Khi mang thai có nên ngồi xổm không

Trước hết, cần phân biệt “ngồi xổm” và “ngồi chồm hổm” bằng 2 hình sau:

Khi mang thai có nên ngồi xổm không

Hình 1: Ngồi xổm là tư thế ngồi mở rộng vùng háng, 2 chân song song và đó là một tư thế thể dục hẳn hoi.

Khi mang thai có nên ngồi xổm không

Hình 2: Ngồi chồm hổm (gọi là ngồi xổm theo tiếng Bắc) là tư thế ngồi khép đùi, đây không phải là tư thế ngồi xổm mà khoa học khuyên mẹ bầu áp dụng. 

Ngồi xổm thường xuyên được coi là bài tập thể dục toàn diện cho phụ nữ mang thai. Bởi nó liên kết làm dãn các cơ giúp bơm máu đến tim nhiều hơn khiến cơ thể được khỏe mạnh, làm săn chắc chân, mở rộng vùng háng thuận lợi cho sinh nở.

Tác động của cẳng chân là tác động vào sức khỏe của mỗi người. Khi ngồi xổm, các cơ bắp ở vùng bụng, đùi và mông đều bị ép chặt, huyết dịch ở cẳng chân nhanh chóng dồn về tim, thúc đẩy lưu thông máu của tim và phổi, lượng khí vào phổi tăng nên rất hiệu quả với việc tập luyện sức khỏe. Tư thế ngồi xổm cũng giống như tư thế của bào thai trong bụng mẹ, tư thế bản năng của con người khi tìm tư thế dễ chịu hay sự che chở.

Trong nghiên cứu tuổi thọ của người Nhật, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng người Nhật có tuổi thọ cao một phần là do thói quen ngồi, kể cả khi làm việc lẫn nghỉ ngơi. Khi đó, bắp thịt giữa vùng bụng và đùi của bạn thường xuyên bị chèn ép, không có chỗ cho phần mỡ thừa tăng trưởng. Hay những người nông dân thường ngồi xổm làm việc, ăn cơm hay trò chuyện nên cẳng chân của họ to khỏe hơn người thành phố và sức khỏe hơn người thành phố và sức khỏe của họ cũng tốt hơn.


Mở rộng vùng háng

Ngồi xổm thường xuyên được coi là bài tập thể dục toàn diện cho phụ nữ mang thai. Bởi nó liên kết làm dãn các cơ giúp bơm máu đến tim nhiều hơn khiến cơ thể được khỏe mạnh, làm săn chắc chân, mở rộng vùng háng thuận lợi cho sinh nở.

Mặc dù ngồi xổm khi mang thai có nhiều lợi ích tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về các bài tập tránh yếu tố rủi ro. Điều quan trọng nhất đối với các bà bầu là cần cẩn thận.

Khi mang thai có nên ngồi xổm không


Cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi

Ngồi xổm khi mang thai giúp mở rộng các lỗ chậu để cải thiện việc cung cấp oxy cho em bé. Ngoài ra, việc ngồi xổm cũng giúp thư giãn các cơ bắp đặc biệt trong khi sinh còn có thể dãn ra một khoảng rộng. Do bụng có mối liên kết chặt chẽ với các mô xung quanh và cơ bắp nên khi ngồi xổm sẽ làm giảm áp lực và căng thẳng.


Loại bỏ chứng thoát vị đĩa đệm

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi xổm khi mang thai có tác dụng điều trị bệnh trĩ. Khi ngồi xổm nhiều có thể ngăn ngừa chứng thoát vị vùng chậu được gây ra do căng thẳng. Ngoài ra, ngồi xổm cũng giúp loại bỏ các độc tố có trong ruột kết và để thai nhi phát triển trong một môi trường sạch sẽ, khỏe mạnh hơn.


Tăng cường lực

Chỉ một hành động ngồi xổm trong khi mang thai là rất hữu ích đối với người phụ nữ. Nó giúp xây dựng lực trong ổ bụng. Nó cũng làm giảm áp lực lên tử cung và giúp có thể sinh tự nhiên một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi ngồi xổm khiến ống sinh được hoàn toàn mở rộng thêm, giúp tránh rách và bảo vệ xương chậu.

Với nhiều lợi ích như vậy, các mẹ bầu hãy thường xuyên áp dụng để có được sức khỏe tốt nhất nhé!


Theo phunutoday

MPBB hiệu chỉnh

THAM KHẢO THÊM: Bà bầu có được sơn móng tay không ?

Quá trình tư vấn cá nhân hoá với Bác sĩ khoảng 45-60 phút.
. Hỏi kỹ tiền sử da. Tra cứu thành phần mỹ phẩm đang sử dụng. Nhận định phân loại đúng nền da, đánh giá đúng vấn đề da gặp phải

. Lên phác đồ điều trị tập trung nguyên nhân cốt lõi, giúp giải quyết tận gốc vấn đề da mà tiết kiệm chi phí

Khi mang thai có nên ngồi xổm không
Tư thế ngồi của bà bầu cũng là vấn đề cần quan tâm lưu ý. Ảnh Pixabay

Thói quen đứng và ngồi thẳng lưng luôn cần thiết cho sức khỏe. Điều này cũng cần lưu ý và thực hiện đúng như việc mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái, nhất là khi thai lớn dần vậy.

Khi mang thai , tư thế đứng & ngồi đúng càng quan trọng hơn. Vì, tư thế đứng hoặc ngồi sai không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn có thể gây hại cho em bé. Thậm chí, tư thế ngồi hoặc đứng không đúng còn có thể dẫn đến chấn thương.

Những mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ có tư thế ngồi-đứng-nằm không đúng có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng tới khớp. Điều này không chỉ khiến mẹ bị đau ở thời điểm mang thai mà còn có thể kéo dài ngay cả sau sinh. Bên cạnh đó, nó còn có thể ảnh hưởng xấu đến các chức năng khác của cơ thể như tiêu hóa và hô hấp.

Duy trì tư thế ngồi, đứng và nằm đúng trong suốt thai kỳ giúp mẹ bầu giảm đay lưng, đau vai, đau cổ, cả phần hông. Và, tư thế ngồi, đứng và nằm đúng còn giúp em bé của mẹ tự di chuyển vào tư thế chào đời thích hợp.

Vậy, nếu bàn về tư thế ngồi đúng thì ngồi như thế nào là phù hợp và ngồi xổm thì sao? Mời bạn cùng theo dõi thêm chia sẻ ngay sau đây. 

Khi mang thai có nên ngồi xổm không
Mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ rất cần chú ý đến tư thế ngồi. Ảnh Pixabay 

Theo các chuyên gia và bác sỹ sản khoa, khi phụ nữ mang thai có tư thế ngồi đúng, cảm giác khó chịu sẽ giảm bớt. Tư thế ngồi đúng sẽ giảm áp lực cho cột sống. Đây là điều rất cần với mọi bà bầu.

2.1. Tư thế ngồi đúng đối với bà bầu

  • Trong khi ngồi, lưng của bạn phải thẳng, vai ở tư thế thoải mái còn mông thì chạm vào lưng ghế.
  • Hai bàn chân của bạn tiếp xúc mặt sàn. Đầu gối và hông ở góc 90 độ. Khung chậu hơi nghiêng về phía trước.
  • Tai bạn phải thẳng hàng với vai và hông.

2.2. Hỗ trợ cho tư thế ngồi đúng và tốt cho sức khỏe bà bầu

  • Để tư thế ngồi được điều chỉnh đúng và dễ dàng bạn nên chọn một chiếc ghế cứng có lưng ghế thẳng để ngồi. Bạn có thể đặt một chiếc gối mềm hoặc chiếc khăn cuộn lại để phía sau lưng, đặt ở chỗ đường cong của lưng để hỗ trợ thêm.
  • Bạn có thể kê một cái ghế nâng cao bàn chân. Điều này giúp làm giảm áp lực cho lưng dưới. Nếu bạn không có ghế để kê chân, bạn cần đảm bảo mình ngồi trên chiếc ghế đủ thấp để hai bàn chân có thể tiếp xúc mặt sàn. 
Khi mang thai có nên ngồi xổm không
Khi mang thai, lúc ngồi, bạn cần bảo đảm ngồi ở nơi đủ thấp để hai bàn chân có thể tiếp xúc mặt sàn. Ảnh Pixabay 

2.3. Lưu ý liên quan đến tư thế ngồi đúng bà bầu cần ghi nhớ

  • Nếu ngồi lâu, bạn có thể tập các bài tập đơn giản cho chân. Điều này nhằm tăng tuần hoàn máu và tránh chuột rút khi mang thai .
  • Khi đứng lên từ tư thế ngồi, bạn hãy trượt đến mép ghế và nâng người lên bằng cách duỗi thẳng chân. Bạn cần tránh cúi người về phía trước hay cúi gập về phía trước ở thắt lưng khi đứng lên.
  • Nếu bạn buộc phải ngồi nhiều giờ ở nơi làm việc, thỉnh thoảng hãy đứng dậy và đi lại đều đặn ít phút.
  • Nếu bạn ngồi ở nơi làm việc, khi ngồi vào bàn hãy điều chỉnh độ cao của ghế cho thật phù hợp. Ngồi gần vào bàn sao cho cánh tay và khuỷu tay của bạn có thể tựa lên bàn hoặc tay ghế. Điều này giúp cho vai của bạn được thả lỏng.
  • Nếu bạn ngồi ghế xoay hoặc xoay người khi ngồi bạn hãy xoay toàn bộ cơ thể tránh xoay vặn người ở phần thắt lưng.
  • Bạn cần tránh bắt chéo chân khi ngồi.
  • Nếu bạn bị đau lưng, tránh ngồi quá lâu mà ngồi càng ít càng tốt. Thời gian bạn ngồi tốt nhất là ngắn chỉ khoảng 10-15 phút. 
Khi mang thai có nên ngồi xổm không
Khi mang thai, bạn không nên ngồi quá lâu một chỗ. Ảnh Pixabay 

2.4. Tư thế ngồi có lợi khác cho bà bầu

Bạn có thể sử dụng bóng thăng bằng như một tư thế ngồi trong 3 tháng cuối thai kỳ . Điều này cũng khá có lợi cho sức khỏe bà bầu lúc này. Nhưng, để sử dụng bóng, bạn cần chắc chắc việc mua bóng phù hợp với chiều cao của mình. Dùng bóng cuối thai kỳ còn hỗ trợ cho xương chậu chuẩn bị để bạn chuyển dạ thuận lợi.

Bạn có thể ngồi trên sàn với tư thế ngồi thẳng, đầu gối cong và hai gót chân áp sát vào nhau.

3. Mẹ bầu ngồi xổm có tốt không?

Như đề cập, mẹ bầu cần có tư thế đứng, ngồi và nằm đúng để giảm đau và bảo đảm sức khỏe cho thai kỳ lẫn sau sinh. Vậy ngồi xổm có phải là tư thế đúng và tốt không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ không?

3.1. Ngồi xổm và bài tập tốt cho sức khỏe bà bầu

Ngồi xổm cũng có nhiều tư thế ngồi xổm khác nhau. Thực chất, "ngồi xổm" nếu đúng cách và phù hợp được xem là tư thế có lợi cho sức khỏe. Cũng như trong nhiều bài tập thể dục, bạn thường nghe bài tập "squat" - đây chính là bài tập "ngồi xổm".

Ngồi xổm đúng cách như bài tập tốt cho sức khỏe có thể là các bài tập:

  • Squat đơn giản
  • Squat sumo
  • Squat với quả tạ hoặc thanh tạ
  • Squat với bóng 
Khi mang thai có nên ngồi xổm không
Bà bầu tập bài tập ngồi với bóng rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh Pexels 
  • Squat với ghế
  • Squat với hộp
  • Squat sâu kết hợp co cơ sàn chậu

Mỗi bài tập squat cho bà bầu đều mang lại lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi mang thai, tương tự yoga cho bà bầu , muốn tập squat bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ cũng như huấn luyện viên để tập chính xác hiệu quả và an toàn.

3.2. Bà bầu ngồi xổm sai tư thế có hại như thế nào?

Ngồi xổm sai tư thế khi mang thai sẽ rất bất lợi và không an toàn cho bạn. Cụ thể:

  • Ngồi xổm sai không kích hoạt đúng các cơ.
  • Tăng áp lực lên dây chằng và khớp.
  • Tăng nguy cơ bị chấn thương.
  • Trọng tâm cơ thể thay đổi nên có nhiều nguy cơ bị ngã hơn.
  • Có thê bị đau vùng chậu. 
Khi mang thai có nên ngồi xổm không
Bà bầu ngồi sai tư thế có thể khiến tình trạng đau lưng khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh Pixabay 

Có thể nói rằng mẹ bầu ngồi xổm hay tập các bài tập ngồi xổm không phải là hoạt động có tác động mạnh. Tuy nhiên tư thế này luôn tiềm ẩn rủi ro nếu mẹ bầu không ngồi đúng cách hoặc tập bài tập squat sai. Rủi ro điển hình nhất sẽ là cơ sàn chậu của mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng trực tiếp. Do vậy, khi mang thai, bạn cần lưu ý về tư thế ngồi của mình. Bạn nên tránh ngồi xổm sai tư thế hoặc sai cách hay tập bài tập squat mà không được hướng dẫn kỹ càng từ huấn luyện viên nhé.

Nguồn tham khảo: WebMD, Healthline & FirstCry Parenting

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch