Luyện tập cách nói chuyện

Làm cách nào để thể hiện mình là một người thông minh, đáng tin cậy, năng động, cũng như để mọi người ghi nhận bạn là người có tài. Để làm được điều đó, bạn cần có được kỹ năng giao tiếp tốt, cách nói chuyện tự tin, chuyên nghiệp, hài hước, và hấp dẫn.

 

 

Mọi vấn đề đều được đối phương hiểu và đánh giá qua cách mà bạn diễn đạt về chúng. Khi bạn có cách nói chuyện tự tin, hài hước và diễn đạt trôi chảy chắc chắn bạn sẽ tạo nên một hình ảnh tốt trong mắt mọi người. Vậy làm cách nào diễn đạt trôi chảy, chuyên nghiệp nhưng vẫn xen lẫn được sự hài hước? Hi vọng những gợi ý sau sẽ giúp bạn làm được điều đó.

 

1. Đối tượng và chủ đề trò chuyện

Khi bạn chuẩn bị nội dung của buổi nói chuyện có thể là trong một bữa tiệc hay một buổi họp thì điều bạn cần làm đầu tiên là mình sẽ nói chuyện với đối tượng nào: đồng nghiệp, sếp….Vì mỗi đối tượng sẽ có một phong cách khác nhau khi nói chuyện. Bạn không thể nào nói chuyện với sếp mà theo cách nói trêu đùa, nham nhở như với một bạn đồng nghiệp, điều đó sẽ làm cho sếp nghĩ bạn không tôn trọng họ. Vì vậy việc xác định rõ đối tượng trước khi giao tiếp là điều cần thiết.

Sau khi xác định rõ đối tượng, bước tiếp theo bạn cần lên list cho mình những câu hỏi mà bạn có thể hỏi khi trò chuyện với đối phương. Cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời nhằm đề phòng trường hợp bạn bị hỏi lại. Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và hỏi những câu hỏi bạn đã liệt kê với nhiều cách khác nhau, có thể là bằng cách nói chuyện hài hước hay cách nói chuyện nghiêm túc chẳng hạn, cách làm này giúp bạn không bị ngượng ngịu khi nói chuyện cũng như diễn tả được hết sức biểu cảm của gương mặt. Bạn nên lưu ý, trong những buổi báo cáo, hội thảo, thuyết trình bạn nên tránh những câu chuyện mang tính cà kê, dài dòng vì điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, lãng phí thời giác. Tóm lại, bạn cần biết rõ nội dung mình muốn truyền đạt là gì nhé.

 

2. Phát âm rõ ràng, sử dụng một giọng nói chuyên nghiệp

Đứng trước một vấn đề căng thẳng nào đó hoặc do thói quen sẽ có những lúc bạn nói chuyện nhanh hơn bình thường hoặc trả lời một cách lắp bắp. Và càng tệ hại hơn khi bạn nói chuyện giao tiếp với mọi người mà bạn nói chuyện luyến từ, nói nhanh, lầm bầm làm cho người khác không hiểu được bạn muốn nói gì. Bạn nên học cách nói chuyện chậm rãi và cách phát âm tốt. Điều chỉnh lại giọng nói, tốc độ nói của mình. Nếu cần, bạn có thể ngừng lại một chút trước khi đưa ra quan điểm nào đó.

 

3. Sử dụng ngôn từ có chọn lọc, dứt khoát, và nắm rõ ngữ pháp, cú pháp.

Bạn nghĩ cách nói chuyện hài hước là thi thoảng sử dụng những ngôn từ thô tục, hay tiếng lóng trong suốt buổi giao tiếp, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nhé. Có thể khi bạn nói họ sẽ tủm tỉm cười, nhưng đó không phải là cách làm của một người chuyên nghiệp, đừng để người khác đánh giá bạn qua ngôn từ bạn giao tiếp với họ. Ngoài ra khi giao tiếp bạn nên tránh những tiếng “ừm”, “à”, điều đó làm cho người nghe thấy khó chịu. Khi bạn nói một câu dài, nhiều thông tin cần thiết, cách tốt nhất là bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn, hoặc nếu cần bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến để người nghe có thể dễ dàng tiếp thu hết những thông tin mà bạn truyền tải.

 

4. Xây dựng một vẻ ngoài hoàn hảo

Hãy để mắt luôn hướng về đối phương khi nói chuyện. Những phát thanh viên trên truyền hình như đang nói chuyện với chúng ta vì mắt họ hướng thẳng vào camera, và đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện. Phong thái nói chuyện và một thái độ nghiêm túc cũng rất quan trọng nhưng bạn cũng cần cho nó một chút sinh động, đừng để cuộc nói chuyện thành quá cứng nhắc và nặng nề. Bạn cũng không nên múa tay liên tục trong khi nói chuyện khiến người đối diện khó chịu. Và điều cuối cùng là hãy luôn tự tin vào những điều mình nói.

Bạn đọc có thể học thêm chuyên sâu về cách nói chuyện tự tin, hấp dẫn và hài hước tại khóa huấn  luyện Làm chủ giọng nói chuyên sâu 

Châu tin rằng giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong thời đại hiện nay, bất kể là trong công việc hay cuộc sống. Khi bạn nói hay, người khác cũng muốn lắng nghe bạn nhiều hơn, bạn sẽ tự tin hơn khi trình bày ý kiến, và chắc chắn đó đều là những lợi thế cho bạn trong cuộc sống.

Nhiều bạn sẽ may mắn thừa hưởng khả năng thiên phú có thể nói năng lưu loát rành mạch. Ngược lại, cũng sẽ có một số bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn để hình thành thói quen này. Bản thân Châu trước đây cũng là một người không giỏi trong việc diễn đạt suy nghĩ của mình. Khi mới đi làm, Châu nhận được nhiều góp ý là nói chuyện run, vấp, chưa rõ ý, giọng cũng bị cao quá, nghe không vừa tai. Châu đã tự tập luyện kỹ năng nói chuyện, giao tiếp rất, rất nhiều để có thể tự tin khi đi quay phim, tham gia sự kiện, hay làm livestream. Vì vậy, hôm nay Châu muốn chia sẻ những cách có thể giúp mọi người cải thiện kĩ năng này nhé!

1. Tìm hiểu nguyên nhân bạn bị ấp úng khi giao tiếp

Hiểu rõ được các trường hợp bạn bị ấp úng khi giao tiếp sẽ giúp bạn có phương án cải thiện thích hợp. Chẳng hạn có người hay ấp úng trước đám đông, có người lại vấp váp khi giao tiếp với người khác giới, và cũng có người lại không thể diễn đạt lưu loát khi nói chuyện với cấp trên hay khách hàng. Khi đã xác định được nguyên nhân thì bạn sẽ biết mình nên tập luyện như thế nào để có thể áp dụng vào thực tế.

2. Sắp xếp trước những gì mình sắp nói

Trong những tình huống cho phép, bạn hãy cố gắng sắp xếp những ý mình định nói trước trong đầu hoặc ghi ra giấy để có thể trình bày chúng một cách lưu loát hơn. Chẳng hạn như Châu trước mỗi buổi Quaranstream sẽ luôn ghi chú tất cả các ý chính về chủ đề và khách mời vào một tờ giấy để đảm bảo rằng mình sẽ không sót bất kỳ một đầu ý nào. Trước khi đi quay phim, đóng quảng cáo, Châu cũng dành nhiều tiếng đồng hồ đọc kịch bản, luyện thanh âm đế tránh vấp váp khi thực hiện. Ngoài lưu loát thì việc chuẩn bị trước sẽ tránh cho bạn tình trạng bị lắp ý, nói vòng vo hoặc diễn đạt dông dài.

Ảnh – Minute School

3. Sử dụng câu ngắn

Việc sử dụng câu ngắn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn các ý đang và sắp sửa nói. Đảm bảo đầy đủ thông tin và diễn đạt nội dung một cách dễ hiểu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập cho mình thói quen ngắt nghỉ có nhịp điệu trong một câu để phân chia ý chính, ý phụ. Thói quen này sẽ khiến người nghe dễ theo dõi và dễ hiểu hơn rất nhiều. Mách nhỏ nè: bạn có thể cầm một quyển sách lên và đọc to từng câu trong sách để tập cách ngắt nghỉ, lên xuống, tạo cảm xúc cho giọng nói của mình!

4. Tập thu âm và nghe lại những gì mình nói

Tập luyện cũng là một yếu tố then chốt giúp bạn cải thiện kĩ năng giao tiếp. Đối diện với chiếc máy thu âm, xem đấy là người bạn cần phải truyền đạt đến để tập luyện trước. Việc nghe lại những gì mình nói sẽ cho bạn biết mình cần điều chỉnh gì về giọng điệu, tốc độ, cách phát âm hoặc cách nhấn nhá. Phương pháp này sẽ giúp bạn phát hiện ra lỗi cần sửa và từ đó hoàn thiện dần khả năng của mình. Châu thậm chí còn thực hiện việc thu âm này trước gương hoặc quay video, để theo dõi cả nét mặt mình khi nói chuyện đấy.

Ảnh – eBird

5. Tập trung chú ý khi nói chuyện 

Khi cần phải truyền đạt một việc gì cho ai đó, Châu sẽ cố gắng hết sức tập trung để gạt bỏ qua những yếu tố bên ngoài làm mình bị xao nhãng. Ví dụ như vừa nói chuyện vừa nhìn điện thoại thì chắc chắn bạn sẽ không truyền đạt được điều mình muốn. Tập thói quen chú ý vào người đối diện khi giao tiếp có thể giúp bạn nắm được những gì mình đang nói và truyền đạt chúng một cách trôi chảy. Chỉ cần một thoáng mất tập trung trong lúc giao tiếp cũng có thể khiến bạn quên béng mình đang nói đến vấn đề gì và phần tiếp theo ra sao đấy!

6. Tự tin và bình tĩnh là chìa khóa

Sau tất cả các bước chuẩn bị thì sự tự tin sẽ là yếu tố quyết định. Sự tự tin giúp bạn diễn đạt thật lưu loát và mang đến năng lượng, cảm hứng cho phần trình bày của bạn. Đôi khi sẽ có những tình huống bất ngờ xảy đến nằm ngoài sự chuẩn bị, khi đó chính sự bình tĩnh và tự tin sẽ giúp bạn trả lời một cách tốt nhất, rành mạch nhất để có thể ghi điểm với người đối diện!

Hy vọng mọi người có thể áp dụng những cách này vào thực tế để có thể cải thiện kĩ năng giao tiếp của mình hằng ngày nhé!

Chủ Đề