Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ trong các doanh nghiệp các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng đã bán. Vì thế, việc kế toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt nhất định. Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu những khác biệt đó.

1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu

Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ...) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích.

Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ kế toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” như sau:

Bên Nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Bên Có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ lao vụ.

Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng kế toán chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ...).

Phương pháp kế toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan tới việc xác định trị giá vật liệu xuất dùng đã được trình bày ở phần trước. Cụ thể:

- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vật liệu chưa sử dụng:

Nợ TK 611 (6111): Giá trị nguyên, vật liệu chưa dùng

Có TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho

Có TK 151: Trị giá vật liệu đang đi đường.

- Trong kỳ, phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu (mua ngoài, nhận cấp phát, nhận vốn góp...):

Nợ TK 611 (6111): Ghi tăng giá trị NVL theo giá chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT (nếu có)

Có các TK liên quan (331, 311, 111, 112, 411...).

- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, phản ánh trị giá vật liệu chưa sử dụng:

Nợ TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho

Nợ TK 151: Trị giá vật liệu mua đang đi đường

Có TK 611 (6111): Kết chuyển giá trị NVL chưa dùng cuối kỳ.

- Xác định và kết chuyển trị giá vật liệu sử dụng cho các mục đích (sản xuất sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, bán hàng - dựa vào mục đích xuất dùng hoặc vào hệ số sử dụng...), ghi:

Nợ TK liên quan (621, 627, 641, 642)

Có TK 611 (6111): Giá trị NVL sử dụng trong kỳ cho các mục đích.

- Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi tiết theo từng đối tượng sử dụng:

Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng

Có TK 621 (chi tiết đối tượng): Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng.

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng:

Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng

Có TK 622 (chi tiết đối tượng): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng.

3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” và được chi tiết theo các tài khoản cấp 2 tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào tài khoản 631 “Giá thành sản xuất, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành:

Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng

Có TK 627: Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng.

4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang

Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất...) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ... của cả bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất - kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công, chế biến... Được hạch toán vào tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” bao gồm các chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hoàn thành (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Nội dung phản ánh của tài khoản 631 như sau:

Bên Nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Bên Có:

- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

-Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.

Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư.

Cách thức kế toán cụ thể như sau:

- Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang:

Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

Có TK 154 (chi tiết đối tượng): Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.

- Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...:

+ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp:

Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng

Có TK 621 (chi tiết đối tượng): Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng.

+ Chi phí nhân công trực tiếp:

Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng

Có TK 622 (chi tiết đối tượng): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng.

+ Phân bổ hay kết chuyển chi phí sản xuất chung:

Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng

Có TK 627 (chi tiết phân xưởng): Phân bổ (hay kết chuyển) chi phí sản xuất chung.

- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, ghi bút toán kết chuyển:

Nợ TK 154 (chi tiết đối tượng): Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Có TK 631 (chi tiết đối tượng): Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành:

Nợ TK 632: Tổng giá thành công xưởng sản phẩm, lao vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp trong kỳ

Có TK 631 (chi tiết đối tượng): Kết chuyển tổng giá thành công xưởng của sản phẩm, lao vụ hoàn thành.

Việc kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

⇒ Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

⇒ Học kế toán sản xuất - Cấp tốc chuyên sâu về tính giá thành sản phẩm

⇒ Các phương pháp tính giá thánh sản xuất


Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Các bài viết mới

24/04/2018 11:30

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là gì? Các phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu? Kế toán cần lưu ý những gì khi làm tổng hợp nguyên vật liệu? Hãy cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu qua bài viết sau nhé

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là gì?

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là hạch toán tổng hợp vật liệu ,ghi chép sự biến động về mặt giá trị của nguyên vật liệu trên các sổ kế toán tổng hợp

Để hạch toán đúng quy định của hệ thống kế toán hiện hành, kế toán cần lưu ý rằng nguyên vật liệu thuộc nhóm hàng tồn kho nên hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu có thể tiến hành theo một trong hai phương pháp sau:

+ Phương pháp 1: Kê khai thường xuyên

+ Phương pháp 2: Kiểm kê định kỳ

2. Các phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu

2.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

Kê khai thường xuyên được hiểu là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập-xuất-tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập xuất. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loại theo đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán.

Ưu điểm của phương pháp này là: phản ánh chính xác giá trị vật liệu sau mỗi lần xuất và đặc biệt giá trị vật liệu tồn kho trên tài khoản và sổ kế toán có thể xác định được ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Còn nhược điểm là khá phức tạp, mất nhiều thời gian và ghi chép nhiều sổ sách.

2.2. Kế toán tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Đối với phương pháp này thì không theo dõi một cách thường xuyên về tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật liệu trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho như phương pháp trên. Nó chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ từ đó làm căn cứ để xác định lượng tồn kho thực tế. Thông qua đó cũng xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và cho các mục đích khác trong kỳ theo công thức đã định trước.

3. Lưu ý khi làm kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Lưu ý khi làm kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Để làm tốt công việc của mình, mỗi kế toán viên cần phải làm tốt các công việc cụ thể sau:

+ Theo dõi nhằm phản ánh và hạch toán đầy đủ, kịp thời mọi biến động của NVL. Có nghiệp vụ phát sinh ngày nào cần phản ánh ngày đó. Bảo quản NLV để phục vụ cho sản xuất.

+ Ngoài NVL trong kho, kế toán cần theo dõi NVL, hàng hóa mua về.

+ Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tồn kho thực tế của vật tư và thành phần so với những số liệu trong sổ sách để có hướng giải quyết kịp thời.

+ Một công việc quan trọng đó là cần phối hợp với bộ phận quản lý sản xuất nhằm kiểm kê vật tư và sản phẩm dở dang đang có trên dây chuyền sản xuất để có hướng sử dụng hợp lý

Để biết thêm thật nhiều thông tin và kiến thức kế toán hữu ích, mời các bạn xem thêm tại website:

http://ketoanducminh.edu.vn và download tài liệu miễn phí tại: http://112doc.com/

- Ngọc Anh-

=>>> Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

=>>> Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

=>>> Yếu Tố nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán nhà hàng

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606