Ma sát giữa trục máy và thân máy là ma sát có lợi hay có hại

Ví dụ: Mặt lốp xe máy trượt trên mặt đường.

3. Lực ma sát nghỉ: là lực xuất hiện giữa hai vật tiếp xúc mà vật này có xu hướng chuyển động so với vật còn lại nhưng vị trí tương đối của chúng chưa thay đổi.

Ma sát giữa trục máy và thân máy là ma sát có lợi hay có hại

Ví dụ: Khi băng chuyền máy chạy, hộp vẫn nằm yên trên băng chuyền.

1. Lực ma sát có thể có hại

  • Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích. Khắc phục: Tra dầu vào xích xe
  • Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục và làm mòn trục. Khắc phục: Dùng ổ bi.
  • Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng. Khắc phục: Dùng xe lăn.

2. Lực ma sát có thể có lợi

  • Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn.
  • Lực ma sát giữa mặt răng của ốc và vit có tác dụng ép chặt các vật.
  • Làm mặt bảng không quá trơn, phấn không quá cứng
  • Làm rãnh cho ốc thay cho đinh thẳng.
  • Khi ta quyệt diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa, tăng độ nhám của mặt giấy ở sườn bao diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa

Ma sát giữa trục máy và thân máy là ma sát có lợi hay có hại

Tham khảo: SGK Vật lý lớp 8

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Lực ma sát có lợi hay có hại” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Lực ma sát do Top lời giảibiên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo

Lực ma sát có lợi hay có hại

Lực ma sát vừa có lợi, vừa có hại

* Có lợi:

+ Nhờ có lực ma sát nghỉ mà các vật được giữ cố định trong không gian.

+ Nhờ có lực ma sát lăn hay ma sát trượt mà các vật khi lăn hoặc trượt sẽ dừng lại.

+ Nhờ ma sát trượt mà người ta tạo ra diêm quẹt

+ Lực ma sát giữa các vật sinh nhiệt.

….

* Có hại

+ Lực ma sát trượt làm mòn các bề mặt các vật.

+ Ma sát trượt cản trở chuyển động của các vật.

+ Lực ma sát sinh ra nhiệt giữa hai bề mặt, gây cháy, biến dạng bề mặt vật.

+ Vì ma sát lăn nhỏ hơn ma sát trượt nên người ta sử dụng các bánh xe, ổ bi làm xe đẩy để giảm ma sát, giúp quá trình di chuyển đồ đạc dễ dàng hơn.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Lực ma sát nhé!

Kiến thức mở rộng về Lực ma sát

1. Lực ma sát là gì?

- Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng thường là do va chạm giữa phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự trữ trong biến dạng của bề mặt hay chuyển động của các electron, được tích lũy một phần thành điện năng hay quang năng. Trong đa số trường hợp trong thực tế, động năng của các bề mặt được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng.

2. Phân loại lực ma sát

* Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

- Ví dụ:Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

* Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Ví dụ:Cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện,...sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

- Lưu ý:Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

* Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.

- Ví dụ:người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

- Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

+ Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

+ Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

- Lưu ý:

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

3. Các cách để giảm ma sát, tăng ma sát

a) Các cách để giảm ma sát:

+ Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

+ Bôi trơn bằng dầu mỡ

+ Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn (dùng các ổ bi)

b) Các cách để tăng ma sát:

Tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc ( cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn)