Làm thế nào để cơ thể ít ra mồ hôi

Dĩ nhiên, bạn đổ mồ hôi không chỉ vì mùa hè mà còn vì những thay đổi hoóc môn và mức độ hoạt động thể chất của bạn.

Sau đây là một số cách tự nhiên ngăn đổ mồ hôi quá mức trong những ngày hè, theo The Health Site.

1. Chanh

Chanh chứa một lượng đáng kể a xít citric, vốn có khả năng loại bỏ vi khuẩn có hại. Nó cũng có thể được sử dụng để giảm việc đổ mồ hôi quá mức từ cơ thể con người.

Vắt một quả chanh cho đến khi nó chảy gần hết nước, sau đó chà quả chanh vào nách của bạn. Bạn cũng có thể vắt một ít nước chanh lên một miếng bông, thêm một ít bột nở (baking soda) rồi sử dụng như một hỗn hợp tự nhiên để thoa lên vùng dưới cánh tay.

2. Khoai tây

Khoai tây và các thực phẩm giàu kali khác đã được phát hiện có đặc tính chống đổ mồ hôi. Bạn có thể chà một lát khoai tây vào vùng nách trong vài phút để tận dụng tác dụng làm khô của loại củ này, theo The Health Site.

3. Dầu cây trà

Nếu bạn cảm thấy phiền về mùi cơ thể nhiều hơn tình trạng ẩm ướt của việc đổ mồ hôi thì dầu cây trà có thể giúp bạn. Loại tinh dầu này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ở vùng dưới cánh tay bạn.

Chỉ cần nhỏ một vài giọt dầu cây trà lên một miếng bông và lau. Tránh sử dụng quá mức vì dầu này cũng có thể gây khô da, theo The Health Site.

4. Nước ép cà chua

Nước ép cà chua có thể làm giảm việc đổ mồ hôi của bạn do các đặc tính linh hoạt của nó. Theo một số nghiên cứu, uống nước ép cà chua có thể thu nhỏ lỗ chân lông của bạn, qua đó làm giảm tình trạng đổ mồ hôi quá mức.

Điều này cũng có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bạn. Bạn cũng có thể thoa nước ép cà chua nguyên chất vào vùng dưới cánh tay và để yên trong 20 phút trước khi rửa sạch.

5. Giấm táo

Giấm hoạt động như một chất làm se giúp loại bỏ vi khuẩn và làm se khít lỗ chân lông khi được bôi trực tiếp lên da.

Nếu bạn gặp phải vấn đề đổ mồ hôi quá mức thì việc uống một ngụm giấm hoặc bôi trực tiếp lên vùng đổ mồ hôi mỗi đêm có thể đem đến sự khác biệt.

Lời khuyên là uống hỗn hợp gồm 2 thìa giấm và 1 thìa giấm táo trước khi ăn sáng, trưa và tối, theo The Health Site.

Bạn đang tìm cách nhanh chóng và dễ dàng để đối phó với mùi cơ thể? Dưới đây, Boldsky sẽ mách bạn một số mẹo có thể làm để giảm tiết mồ hôi và mùi cơ thể của bạn.

1.Giữ cho mình sạch sẽ và tươi mới

Tắm ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn trên da. Bản thân mồ hôi không có mùi. Tuy nhiên, khi vi khuẩn trên da của bạn trộn lẫn với mồ hôi, chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng và gây ra mùi hôi thối. Rửa kỹ, đặc biệt là ở những nơi bạn đổ mồ hôi sẽ giúp làm giảm mùi cơ thể của bạn.

Làm thế nào để cơ thể ít ra mồ hôi
Biết cách kiểm soát và làm giảm mùi cơ thể sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn. Ảnh: Boldsky

2. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn

Nếu bạn rửa kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn, bạn có thể loại bỏ một số vi khuẩn, giúp khử mùi hôi. Hãy tìm những loại xà phòng có tác dụng kháng khuẩn được ghi trên bao bì.

3. Lau khô người

Sau khi tắm xong, hãy lau khô người thật kỹ, chú ý đến những vùng mà bạn đổ nhiều mồ hôi. Bạn nên giữ da khô thoáng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi cơ thể.

4. Sử dụng chất chống mồ hôi công nghiệp

Bôi chất chống mồ hôi mạnh lên vùng da dưới cánh tay của bạn ngay sau khi bạn sạch và khô. Chúng chứa nhôm clorua, một chất hóa học giúp giữ mồ hôi và khử mùi.

Bạn nên sử dụng nó 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Hãy ưu tiên tìm kiếm chất chống mồ hôi có thể lưu giữ trong thời gian lâu thay vì có tác dụng mạnh.

Làm thế nào để cơ thể ít ra mồ hôi
Đừng để mùi cơ thể làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ giao tiếp xung quanh bạn. Ảnh: Boldsky

5. Sử dụng chất khử mùi probiotic

Những tác dụng của men vi sinh không chỉ tốt cho đường ruột mà còn có lợi cho làn da của bạn. Probiotics là vi khuẩn tốt, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Để loại bỏ mùi cơ thể, điều quan trọng là phải duy trì một môi trường hài hòa. Bạn có thể mua chất khử mùi probiotic tại hiệu thuốc hoặc các cửa hàng tạp hóa.

6. Giữ quần áo của bạn sạch sẽ

Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều, hãy thay quần áo thường xuyên. Quần áo mới giúp giữ mùi cơ thể. Thay tất của bạn, đặc biệt nếu bạn có xu hướng có mùi hôi chân. Thay lót giày thường xuyên, sử dụng bột khử mùi trong giày và đi chân trần bất cứ khi nào có thể.

7. Loại bỏ một số loại thực phẩm và đồ uống

Mùi cơ thể của bạn bị ảnh hưởng bởi những gì bạn ăn. Thực phẩm có xu hướng khiến bạn đổ mồ hôi, chẳng hạn như ớt cay hoặc các thực phẩm cay khác đều có thể góp phần gây ra mùi cơ thể.

Đổ mồ hôi là một quá trình tự nhiên giúp điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Do đó, khi cơ thể không bài tiết được mồ hôi sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Vậy có những cách nào để điều trị bệnh lý không ra mồ hôi?

1. Cơ chế hoạt động của tuyến mồ hôi

Hệ thống tuyến mồ hôi bao gồm tuyến mồ hôi nước, tuyến mồ hôi dầu và tuyến bã nhờn.

Tuyến mồ hôi nước (tuyến Eccrine) - có mặt ở khắp nơi trên cơ thể, nhiều nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân sau đó đến da đầu, xuất hiện ít nhất ở thân và tứ chi; chủ yếu bài tiết nước có vai trò làm mát cơ thể. Tuyến mồ hôi dầu (tuyến apocrine) - phân bố chủ yếu ở nách và vùng quanh hậu môn, ít có tác dụng làm mát. Các tuyến mồ hôi chuyên biệt gồm tuyến cổ tử cung, tuyến vú, tuyến lệ hay các tuyến của tiền đình mũi có nguồn gốc từ tuyến mồ hôi apocrine được biệt hóa.

Cấu trúc của mỗi tuyến mồ hôi bao gồm 2 thành phần cơ bản là đơn bị bài tiết và một ống dẫn mồ hôi. Mỗi tuyến mồ hôi có một sợi thần kinh phân nhánh và các mao mạch nhỏ bao quanh lõi ống.

Mỗi ngày cơ thể tiết ra khoảng 500 - 700ml mồ hôi, lượng mồ hôi phụ thuộc vào thời tiết, tình trạng hoạt động hay nghỉ ngơi. Nếu da bị kích ứng tối đa có thể tiết đến 3 lít mồ hôi/ ngày. Nam giới đổ mồ hôi nhiều hơn so với nữ giới.

Chức năng chính của tuyến mồ hôi là điều tiết nhiệt thông qua bay hơi; bài tiết và loại bỏ một phần nước, điện giải; hỗ trợ bảo tồn lớp acid trên bề mặt da, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh.

2. Bệnh lý giảm tiết mồ hôi hay không ra mồ hôi là gì?

Giảm tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể không thể tự hạ nhiệt độ thông qua việc tiết mồ hôi ngay cả khi thời tiết nắng nóng hay cơ thể vận động thể lực nhiều. Khi không đổ mồ hôi, cơ thể sẽ không thể tự làm mát có thể dẫn đến tình trạng say nóng, thậm chí là tử vong.

Giảm tiết mồ hôi có thể xảy ra trên toàn bộ cơ thể hoặc một vùng nào đó. Khi tất cả các vùng trên cơ thể đều không bài tiết mồ hôi, không có khả năng tăng tiết bù trừ ở những vùng khác sẽ gây ra tình trạng không tiết dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Các triệu chứng hay gặp khi cơ thể giảm tiết mồ hôi:

  • Cảm giác xây xẩm, chóng mặt, yếu sức.
  • Chuột rút, đặc biệt là ở tứ chi, yếu cơ.
  • Sốt cao, đỏ phừng mặt, cơ thể nóng bức.
  • Buồn nôn.

Nguyên nhân của tình trạng giảm tiết mồ hôi:

  • Một số rối loạn di truyền bẩm sinh hoặc mắc phải như rối loạn thần kinh (bệnh Fabry), rối loạn chuyển hóa.
  • Các tổn thương ở da như bỏng, xạ trị, vẩy nến, tắc nghẽn lỗ chân lông nặng có thể ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi, làm chúng hoạt động kém, thậm chí là không thể bài tiết mồ hôi.
  • Một số bệnh lý mô liên kết (hội chứng Sjogren) làm teo các tuyến mồ hôi, khiến chúng mất chức năng.
  • Các loại thuốc như morphine và botox, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến mồ hôi.
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên trong bệnh lý đái tháo đường; sử dụng các chất
  • Khi cơ thể trong tình trạng mất nước nghiêm trọng do một số bệnh lý khác (tiêu chảy cấp, nôn, mất máu,...) cũng gây ra giảm tiết mồ hôi.

3. Nguy cơ khi cơ thể không bài tiết mồ hôi

Khi cơ thể không bài tiết được mồ hôi sẽ gây một số nguy cơ:

  • Cơ thể không thể tự điều chỉnh hạ thân nhiệt khi thời tiết nắng nóng hoặc khi nhiệt độ cơ thể tăng cao. Điều này làm tăng nhiệt độ của tế bào, chuột rút do nhiệt, gây kiệt sức vì nhiệt, có thể dẫn tới sốc nhiệt.
  • Quá trình bài tiết mồ hôi cũng thúc đẩy khả năng miễn dịch, loại bỏ các mầm bệnh trong cơ thể. Do đó, nếu giảm tiết mồ hôi hay không tiết mồ hôi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng tích tụ mầm bệnh.
  • Trong mồ hôi có chứa một chất gọi là dermcidin có công dụng kìm hãm một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Khi đổ mồ hôi, lỗ chân lông giãn nở giúp giải phóng độc tố và các chất gây mụn nhọt, trứng cá trên da.
  • Đổ mồ hôi ngoài bài tiết nước còn bài tiết một số loại muối, điện giải ra khỏi cơ thể. Nếu không đổ mồ hôi các muối canxi sẽ tích tụ trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Mồ hôi được xem như là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, chứa tế bào gốc, có vai trò quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành. Quá trình bài tiết mồ hôi trong sau các hoạt động thể lực giúp giải phóng hormone endorphin, làm cơ thể sảng khoái hơn, tinh thần phấn chấn hơn. Vì vậy, khi không thể bài tiết mồ hôi, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần trở nên ảm đạm.

Không ra mồ hôi là tình trạng vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào, có thể dẫn đến tử vong nếu không giải quyết kịp thời. Việc điều trị trước tiên cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và giải quyết nó.

Một số loại thuốc có thể cải thiện tạm thời tình trạng này bao gồm các thuốc nhóm steroid, thuốc tiêm gây tê cục bộ vào mô thần kinh giao cảm ở cổ.

Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng giảm tiết mồ hôi:

  • Giúp cơ thể không quá nóng bằng cách mặc quần áo sáng màu, rộng rãi, đội mũ rộng vành khi đi nắng. Hạn chế mặc các loại quần áo bó sát, đồ tối màu đặc biệt là vào mùa hè.
  • Sinh hoạt và làm việc ở nơi mát mẻ, thông thoáng khí, có quạt, điều hòa.
  • Tắm nước mát.
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế các loại trà, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích.
  • Tránh vận động nặng, quá sức, thực hiện các động tác chậm rãi, nhẹ nhàng để tránh làm nóng cơ thể.

Tóm lại, không tiết mồ hôi là tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của việc không tiết hay giảm tiết mồ hôi kéo dài cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Làm sao để giảm mồ hôi cơ thể?

Đó là thay đổi lối sống và thói quen lành mạnh, hạn chế tối đa các điều kiện gây mùi mồ hôi..

Sử dụng chất chống mồ hôi tại chỗ ... .

Lau khô người sau khi tắm. ... .

Cạo lông nách. ... .

Tránh thức ăn gây mồ hôi. ... .

Ăn nhiều thực phẩm làm giảm mồ hôi nách. ... .

Luôn uống đủ nước. ... .

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí ... .

Hạn chế caffeine..

Cơ thể ra nhiều mồ hôi phải làm sao?

Cách trị đổ mồ hôi nhiều toàn thân ngay tại nhà, cực kỳ hiệu quả.

Giảm đổ mồ hôi quá nhiều nhờ hạn chế ăn thức ăn cay, nóng và giảm tiêu thụ caffeine. ... .

Cách giảm ra mồ hôi nhiều nhờ tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. ... .

Hạn chế đổ mồ hôi nhiều nhờ giữ cơ thể luôn thoáng mát. ... .

Lựa chọn chất liệu quần áo phù hợp..

Tại sao cơ thể không ra mồ hôi?

Nguyên nhân nào gây giảm tiết mồ hôi? Tiết ít mồ hôi xảy ra khi tuyến mồ hôi không hoạt động bình thường, có thể do bẩm sinh hoặc một tình trạng ảnh hưởng đến da và dây thần kinh. Mất nước cũng có thể gây ra tiết ít mồ khi. Đôi khi các chuyên gia không xác định được nguyên nhân khiến bạn ra ít mồ hôi.

Tại sao lại bị đổ mồ hôi nách?

Nguyên nhân là vì ở nách tập trung nhiều tuyến mồ hôi apocrine tiết ra mồ hôi dầu chứa protein và lipid, khác với tuyến eccrine tiết mồ hôi chứa nước không mùi. Thủ phạm gây hôi nách là do vi khuẩn sử dụng protein, lipid làm nguồn thức ăn và phân hủy thành chất thải có mùi khó chịu.