Làm thế nào để tăng cân cho thai nhi năm 2024

Bơ, sữa tươi chứa dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành da, não của thai nhi; còn ăn yến tốt cho thai phụ nhưng không nên dùng trong ba tháng đầu.

Phần lớn phụ nữ dễ tăng cân trong thai kỳ. Nhiều thai phụ mong chọn được món ăn giúp con tăng cân nhưng mẹ vẫn giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên, theo BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, điều này khó thực hiện.

"Thức ăn phải được thai phụ hấp thụ mới có dinh dưỡng nuôi bé, nên không thể 'thức ăn chỉ vào con, không vào mẹ'", bác sĩ Quyên nói.

Bào thai hấp thu dinh dưỡng từ mẹ tốt hay không phụ thuộc nhiều nguyên nhân, bánh nhau nhỏ hoặc mắc bệnh lý ở bánh nhau (nhất là u bánh nhau) khiến hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng kém. Thai phụ lớn tuổi, sức khỏe kém, chế độ dinh dưỡng mất cân đối, lao động nặng nhọc khiến bản thân và thai nhi không tăng cân.

Bác sĩ Quyên lưu ý mẹ bầu chia nhỏ bữa ăn để thai tăng hấp thu dinh dưỡng. Mẹ nên chọn món ăn đa dạng dưỡng chất, nhất là khi thai phát triển nhanh nhất ở tam cá nguyệt thứ hai và ba.

Dưới đây là một số thực phẩm giúp bào thai tăng cân tốt.

Yến: Yến tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi, nhưng không nên sử dụng trong ba tháng đầu thai kỳ để tránh tác dụng phụ. Nếu thai nhi tăng cân thấp hơn bình thường, mẹ bầu có thể sử dụng yến làm thực phẩm bổ sung, song không quá 3 g một ngày, ăn 3 lần một tuần. Yến phải đảm bảo chất lượng, tự chưng cất. Các sản phẩm yến chưng sẵn chứa nhiều đường có thể khiến thai phụ tăng đường huyết.

Bơ: Chứa nhiều chất axit béo không bão hòa đơn, chất xơ, vitamin C, B, E, K và nhiều khoáng chất thiết yếu khác như kali, folate, lutein... Các axit béo đơn tham gia vào quá trình thành da, mô, não ở trẻ.

Làm thế nào để tăng cân cho thai nhi năm 2024

Bữa ăn dinh dưỡng đủ chất cho sản phụ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Ảnh: Tâm Anh

Sữa tươi không đường: Sữa chứa đầy đủ nhóm chất cần thiết như chất đạm, canxi, chất béo, vitamin D, kẽm... Chất đạm hỗ trợ trẻ phát triển cơ bắp, canxi giúp hình thành và phát triển hệ xương, răng. Cả hai dưỡng chất này phát triển não bộ trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Thịt bò: Trung bình 100 g thịt bò cung cấp 36 g protein và ít chất béo, tốt cho mẹ bầu. Thực phẩm góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu, sắt trong thai kỳ. Thiếu máu là nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển, chậm tăng cân.

Cá hồi: Giàu chất béo omega-3 và chất đạm. Axit béo omega-3 (DHA và EPA) bảo vệ mắt, hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi.

Các loại hạt: Thai phụ có thể bổ sung thêm hạt hạnh nhân, hạt óc chó, macca, óc chó, hạt lanh, hạt bí... Chúng giàu omega-3, các dưỡng chất khác như protein, vitamin, photpho tốt cho não bộ của trẻ.

Trứng: Cung cấp đạm, sắt, kẽm, choline, folate quan trọng đối với sự phát triển trí não, ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở thai nhi. Mẹ bầu nên ăn 3-4 trứng mỗi tuần, ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì lòng đỏ trứng chứa choline.

Ngoài ra, thai phụ ưu tiên thức ăn nấu chín, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, không uống bia, rượu, cà phê.

Phụ nữ thừa cân trong thai kỳ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập thể dục. Ngược lại, thai phụ thiếu cân khiến thai chậm phát triển trong tử cung, dị tật, thiếu máu; chuyển dạ, sinh sớm. Trẻ sinh ra có nguy cơ còi cọc, suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh hô hấp.

Trong thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Để giữ gìn vóc dáng, chế độ dinh dưỡng vào con không vào mẹ là điều được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy làm sao để tăng cân cho thai nhi mà mẹ không tăng cân quá nhiều?

Làm thế nào để tăng cân cho thai nhi năm 2024
Mẹ bầu nên xây dựng dinh dưỡng như thế nào để tốt cho thai nhi?

Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Mẹ bầu cần ăn cho 2 người để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc nhân đôi khẩu phần ăn. Thực tế, trong quá trình mang thai mẹ cần thêm 30% năng lượng và cần được cung cấp lượng vitamin và khoáng chất gấp 3 lần so với trước đó.

Trong thai kỳ, không ít mẹ bầu mắc phải những sai lầm dinh dưỡng phổ biến như:

Ăn gấp đôi

Trọng lượng của thai nhi trong bụng rất bé. Vậy nên mẹ không cần thiết phải ăn quá nhiều. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ bầu chỉ cần ăn nhiều hơn một chút so với bình thường. Chế độ ăn sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ.

Mẹ nên tập trung vào chất lượng dinh dưỡng thay vì số lượng, khối lượng thức ăn.

Ăn ít, nhịn ăn do sợ tăng cân

Trong thai kỳ, phụ nữ không được áp dụng các chế độ ăn kiêng hay giảm cân. Việc này có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của trẻ. Sự thiếu hụt dưỡng chất có thể gây ra nhiều hệ quả cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ về sau.

Ăn nhiều bữa nhưng không giảm khẩu phần

Hẳn phụ nữ khi mang thai được nghe rất nhiều lời khuyên về việc chia nhỏ bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày, mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ (gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ).

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, khi chia nhỏ bữa ăn cũng cần giảm bớt khẩu phần ăn. Việc này giúp mẹ không bị nạp quá nhiều dưỡng chất, ổn định lượng đường trong máu, tránh tích tụ mỡ thừa gây tăng cân không cần thiết.

Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để tăng cân cho thai nhi

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần được cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt là 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Làm thế nào để tăng cân cho thai nhi năm 2024
Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé

Để dinh dưỡng vào con tốt nhất, mẹ bầu cần xây dựng thực đơn khoa học:

Ưu tiên thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm đóng vai trò quan trọng giúp thai nhi phát triển hệ cơ, tốt cho tế bào máu. Bên cạnh đó, đạm cũng giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá mức hay béo lên nhiều.

Một số thực phẩm giàu chất đạm tốt cho phụ nữ mang thai: thịt, trứng, tôm, cua, đậu đỗ, cá…

Lưu ý:

– Nạp đạm theo nhu cầu của cơ thể, không nên ăn thừa đạm

– Tiêu thụ quá nhiều đạm có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

– Để giảm cảm giác nghén, mẹ nên thay đổi luân phiên 2 – 3 loại thịt/tuần và chế biến món đa dạng.

– Mỗi tuần, mẹ bầu nên ăn 2 – 3 bữa cá, chế biến thành nhiều món: hấp, nấu, rán…

– Mẹ chỉ nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần

Ăn tinh bột vừa phải

Mẹ bầu không nên ăn nhiều tinh bột, đồng thời cũng không nên cắt tinh bột trong chế độ ăn. Để cung cấp lượng tinh bột cần thiết, mỗi ngày mẹ ăn từ 2 – 3 bát cơm là đủ. Hoặc mẹ có thể thay cơm bằng những thực phẩm khác: bánh mì, ngô, khoai…

Bổ sung ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào. Bên cạnh đó, các loại hạt cũng chứa lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất… Đây đều là những dưỡng chất tốt, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả ở thai phụ.

Mẹ có thể sử dụng ngũ cốc như một món ăn vặt hoặc dùng trong các bữa ăn phụ.

Tăng cường rau củ quả

Rau xanh và các loại quả mọng nước không chỉ giúp kích thích khẩu vị mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, ổn định huyết áp hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng vitamin, chất xơ là dưỡng chất vàng giúp chống oxy hóa, đồng thời giúp mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Một số loại quả không thể thiếu trong thai kỳ mẹ bầu nên lưu ý như: cam, quýt, trái cây có múi, bơ, xoài, chuối, táo, mơ…

Phụ nữ đang mang thai nên ăn hoa quả mỗi ngày (có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước, xay sinh tố…)

Làm thế nào để tăng cân cho thai nhi năm 2024
Rau củ quả chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn, tốt cho mẹ và bé

Các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu

Để lựa chọn thực phẩm phù hợp, mẹ bầu lưu ý ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với thai kỳ:

– Thực phẩm giàu vitamin nhóm A, B, C, D, E, K

– Canxi

– Omega – 3

– Acid folic

– Đạm

– Sắt, kẽm, iot…

Lưu ý về cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ

Tăng cân chính là một trong những thay đổi dễ thấy nhất ở phụ nữ mang thai. Cân nặng của mẹ bầu sẽ thay đổi theo sự tăng trưởng của thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu tăng cân vừa phải theo từng giai đoạn. Thông thường, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu tăng từ 10-15kg cân nặng. Với những trường hợp như thai đôi, thai ba, thai kỳ có biến chứng, cân nặng tăng lên có thể nhiều hơn.

Một số lưu ý mẹ cần biết về cân nặng trong thời gian mang thai:

– Tương tự như việc khám thai, mẹ bầu cần kiểm tra cân nặng đều đặn. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít có thể ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe của mẹ và bé.

– Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng 1,5 – 2kg cân nặng mỗi tháng.

– Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể gây ra: đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, đồng thời tăng nguy cơ sinh non và mổ lấy thai.

– Tăng cân quá ít có thể dẫn đến tình trạng thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển, tăng tỷ lệ sinh non.

Nếu mẹ phát hiện cơ thể có sự tăng cân bất thường, hãy đến cơ sở y tế sớm để được bác sĩ sản khoa thăm khám, hỗ trợ tốt nhất, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy đến.

Hi vọng bài viết đã giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ, đồng thời xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ với Hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay mẹ nhé!

Uống gì để thai nhi tăng cân nhanh?

Sữa là thực phẩm hàng đầu để thai nhi tăng cân nhanh. Các nghiên cứu khuyến cáo, uống từ 200 – 500 ml sữa/ngày giúp hỗ trợ thai nhi tăng trưởng. Sữa cung cấp chất đạm và canxi, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Các mẹ bầu có thể uống sữa hoặc dùng kèm với ngũ cốc, bột yến mạch làm bữa sáng mỗi ngày.

Làm thế nào để tăng cân khi mang thai?

1.1. Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều đạm. ... .

1.2. Ăn lượng tinh bột vừa đủ ... .

1.3. Ăn ngũ cốc. ... .

1.4. Thay thế sữa bầu bằng sữa tươi không đường tách béo. ... .

2.1. Tăng cân đều đặn. ... .

2.2. Đi khám sớm nếu tăng cân bất thường..

Thai 37 tuần ăn gì để con tăng cân?

Nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?.

Cá giúp thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối. ... .

Các loại thịt nạc cần thiết để thai nhi tăng cân. ... .

Trứng vịt lộn hỗ trợ tăng cân nhanh cho thai nhi. ... .

Trứng gà không thể thiếu để mẹ bầu tăng cân cho thai nhi. ... .

Ăn vặt các loại hạt hỗ trợ tăng cân cho thai nhi..

Khi nào thai nhi ngừng tăng cân?

Trái với đầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), thời gian này cân nặng mẹ ngừng tăng cân và có thể giảm đi 1-2 kg. Lý do của việc này là do lượng nước ối của mẹ đang giảm xuống để chuẩn bị cho việc đón bé chào đời.