Ký hiệu hóa học của đồng thau là gì năm 2024

Một số ý kiến phản bác lại các thuật ngữ của khảo cổ học về thời đại đồng thau và văn hoá đồng thau, hoá ra lại chưa hiểu các thuật ngữ cơ bản của ngành này.

1.1. Hợp kim tự nhiên? Nếu cho rằng “loài người đã sử dụng đồng từ hai dạng hợp kim tự nhiên của đồng là đồng đỏ và đồng thau” thì rõ ràng là không hiểu khái niệm của thuật ngữ hợp kim. Vì hợp kim chỉ có tính chất nhân tạo, mà hợp kim đồng tức là một dạng kim loại đồng được kết hợp với một kim loại khác hay một á kim mà thành một dạng hợp kim sau khi được nấu chảy hoặc điện phân. Tức phải có bàn tay con người pha trộn thì mới có được hợp kim. Trong tiếng Anh, thuật ngữ Alloy chính là chỉ hợp kim như vậy. Không thể có một dạng hợp kim tự nhiên. Nếu có một dạng mỏ nào đó có cả thành phần đồng (chiếm tỷ lệ lớn) và còn có một số kim loại khác nữa, thì đó không phải là hợp kim. Ví dụ, mỏ chalcopyrite ở dọc sông Đà, trong thành phần có đồng khá nhiều, lại có cả sắt. Thì cái đó không phải là hợp kim tự nhiên mang tên đồng-sắt mà là mỏ tự nhiên, trong quặng đồng có cả các kim loại khác mà thôi. Ý kiến cho rằng trong thiên nhiên, đồng thương tồn tại gần với thiếc, mà thứ quặng này lại dễ tinh luyện, cho nên loài người đã biết khai thác và chế biến nó trước tiên để mở ra thời đại đồ đồng cũng lại không đúng. Để mở ra thời đại đồ đồng, loài người phải lấy quặng đồng và quặng thiếc hoà trộn vào nhau nóng chảy thành hợp kim đồng thiếc chứ không phải là có một loại quặng tự nhiên đã có sẵn cả đồng và thiếc chỉ việc nấu lên là ra hợp kim như vậy. Vì thế, theo tôi, không có khái niệm hợp kim tự nhiên trong khoa học. Càng không có một loại hợp kim tự nhiên của đồng và thiếc.

1.2. Một thuật ngữ được sử dụng sai với khảo cổ học, cho rằng “khi sử dụng công cụ bằng đá đẽo (ở thời đại đồ đá mới), tuy con người đã biết tách chẻ, ghè đẽo đá”… thì thực ra là tác giả không hiểu là thời mà người ta đẽo đá, tách chẻ đá lại không phải là thời đại đá mới mà là thời đại đá cũ… Còn vào thời đá mới người ta đã biết một công nghệ chế tác đá tân tiến hơn là mài đá.

Còn nhiều thuật ngữ khảo cổ học mà tác giả bài Thời đại đồng thau và văn hoá đồng thau - Những thuật ngữ đáng ngờsử dụng không chính xác. Nhưng tôi đoán là tác giả không phải là nhà khảo cổ học, nên chuyện tìm những chỗ sai học thuật của bài viết thì cũng không thật cần thiết lắm.

1.3. Các thuật ngữ liên quan đến nghề chế tác đồng.

Sau thời đại đồ đá, loài người biết đến kim loại đồng. Họ biét được đặc tính của đồng là khi qua nóng chảy sẽ được một chất liệu sắc bén hơn đá, có thể chế tác công cụ sản xuất và vũ khí.

Những đồ đồng đầu tiên được đúc là đồng nguyên chất (pure copper) với ký hiệu hoá học là Cu, nguyên tố được đánh số 29 trong bản tuần hoàn hoá học, nhiệt độ nóng chảy là 1.084,87 độ C, trọng lượng riêng là 8,96.

Khu vực tìm được những đồ đồng nguyên chất được đúc đầu tiên là Trung Cận Đông và Capcadơ. Niên điểm con người sử dụng công cụ đồng sớm nhất vào khoảng thiên niên kỷ thứ bảy trước Công nguyên. Từ đó, khảo cổ học đã đặt tên cho một thời đại mới, sử dụng đồ đồng là thời đại đồ đồng (Cop-per age).

Sau đó vài thiên niên kỷ, loài người biết đến cách pha chế hợp kim: cho một ít chất á kim là arsenic (thạch tín) vào đồng nóng chảy thì được sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Vì thế hợp kim đồng – arsenic (Arsenic-copper alloy) là hợp kim biết đến đầu tiên của loài người.

Muộn hơn một chút, loài người biết đến hợp kim khác là đồng-thiếc (Tin-copper alloy) và hợp kim đồng-chì (Lead-copper alloy). Từ đó, hai loại hợp kim này phổ biến trên nhiều vùng trên thế giới trong thời cổ đại, trong đó có Việt Nam.

Nghiên cứu một thời đại mà đồ đồng có tác động cơ bản đến cuộc sống vật chất và văn minh tinh thần của nhân loại, các nhà khảo cổ học đã phân kỳ thời đại này như sau:

- Thời đại sử dụng đồng nguyên chất (Copper age).Trong thời đại này con người sử dụng công cụ hoàn toàn làm bằng đồng copper. Một số học giả còn gọi là thời đại đồng đá (Chalcolithic age) vì giai đoạn này tồn tại không lâu và còn sử dụng nhiều đồ đá của giai đoạn trước.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi thời đại này là thời đại đồng đỏ. Vậy thì cách đặt tên như vậy đúng hay sai?

Đồng nguyên chất thường được các lò luyện kim có nhiều cách gọi khác nhau, có thể gọi là đồng nõn, đồng đỏ… Vì thế các nhà khảo cổ học đặt tên một thời đại mà chỉ sử dụng đồng nõn (đồng đỏ) là thời đại đồng đỏ cũng hợp lý và hoàn toàn thống nhất ý nghĩa của thời đại này.

Chứng cứ khảo cổ học cập nhật cho thấy ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như nhiều vùng khác trên thế giới vắng mặt thời đại đồng đỏ với tư cách là một thời đại, mà chỉ tồn tại các công cụ đồng đỏ trong khi người cổ ở đây đã biết đến đồng hợp kim (Trịnh Sinh, 1992).

- Tiếp đó đến thời đại đồng hợp kim (Bronze age).Người Pháp và người Anh, Mỹ sử dụng nghĩa của chữ bronze này cũng có sự khác nhau trong từng giai đoạn và cũng không phải chỉ một nghĩa mà là hai nghĩa:

Nghĩa thứ nhất chỉ bất kỳ hợp kim nào chứa phần cơ bản là đồng và một phần ít hơn, chiếm không quá 11% là thiếc. Tức là hợp kim đồng thiéc (Tin-copper alloy).

Nghĩa thứ hai chỉ bất kỳ hợp kim nào chứa có tỷ lệ đồng lớn cùng với bất kỳ kim loại và á kim nào khác được pha chế thêm vào.

Các nhà khảo cổ học các nước Anh, Mỹ, Nga… sử dụng thuật ngữ bronze theo nghĩa thứ hai, tức là hợp kim đồng nói chung, trong đó có ít ra là 2 yếu tố kim loại hay á kim trở lên, mà chiếm tỷ lệ nhiều hơn phải là đồng (copper). Các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng có từ tương đương bronze là thanh đồng, cũng mang ý nghĩa là đồng hợp kim.

Các nhà khảo cổ Việt Nam hiện nay cũng gọi thời đại con người sử dụng hợp kim đồng là bronze age. Nhưng trước đó, một học giả nổi tiếng người Pháp gốc Nga khi nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam, ông V. Goloubew, cũng đã sử dụng thuật ngữ này từ những năm 1929 (V. Goloubew, 1929) với hàm ý là đồng hợp kim, sau một loạt phân tích thành phần hoá học của đồ đồng Đông Sơn không những có đồng là thành phần cơ bản còn có cả thiếc và chì nữa.

Vậy là khảo cổ học thế giới và Việt Nam đều khá thống nhất khái niệm bronze age là thời đại mà người ta biết đúc đồng có pha chế thêm một hay nhiều kim loại hay á kim nữa để có đồng hợp kim.

Vấn đề là cách đặt tên cho thời đại đó ở nước ta như thế nào cho hợp với cách quen gọi của giới đúc đồng xưa nay mà thôi. Các lò đúc dân dã gọi tên các loại đồng hợp kim như đồng vàng, đồng thau, đồng điếu… là dựa theo kinh nghiệm chứ không đi vào bản chất. Khi đúc, quá trình pha nguyên liệu cũng không phải theo chuẩn mực nhất định: khi thì pha kẽm, khi pha chì, khi thì pha thiếc, khi thì pha đủ loại với nhau. Vì vậy, chưa có một thuật ngữ nhất định để gọi đồng hợp kim bronze.

Cũng có ý kiến cho rằng gọi thời đại sử dụng hợp kim đồng là thời đại brass age, hàm ý chỉ đồ đồng ở đây có pha kẽm. Tuy nhiên, hợp kim đồng - kẽm (CuZn alloy) lại là muộn trong thời phong kiến, do điều kiện tinh luyện đòi hỏi kỹ thuật cao. Thời cổ đại chưa có hợp kim này. Cũng không nhà khoa học nào đặt vấn đề gọi thời đại hợp kim đồng là brass age cả.

Trở lại những thuật ngữ mà bài viết Thời đại đồng thau và văn hoá đồng thau - những thuật ngữ phản khoa học, phản lịch sử,chúng ta có thể nhận thấy các thuật ngữ mà tác giả đưa ra có những vấn đề phải thảo luận.

Theo tác giả, đồng đỏ là hợp kim của đồng, thiếc và có thể chứa một số kim loại khác nhưng không có kẽm hoặc ít kẽm. Thuật ngữ đồng đỏ của tác giả chỉ là một cách gọi tên khác của đồng hợp kim bronze. Còn theo tác giả đồng thau là hợp kim của đồng -kẽm và có thể chứa một số kim loại khác nhau nhưng không có thiếc hoặc ít thiếc. Thực ra, theo tôi, trong thời cổ đại ở nước ta không có tồn tại một hợp kim đồng kẽm Zinc-copper alloy. Khi đó họ chưa biết đến một hợp kim như vậy, qua tài liệu phân tích hàng trăm mẫu vật trong thời đại sử dụng đồ đồng ở nước ta. Hợp kim này mãi sau mới có vì đòi hỏi chế tác với công nghệ cao hơn (Trịnh Sinh, 1989). Việc tác giả đưa thuật ngữ hợp kim đồng - kẽm vào trong thời đại đồ đồng ở ta, rõ ràng là không hiểu các thành tựu khảo cổ học đã công bố hàng chục năm gần đây.

Nhìn chung, bản chất của thời đại bronze age đã khá thống nhất trong các nhà khoa học, chỉ còn cách đặt tên cho Việt hoá.

Theo tôi, cách đặt tên thời đại đồng thau có thể chấp nhận được, để phân biệt với thời đại đồng đỏ trước đó mà vẫn hàm được ý là thời đại bao hàm nhiều loại hợp kim đồng.

Vì thế, sau thời đại đồng nguyên chất là đến thời đại đồng hợp kim (bronze age). Đến thời đại đồng hợp kim thì con người đã tạo ra một loại hợp kim đồng theo từng nhu cầu dựa vào tính chất ưu việt của từng loại Ví dụ hợp kim đồng - thiếc thì sắc, nhọn, cứng thường được đúc vũ khí, hợp kim đồng – chì - thiếc thì dễ tạo hoa văn đẹp, độ nóng chảy của hợp kim thấp, dễ đúc những vật có kích thước lớn… Một cách gọi khác, cũng không sai là thời đại đồ đồng, nhưng cách gọi đó không chi tiết, mà bao gồm cả đồng đỏ lẫn đồng thau. Vì thế, giới khảo cổ trong và ngoài nước đã phân ra 2 thời đại nhỏ hơn, để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học sâu sắc hơn.

Sau thời đại đồng hợp kim, người cổ đại đã biết đến chế tạo sắt bằng cách đúc, rèn… Thời đại mà con người thời cổ đại sử dụng đồ sắt được gọi là thời đại đồ sắt (Iron age).

Các nhà khảo cổ còn ghép cả 3 thời đại: đồng nguyên chất, đồng hợp kim và đồ sắt vào làm một thời, gọi là thời đại Kim khí (Metal age), tức là thời người xưa sử dụng kim loại để phân biệt với thời trước đó chỉ sử dụng đồ đá.

Giới thiệu qua các thuật ngữ khảo cổ học và luyện kim như vậy để thấy rằng cách gọi thời đại mà con người sử dụng đồng hay sắt làm công cụ cũng đa dạng nhưng cũng có sự thống nhất, chuẩn mực trong ngành khảo cổ học thế giới và Việt Nam chứ không như một tác giả nào đó cho rằng “phản khoa học, phản lịch sử”.

2. Vấn đề thời đại đồng thau và văn hoá đồng thau ở nước ta

Qua hơn một thế kỷ nghiên cứu về một thời đại mà con người sử dụng kim loại đồng để chế tạo công cụ, đồ trang sức… các nhà khảo cổ nước ngoài và Việt Nam đã phân chia được các giai đoạn trong thời đại này trong các nền văn hoà Tiền Đông Sơn và Đông Sơn như sau:

- Ngay từ đầu, những hiện vật đồng đầu tiên tìm được trong văn hoá Phùng Nguyên, niên đại cách ngày nay gần 4.000 năm đã là hợp kim đồng thau đồng thiếc (tin-copper alloy).

- Hai văn hoá tiếp theo là Đồng Đậu và Gò Mun, người Việt cổ biết đến cách pha arsenic, đồng thiếc antimoan… (Trịnh Sinh, 1990)

Cả ba văn hoá vừa kể trên được giới khảo cổ học xếp vào các văn hoá thời Tiền Đông Sơn.

Đến văn hoá Đông Sơn, niên đại thế kỷ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 sau Công Nguyên, thì bức tranh hợp kim thời đại đồ đồng thau phong phú hơn vì có sự tham gia của một kim loại quan trọng, đó là chì. Căn cứ vào phương pháp phân tích quang phổ định lượng hàng trăm mẫu vật do Viện Hàn lâm Khoa học Nga thực hiện thì các hợp kim của nền văn hoá Đông Sơn có sự phân bổ như sau (Trịnh Sinh, 2010a):

Đồng đỏ và hợp kim

số lượng mẫu

%

Cu

65

11,7

Cu As

10

1.8

Cu Sn

111

20.2

Cu Pb

16

2.9

Cu Sn As

3

0.5

Cu Sn Pb

192

34.6

Cu Pb Sn

141

25.4

Cu As Pb

4

0.7

Cu Sn Pb As

5

0.9

Cu Sn As Pb

2

0.4

Cu Pb Sn As

5

0.9

Cu As Pb Sn

1

0.2

Tổng số mẫu

555

100.0

Qua kết quả phân tích trên đây, chúng ta lại càng thấy bức tranh hợp kim trong thời đại đồng thau ở nước ta khá đa dạng, và lại càng thấy không hề có sự tham gia của kẽm trong thành phần hợp kim thời này, khác với sự suy đoán của tác giả bài báo mà tôi đã dẫn trên đây.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, việc tranh luận về thời đại đồng thau với những thuật ngữ chuyên ngành khá sâu, cũng cho thấy khảo cổ Việt Nam đã thực sự tiến được một bước trong nghiên cứu luyện kim thời cổ đại, bản chất vấn đề đã khá thống nhất khi nhận định về thời đại đồng đỏ, thời đại đồng thau hay thời đại đồ đồng, thời đại Kim khí nói chung. Cách đặt tên như vậy đã là một vấn đề hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Ký hiệu của đồng thau là gì?

Latông (đồng vàng hay đồng thau): là hợp kim của đồng mà hai nguyên tố chủ yếu là đồng và kẽm. Ngoài ra còn có các nguyên tố khác như Pb, Ni, Sn… Latông theo TCVN 1695-75 được ký hiệu bằng chữ L sau đó là các chữ ký hiệu tên nguyên tố hóa học và chỉ số thành phần của nó.

Chất liệu brass là chất liệu gì?

Đồng thau (hay còn gọi là Latông, tiếng Anh: brass) là hợp kim của đồng và kẽm. Tỷ lệ pha chế giữa đồng và kẽm cho ta một loạt các đồng thau đa dạng khác nhau.

Đồng thau gồm những gì?

Đồng thau là một hợp kim được làm chủ yếu từ đồng và kẽm. Tỷ lệ đồng và kẽm rất đa dạng để tạo ra nhiều loại đồng thau khác nhau. Đồng thau hiện đại cơ bản là hợp chất của 67% đồng và 33% kẽm. Tuy nhiên, lượng đồng có thể dao động từ 55% đến 95% trọng lượng, với lượng kẽm thay đổi từ 5% đến 45%.

Đồng thau còn có tên gọi là gì?

Đồng thau hay còn gọi là đồng vàng được biết đến là một hợp kim của kim loại đồng và kẽm (hay còn gọi là Đồng Vàng; brass ; latông). Màu sắc của đồng thau còn tùy thuộc vào tỷ lệ pha chế giữa 2 kim loại đồng và kẽm. Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm.