Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương

Lời giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương trang 160 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1 [trang 160 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

Trả lời:

Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yêu, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ờ nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co. thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

Câu 2 [trang 160 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Hãy giờ thiệu một trò chơi hoặc một mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, [Chú ý: Trong phần có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.]

Trả lời:

Đề bài yêu cầu các em học sinh giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương mình.

Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muốn giới thiệu cùng các bạn biết.

Ví dụ: Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2010 ĐẠT 9-10 LỚP 4

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 4 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4 và Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

         Khu phố của em thuộc phạm vi ngoại thành của thành phố. Trước kia nó thuộc vào một xã ven thị nhưng nay đã được chuyển thành phường. Con đường chính chạy dọc khu phố em đã được trải nhựa. Vỉa hè hai bên được lát gạch mới. Nhiều cây xanh được trồng đem lại cho đường phố vỏ tươi xanh, mát mẻ. Việc giữ gìn vệ sinh công cộng được đẩy mạnh nên đường phố luôn sạch đẹp. Những người lấn chiếm lòng đường và vỉa hè để buôn bán đều phải lui vào theo quy định chung. Buổi tối, khi đèn chiếu ở hai bên hè phố bật lên, đèn của các nhà cũng đều tỏa sáng thì nhìn khu phố thấy đẹp đẽ lung linh.

Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ lại bài.

Lời giải chi tiết:

    Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

     Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Kéo co không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

    Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

     Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

     Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

    Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

    Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

Câu 2

Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội, cần giới thiệu quê em ở đâu. [Chú ý: Trong phần có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị].

Phương pháp giải:

Chú ý giới thiệu rõ quê em mở đâu, có trò chơi gì đặc biệt.

Cần kể chi tiết trò chơi đó hoặc lễ hội có những phần gì, có gì đặc sắc.

Lời giải chi tiết:

Quê hương em ở thành phố biển Hải Phòng, nơi tổ chức lễ hội chọi trâu mỗi dịp hè.

Vào 9/8 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi lại đổ về biển Đồ Sơn để tham gia lễ hội chọi trâu. Trước khi phần hội diễn ra, người ta tổ chức lễ cầu may, xin các vị thần linh phù hộ độ trì và cảm ơn trời đất về một vụ mùa tốt tươi. Các chú trâu tham gia lễ hội đều được đánh số trên lưng, chủ nào cũng đen bóng, khỏe mạnh và rất hiếu chiến. Từ vòng loại, bán kết tứ kết, các chú trâu đối đầu với nhau theo cặp. Sau hiệu lệnh của trọng tài, người chủ dẫn những chiến binh to khỏe, lẫm liệt bước vào sân. Tiếng còi vang lên, hai chú trâu lao vào nhau, dùng sức mạnh và sự khéo léo để đánh bại đối phương. Sau một hồi quyết chiến, chú trâu khỏe mạnh hơn sẽ giành chiến thắng và tiếp tục bước vào vòng thi với những đối thủ nặng ký khác. Chú trâu chiến thắng tại vòng chung kết sẽ nhận được phần thưởng. Sau đó, người ta sẽ mổ thịt trâu dâng lên thần linh để cảm tạ.

Em rất thích lễ hội chọi trâu vì đó là truyền thống tốt đẹp của quê hương em, thể hiện sự hi vọng về mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chủ Đề