Luyện tập tinh khí thần

Bậc cao nhân xưa coi Tinh – Khí – Thần như 3 ngôi báu sinh mạng, đây chính là 3 điều quý báu của con người, có thể nói đây là phần tinh hoa của con người và là cốt lõi của khí Tiên Thiên (do cha mẹ tạo ra) và khí hậu thiên (do ăn uống và việc hít thở không kí) kết hợp mà thành.

Luyện tập tinh khí thần

Bậc cao nhân xưa xem tinh, khí, thần như là tam bảo của sinh mệnh, muốn dưỡng sinh trường thọ thì cần giữ gìn 3 yếu tố này.

Mỗi chúng ta khi được sinh ra đều có trong bản thể Tinh – Khí – Thần tương ứng với mỗi bản thể và từng môi trường hoàn hoàn cảnh khác nhau.
Có thể nói Tinh – Khí – Thần được ví như ngọn đèn dầu, nếu để dầu tiêu hao một cách hoang phí thì khác nào ta đang để đen dầu rơi vào nghịch cảnh của ngọn đèn treo trước gió leo lắt rất dễ tắt lửa bất cứ lúc nào. Bời vậy nếu sinh ra thì hãy làm gì đó đáng sống thay vì đặt mình vào những hoàn cảnh ham mê sắc dục nữ giới và có lối sống vô độ phóng túng … khiến cho 3 ngôi tam độc (THAM SÂN SI) phát triển.

TINH là phần tinh hoa của con người là cốt lõi của khí tiên thiên (do cha mẹ tạo ra) và khí hậu thiên (do ăn uống và hít thở dưỡng khí) kết hợp mà thành, không nên làm tiêu hao tinh lực trong các trò ăn chơi sa đọa, đặc biệt là đam mê nữ giới là điều úy kỵ trong khi luyện công và dễ làm tiêu hao cạn kiệt tinh lực.

Luyện tập tinh khí thần

Khi bạn tu TINH tinh lực của cơ thể hãy tập lắng nghe nhiều hơn nói để phân biệt được thị phi thật giả bên ngoài như vậy bạn sẽ nhận biết được sâu sắc của con người và phân biết được giá trị đúng sai. Thiếp theo hãy lắng nghe nội tâm của chính bạn để nhận biết được cái bạn thực sự muốn từ lương tâm của chính mình. Ở giai đoạn này hãy lắng nghe từ bên trong lẫn bên ngoài để đúc rút cho bạn 1 con đường đạo TU một cách tường minh nhất.

KHÍ Là phần thăng hoa do luyện tập làm Tinh hóa Khí, là nguồn năng lực nội sinh nguyên ủy từ gió (cung Tốn) phía trên lồng ngực đưa xuống thổi bùng lửa ở Tâm hỏa (Tim) và huyệt Mệnh Môn (ngang giữa thắt lưng) hóa Tinh ở bể Thận là vùng Bàng Quang (Bọng đái) và Đan Điền (dưới rốn 3 phân) thành Khí bay lên tạo ra năng lượng cơ thể. Do vậy khi ngồi luyện thở (khí công) hay Thiền lâu ta có cảm giác có luồng hơi nóng xuất hiện ở bụng dưới (huyệt Đan Điền) và vùng giữa bụng là như thế.

Luyện tập tinh khí thần

Khi bạn tu Khí tức là bạn cần tu cái miệng của chính mình, hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ trước khi nói và ít nói đi kèm theo đó là nói lời có giá trị. Khi nói đúng với chân lí nang lượng trong bản thể của bạn sẽ được phát huy tối đa tương ứng với linh lực của chính bạn nhưng khi bạn nói sai chân lí thì ngay tức khác bán sẽ bị phản đam tán loạn bản tâm. Nhất là khi bạn nói ra những lời tiêu cực thì lí trong bản thể của bạn sẽ tiêu đi rất nhiều.

THẦN Là trạng thái cao nhất của năng lực nội sinh, cho nên sách nói

luyện Thần hoàn hư

Là luyện cho Khí luân lưu khắp châu thân để tạo nên vận động có khí lực mạnh mẽ và hình hài có phong thái tinh anh.

Luyện tập tinh khí thần

Khi bạn tu Thần thì ngay lập tức bạn cần nghĩ đến con mắt của mình, thương nhân gian có câu “Con mắt to hơn cái bụng” ta nên hiểu ràng con mắt dễ tiếp xúc được với ham muốn. Nhìn bao la vạn vật và dễ nẩy ý tham với thứ ta mong muốn như của cải, dục vọng, địa vị … Khi bạn nẩy ham muốn nhiều với cái nhìn được thì dần dần cái thần của bạn sẽ mòn đi. Ham muốn càng nhiều thì thần thức càng bị hao tổn. Bời vậy bạn cần tập nhìn vào bên trong bản thể của mình thay vì để mắt đi chơi xa.

Luyện TINH KHÍ THẦN là việc bạn lắng nghe rồi nói lời tích cực và cuối cùng là nhìn thấy vạn vật tươi đẹp từ nội khí đến ngoại tình sẽ giúp bạn sử mình và hoàn toàn không bị tác động bởi những năng lượng xấu

Bậc cao nhân xưa xem tinh, khí, thần như là tam bảo của sinh mệnh, muốn dưỡng sinh trường thọ thì cần giữ gìn 3 yếu tố này.

“Vĩnh viễn giữ gìn tuổi trẻ sức khỏe” là ước mơ mà mỗi chúng ta theo đuổi, quyển “Hoàng Đế nội kinh” 5000 năm trước đã dạy chúng ta cách dưỡng sinh (“Hoàng Đế nội kinh – Tố vấn – Thượng cổ thiên chân luận”). Dưỡng sinh không cần phải uống thuốc, mà là xuất phát từ trong “nội tâm” của chúng ta, khiến chúng ta quay ngược thời gian, tìm tòi trí tuệ của cổ nhân.

Hoàng Đế kính vấn Thiên sư Kì Bá (thầy của Hoàng Đế), người thượng cổ sống hơn trăm tuổi mà vận động không yếu đi, còn con người hiện nay sống không đến năm mươi mà vận động đã trở nên yếu ớt là do thời đại đã khác sao? Hay do khuyết điểm của bản thân con người?

Kì Bá trả lời, người thượng cổ thông hiểu đạo dưỡng sinh, ăn uống có tiết chế, sinh sống có quy luật, sinh hoạt không quá lao lực cho nên cơ thể và tinh thần đều khỏe mạnh, có thể sống đến rất lâu (thiên niên). Thế nhưng người ngày nay không như vậy, họ uống rượu thay nước, hành vi phóng túng, chuyện phòng the quá độ, hao tổn tinh khí, không biết khống chế cảm xúc, chỉ biết đuổi theo khoái lạc trong tâm hồn, thậm chí xem hành vi tổn hại sinh mạng là một thú vui, vì vậy sống đến năm mươi thì đã già.

Điềm tĩnh như không, chân khí đủ đầy, giữ vững tinh thần

Luyện tập tinh khí thần
Hoàng Đế học được cách tu đạo của tiên nhân Quảng Thành Tử rồi đắc đạo vào năm 120 tuổi, bay lên thành rồng.

Kì Bá so sánh sự khác nhau trong thái độ sống của người xưa và nay, sau đó giảng về triết lí của dưỡng sinh, “Người thượng cổ dạy người dưới mình, hiểu rõ tai hại của hư tà, tùy theo thì tiết tránh tà khí, giữ lòng điềm đạm, sống đúng với chân khí, giữ được tinh thần bên trong, bệnh sẽ không đến.”

Thường thượng cổ dạy cho nhân chúng phải tránh tà khí gây bệnh bên ngoài (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), phải thanh tâm quả dục, ngăn ham muốn, giữ tâm trong sáng, xem nhẹ danh lợi, đạt đến cảnh giới “hư vô”, như vậy mới có thể điều hòa thông thuận chân khí, bảo vệ tinh thần bên trong, tà khí bên ngoài không thể xâm lấn được, bệnh tật cũng sẽ không phát sinh.

“Thượng cổ thiên chân luận” là quyển đầu tiên của “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn”, có thể thấy là hết sức quan trọng. “Thiên chân” là chỉ bẩm sinh của con người, đến từ sức khỏe, là tinh thần bẩm sinh, khí huyết bẩm sinh (chân khí), nguyên thần, vì vậy Đạo gia gọi tinh, khí, thần là “tam bảo sinh mạng”, ba điều quý đối với sinh mạng, có thể bảo vệ sự sống. Dưỡng sinh chính là phải bảo dưỡng tinh, khí, thần, như vậy thì tà khí bên ngoài mới không thể xâm nhập.

Nhưng phải làm thế nào để bảo dưỡng tinh, khí, thần? “Điềm đạm hư vô” chính là phương pháp bảo dưỡng tam bảo mà Kì Bá đưa ra, xuất phát từ “nội tâm” của chúng ta, nếu có thể thanh tâm quả dục, ngăn ham muốn, giữ lòng trong sáng, xem nhẹ danh lợi, không bị hấp dẫn bởi sự vật bên ngoài thì nội tâm mới có thể đủ thanh tĩnh, đạt đến “sống đúng với chân khí, giữ được tinh thần bên trong”, chân khí hòa hợp thông thuận, bảo vệ bên ngoài, tinh và thần không bị tác động, bảo vệ bên trong cũng chính là bảo dưỡng tam bảo tinh, khí, thần.

Đạo gia tu luyện thành chân nhân

Bước tiếp theo của dưỡng sinh là tu luyện, Đạo gia tu luyện là phải trở thành “chân nhân”, chính là “thần tiên” mà ta thường nói đến. Hoàng Đế có nói: “Nghe nói người thượng cổ có chân nhân, lãnh đạo thiên địa, nắm giữ âm dương, hấp thụ tinh khí, độc lập thọ thần, cơ thể như một, vậy mới có thể thọ bì thiên địa, không có chung thời, vượt ngoài luật sinh tử.” Tu luyện để thành chân nhân là có thể “thọ bì thiên địa, không có chung thời”, sống lâu vượt qua trời đất, vô cùng vô tận, cũng chính là đã đắc đạo thành tiên rồi.