Luyện tập trang 13 ngữ văn 11

Nội dung bài Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân sgk Ngữ văn 11 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 11 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

I – NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI

1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:

– Các âm thanh và các thanh [nguyên âm, phụ âm, thanh điệu…]

– Các tiếng [âm tiết] là sự kết hợp của các âm và thanh.

– Các từ [từ đơn, từ ghép]

– Các ngữ cố định [thành ngữ, quán ngữ…]

2. Các quy tắc và phương thức chung:

– Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. Ví dụ: cấu tạo kiểu câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả…

– Phương thức chuyển nghĩa từ [nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh]

Bên cạnh đó, còn nhiều quy tắc và phương thức chung khác thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách… của ngôn ngữ.

II – LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN

Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:

1. Giọng nói cá nhân.

2. Vốn từ ngữ cá nhân.

3. Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo.

4. Việc cấu tạo ra từ mới.

5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.

Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.

LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 13 Ngữ văn 11 tập 1

Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

[Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê]

Trả lời:

Trong hai câu thơ, từ thôi in đậm được tác giả sử dụng với nghĩa chuyển, chỉ cái chết để nói tránh cái chết của Dương Khuê, một sự việc đau buồn.

2. Câu 2 trang 13 Ngữ văn 11 tập 1

Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

[Hồ Xuân Hương, Tự tình – Bài II]

Trả lời:

Cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ:

– Danh từ trung tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại [rêu từng đám, đá mấy hòn];

– Đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ.

⇒ Việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ giúp tạo ấn tượng mạnh, các động từ đặt ở đầu câu bộc lộ sức sống mãnh liệt của những sự vật tưởng chừng bé nhỏ, tầm thường. Từ đó gợi sự bứt phá, sự bướng bỉnh, phẫn uất cùng khát khao hạnh phúc mãnh liệt của Hồ Xuân Hương.

3. Câu 3 trang 13 Ngữ văn 11 tập 1

Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

Trả lời:

Ví dụ: Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về

⇒ Từ láy tượng hình chùng chình được Hữu Thỉnh sử dụng thật tinh tế, giúp gợi tả trạng thái ung dung, chậm rãi của sương và cũng là trạng thái chuyển giao của mùa từ hạ sang thu.

⇒ Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.

Hoặc:

Ví dụ:

Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, quan Chánh đường sử dụng cách nói riêng của quan liệu trong triều: Thế tử = con vua, thánh thượng = vua, thánh chỉ = lệnh vua…

Có thể nêu các ví dụ về mối quan hệ giữa giống loài và từng cá thể [giữa một con cá với một loài cá…]

Bài trước:

  • Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh sgk Ngữ văn 11 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 11 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 11
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 11
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 11
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 11
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 11
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 11
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 11
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 11 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 11
  • Để học tốt môn GDCD lớp 11

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân sgk Ngữ văn 11 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!

Sách giải văn 11 bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân [Cực Ngắn], giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

Luyện tập

Câu 1 [trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1]:

Trong câu “Bác Dương thôi đã thôi rồi”, từ “thôi” in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển, có nghĩa là qua đời, mất.

Câu 2 [trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1]:

– Ở hai câu thơ trên, từ ngữ được sắp đặt theo lối đảo ngữ: danh từ trung tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại [rêu từng đám, đá mấy hòn]; đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ.

– Cách sắp đặt như thế tạo ra ấn tượng mạnh về cảm giác: những đám rêu, hòn đá có sức sống mạnh mẽ, khẳng định sự tồn tại của mình, không gian thiên nhiên được sắp đặt một cách độc đáo, khác biệt.

– Ngoài ra, cách sắp đặt này còn thể hiện cá tính mạnh mẽ trong phong cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ của tác giả Hồ Xuân Hương.

Câu 3 [trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1]:

Ví dụ:

– Câu thơ của Xuân Diệu trong bài thơ “Đây mùa thu tới”:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

– Câu văn của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

“Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.”

⇒ Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.

Chủ Đề