Huyện Bảo Thắng có bao nhiêu thôn?

Hai thôn Trát 1 và Trát 2 có gần 200 hộ dân, 100% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Lâu nay, bà con ở hai thôn chủ yếu dùng điện nước. 

Được biết, để hoàn thiện dự án, bà con Nhân dân trong thôn đã tình nguyện hiến đất để chôn cột, kéo đường dây với mong muốn sớm có điện lưới quốc gia để sử dụng.

Ông Vàng Dùn Châu, Trưởng thôn Trát 1, cho biết: Biết tin chuẩn bị đóng điện, mấy hôm nay bà con trong thôn vui lắm, nhà thì đi mua quạt điện, nhà thì mua tủ lạnh để về dùng. Quan trọng hơn, các cháu học sinh có điện sáng để học tập”.

Với việc đóng điện ở 2 thôn Trát 1, Trát 2, toàn huyện Bảo Thắng chỉ còn 3 thôn chưa được dùng điện lưới quốc gia; dự kiến 3 thôn này sẽ được đóng điện trong thời gian tới. Việc triển khai kéo điện về các thôn bản góp phần tạo điều kiện cho huyện Bảo Thắng hoàn thành tiêu chí điện trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bảo Thắng cũng là địa phương được tỉnh Lào Cai lựa chọn xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.

Tính đến trung tuần tháng 5/2023, xã Sơn Hải đã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, hiện đang hoàn thiện hồ sơ để được công nhận về đích nông thôn mới nâng cao; xã Phú Nhuận mới đạt 11 tiêu chí nhưng vẫn quyết tâm phấn đấu để cuối năm 2023 đạt và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Huyện Bảo Thắng có bao nhiêu thôn?
Người dân thôn Soi Cờ, xã Gia Phú mở rộng đường giao thông liên thôn.

Đây là thông tin tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (viết tắt là Đề án Nông thôn mới nâng cao) giai đoạn 2021 - 2025 được huyện Bảo Thắng tổ chức trực tuyến với với các xã, thị trấn sáng 26/5. Đề án Nông thôn mới nâng cao được UBND phê duyệt tại Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 10/3/2023.

Đến năm 2021, huyện Bảo Thắng có 11/11 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt nông thôn mới nâng cao là Xuân Quang và Sơn Hà; huyện Bảo Thắng được công nhận là huyện nông thôn mới. Thực hiện Đề án Nông thôn mới nâng cao, ngoài các xã đã hoàn thành, đến thời điểm này, xã đạt ít tiêu chí nông thôn mới nâng cao là Bản Cầm với 9/19 tiêu chí, cao nhất là Xuân Giao, Gia Phú cùng đạt 12/19 tiêu chí.

Do một số nguyên nhân, yếu tố tác động, rà soát mới đây cho thấy hầu hết các xã của huyện Bảo Thắng không còn duy trì đủ tiêu chí chuẩn nông thôn mới và chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cụ thể, ngoài xã Sơn Hải mới đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao, huyện Bảo Thắng chỉ còn 2 xã đạt 15 đến 18 tiêu chí; 8 xã chỉ còn 10 đến 14 tiêu chí đạt chuẩn; 3 thị trấn của huyện mới có 2 đến 4 tiêu chí chuẩn đô thị văn minh.

Huyện Bảo Thắng có bao nhiêu thôn?
Cơ giới hóa giúp cho các tuyến giao thông nông thôn đạt chất lượng tốt nhất.

Tại hội nghị sáng 26/5, các đồng chí Thường trực Huyện ủy Bảo Thắng yêu cầu các xã, thị trấn bám sát các nhiệm vụ của Đề án Nông thôn mới nâng cao đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó ưu tiên các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển như: Nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững; tiêu chí về y tế, nhất là việc vận động Nhân dân tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế; tiêu chí về môi trường, đặc biệt là việc hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng từ các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, di dời ra khỏi khu dân cư nếu gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Huyện Bảo Thắng có bao nhiêu thôn?
Lãnh đạo huyện Bảo Thắng giao nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao cho các xã, thị trấn qua họp trực tuyến.

Các xã, thị trấn huy động sự vào cuộc sâu rộng của cả hệ thống chính trị tại cơ sở, trong đó tiếp tục nêu cao vai trò của các chi bộ và đảng viên, Mặt trận tổ quốc trong tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của Nhân dân thực hiện các mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao.

Bảo Thắng là một huyện biên giới cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc giáp huyện Hà Khẩu (Vân Nam – Trung Quốc) với đư­ờng biên giới dài 15km; phía đông và đông bắc giáp giới với huyện Bắc Hà và M­ường Khương; Phía nam giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn; phía tây giáp huyện Sa Pa và tây bắc giáp thành phố Lào Cai. Dải đất này từ thời Hùng Vương thuộc đất Tây Âu của Thục Phán, thời Bắc Thuộc là châu Cam Đường quận Giao Chỉ, đến đời Lý thuộc Châu Đăng, đời Trần thuộc Quy Hoá. Từ thời nhà Lê đến khi thực dân Pháp chiếm đóng (1428 – 1886), Bảo Thắng thuộc châu Thuỷ Vĩ, phủ Quy Hoá, tỉnh H­ưng Hoá.

Ngày nay, Bảo Thắng với diện tích trên 69 nghìn ha và trên 105 nghìn nhân khẩu. Toàn huyện có 17 dân tộc anh em chung sống ở 260 thôn, khu phố thuộc 12 xã và 3 thị trấn. Bảo Thắng có nhiều tài nguyên khoáng sản quý. Mỏ Apatít với trữ lượng lớn, hàm lượng cao, chạy dài hàng chục km bên hữu ngạn sông đồng. Apatít ở đây hầu nh­ư nguyên chất, trải rộng, không những là tài nguyên quý mà còn giàu độ phì cho đất, rất thuận tiện cho trồng trọt. Bảo Thắng còn có các mỏ cao lanh, mi ca, đất sét trắng vv… Về lâm sản có các loại gỗ quý nh­ư lát, đinh, lim, sến vv…ngoài ra còn có trữ lư­ợng khá lớn về nứa, vầu và các loại gỗ tạp.  

– Về Văn hóa:

Bảo Thắng cũng là vùng bảo tồn đư­ợc nhiều loại hình văn hoá dân gian và nếp sống cộng đồng có tính chất dân chủ, bình đẳng. Đó là sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo của đồng bào Dao Họ ở xã Sơn Hà. Cả hệ thống múa nhảy (múa kiếm, múa sạp, múa hoá trang), đến hệ thống dân ca phong phú (tử làn điệu du con, hát giao duyên, hát giáo huấn…) đã hoà quyện vào nhau tạo thành các lễ hội dân gian độc đáo. Đặc biệt các nhạc cụ như­ trống tăng sành, trống đất với những hình thức độc tấu, hoà tấu, làm nhạc đệm cho các sinh hoạt văn hoá đã trở thành sản phẩm văn hoá tinh thần nhiều giá trị của Lào Cai. ở những vùng đồng bào Tày có sinh hoạt hát then, hát giao duyên đêm xuân, hội xuống đồng. Văn học dân gian phát triển khá mạnh với các loại hình truyện cổ, dân ca,tục ngữ. Nhiều sáng tác dân gian đ­ược tuyển chọn trong các tập “Dân ca Giáy , “Dân ca Mông”, “Truyện cổ Dao”, Truyện cổ Phù Lá”…Các dân tộc ở Bảo Thắng chung sống xen kẽ ở dải biên cư­ơng, nên đã tạo thành nếp sống cộng đồng, đoàn kết, các gia đình đều quanh tụ trong làng bản.

– Về Xã hội:

Tr­ước khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, Bảo Thắng là vùng đất nằm dư­ới quyền cai trị của quan lại triều Nguyễn. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền nhà Nguyễn mới ở định hình ở cấp châu, còn các tổng, xã ở bên d­ưới đều thuộc quyền tự trị, cát cứ của các thổ hào địa phư­ơng, mỗi thổ hào cai quản một mư­ờng và trực tiếp thống trị bản Chiếng (bản trung tâm của mường). Mỗi m­ường có lực lư­ợng vũ trang, có bộ máy cai trị riêng. Nhân dân bị các chủ m­ường bóc lột. Đó là bộ máy phong kiến ở vùng thấp. Còn ở vùng cao, tổ chức thành các “Động”, “Sách” do một số tầng lớp trên cầm đầu, cai trị.

  Trước Cách mạng tháng Tám, cũng giống như các nơi khác của Lào Cai, ở Bảo  Thắng tồn tại chế độ lang đạo hà khắc. Người nông dân có nghĩa vụ phải phục vụ tuyệt đối các nhà lang. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng vẫn cho duy trì chế độ lang đạo, thiết lập bộ máy cai trị từ huyện đến xã. Dưới hai tầng áp bức, cuộc sống của nhân dân lao động đã khổ cực lại càng cùng cực hơn, đã thiếu cơm ăn, áo mặc lại phải nộp thêm rất nhiều loại thuế. Bọn thực dân, phong kiến còn thi hành chính sách ngu dân, tuyên truyền văn hoá phản động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Kinh – Mường nhằm dễ bề cai trị, bóc lột nhân dân ta. Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, ruộng đất bị bọn địa chủ, cường hào cướp hết để lập đồn điền. Người dân lao động bị bần cùng hoá, mất hết ruộng đất nên phải đi làm thuê, cuốc mướn với tiền công rẻ mạt, lại phải đi phu để khai phá đường giao thông, khai thác lâm thổ sản… cuộc sống vô cùng lầm than, khổ cực. Thâm độc hơn, chúng còn tìm cách khuyến khích các tệ nạn rượu chè, nghiện hút, cờ bạc phát triển khiến đời sống nhân dân càng thêm tăm tối. 

Lịch sử hình thành và phát triển huyện Bảo Thắng

Từ lâu đời, vùng đất Bảo Thắng đã là một trong những địa điểm quần cư của con người. Đã có khá nhiều hiện vật khảo cổ học đã được tìm thấy trên quê hương Bảo Thắng, đó là những dấu vết của văn hoá Sơn Vi, nền văn hoá hậu kỳ đá cũ, cách ngày nay hơn một vạn năm ở Phú Nhuận, Xuân Giao đã tìm thấy những chiếc rìu đá có những vết sứt mẻ, mòn vẹt, dấu hiệu của việc chặt, cắt của ngư­ời xưa. 

Nằm ở vị trí tiền đồn, cửa ngõ của Tổ quốc, Bảo Thắng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ vùng biên cương của đất nước. Các triều đại phương Bắc nhiều lần xâm chiếm nước ta đều muốn đánh chiếm vị trí tiền tiêu Bảo Thắng, nơi có vị trí đặc biệt quan trọng này.

Dưới các triều đại phong kiến, từ thời nhà Trần đến nhà Nguyễn, nhân dân các dân tộc huyện Bảo Thắng luôn phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Đến cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp cơ bản đã bình định xâm chiếm nước ta, năm 1886 chúng tiến hành xâm lược Lào Cai, điểm khởi đầu vào làng Nhò (Trì Quang). Chúng chia làm hai cánh quân tiến dọc theo hai bờ sông Hồng đánh chiếm Bảo Thắng. Nhân dân các dân tộc ở Bảo Thắng phát huy truyền thống quật cư­ờng của người dân vùng biên ải liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Điển hình là các cuộc đấu tranh của đồng bào người Tày, người Dao xã Gia Phú, Xuân Giao (ngày 3/12/1888) với giáo mác, súng kíp tự tạo đã đứng lên đấu tranh đánh đuổi bọn thực dân Pháp và tay sai phản động. Đầu tháng 3/1905, đồng bào các dân tộc địa phương xã Phố Lu, Thái Niên, Vạn Hoà cùng các phu phen làm đường đã nổi dậy chống bọn cai thầu và thực dân Pháp khi chúng vô cớ đánh đập anh em phu phen làm đường…

 Phong trào yêu nước của nhân dân các dân tộc Bảo Thắng mặc dù diễn ra quyết liệt nhưng do mang tính tự phát và chưa có tổ chức lãnh đạo nên đều bị thực dân Pháp đàn áp, chúng đề ra nhiều chính sách để cai trị nhân dân.

Khát vọng có cuộc sống độc lập, tự do là niềm mong ước của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Bảo Thắng nói riêng. Đáp lại ước nguyện ngàn đời của dân tộc, của nhân dân, được sự chuẩn bị và lãnh đạo tài tình của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đây là sự kiện trọng đại, là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, từ đây đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân cả nước đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thành lập lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Trước xu thế phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh và huyện. Ngày15/10/1948 Tỉnh ủy Lào Cai quyết định thành lập Huyện ủy Bảo Thắng. Đây là mốc son lịch sử đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh của phong trào cách mạng ở Bảo Thắng. Từ đây, phong trào cách mạng của huyện nhà chính thức có một bộ máy của Đảng lãnh đạo, hướng phong trào cách mạng của huyện hoà vào dòng thác cách mạng chung của cả tỉnh và cả nước.

Sau khi ra đời, Huyện ủy đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống sự đô hộ của thực dân Pháp và góp sức người, sức của cùng cả nước đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Phát huy truyền thống cách mạng hơn 60 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, từ 02 chi bộ đầu tiên với hơn ba chục đảng viên đến nay §ảng bộ huyện 58 tổ chức cơ sở Đảng với 3.795 đảng viên được sinh hoạt tại 369 chi bộ. Trải qua 26 kỳ đại hội, với mỗi chặng đường cách mạng, Đảng bộ huyện đều đề ra được những nghị quyết sát, đúng với tình hình thực tế của địa phương, tiếp tục đưa Bảo Thắng phát triển đi lên.

Từ năm 2000 đến nay: dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh uỷ, BCH Đảng bộ huyện Bảo Thắng đã trải qua 3 kỳ Đại hội (khoá 24, 25 và 26), tập trung xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch và nghị quyết chuyên đề, cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, đề án, kế hoạch của Tỉnh vào điều kiện thực tế của địa phương.

Nhờ xác định đúng tiềm năng, lợi thế để dồn sức thực hiện, nên từ năm 2000 đến nay, huyện Bảo Thắng đã có sự đổi thay lớn. Nền kinh tế nông nghiệp có bước tăng trưởng toàn diện, có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Từng bước phát triển, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Sản xuất lâm nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, từ lâm nghiệp có quản lý, đầu tư của nhà nước sang lâm nghiệp xã hội có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) xây dựng cơ bản (XDCB) được đẩy mạnh và phát triển. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Các loại hình dịch vụ có bước phát triển mới theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Văn hoá – xã hội được quan tâm đúng mức, đã đạt nhiều tiến bộ, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác quốc phòng toàn dân tiếp tục được củng cố và tăng cường, tạo cơ sở vững chắc để phát triển KT- XH. Sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh và tương đối toàn diện. Công tác y tế được chú trọng, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân…

 Đặc biệt là tại Đại hội khóa 26 (nhiệm kỳ 2010 – 2015), Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết Đại hội với 26 mục tiêu cụ thể, 2 nhiệm vụ đột phá và 7 nhiệm vụ ưu tiên để lãnh đạo thực hiện. Trong nửa nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ – HĐND – UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban ngành tỉnh, Đảng bộ huyện Bảo Thắng đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội thành 6 chương trình, 14 đề án, 9 kế hoạch và 01 Nghị quyết chuyên đề trọng tâm để lãnh đạo thực hiện. Sau hơn hai năm thực hiện, thành tựu nổi bật về kinh tế – xã hội của huyện là việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2012 đạt 17,37%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 17,1 triệu đồng/người/năm. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 9.530 ha, ước sản lượng năm 2012 đạt 36.155 tấn; xây dựng được vùng chè nguyên liệu tập trung là 1.685 ha, sản lượng, chè búp tươi đạt 5.800,65 tấn. Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hàng năm thu 15 – 19 tỷ đồng, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt7.026 tấn/năm, giá trị 295 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn huyện hiện nay đạt 600 ha; Công tác thuỷ lợi – phòng chống thiên tai, bão lũ được quan tâm, kịp thời phát hiện và có biện pháp chỉ đạo khắc phục những hạng mục công trình bị hư hỏng đảm bảo chủ động tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp; Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, năm 2012 đạt 170.442 triệu đồng. Năm 2012 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt kết quả tốt, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 89,2 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách địa phương 424,6 tỷ đồng, đạt 111% KH tỉnh giao và tăng 42% so với năm 2011. Chi ngân sách địa phương đảm bảo yêu cầu phát triển của huyện.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: Bước vào năm 2012 công tác xây dựng nông thôn mới được BCH đảng bộ huyện coi là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, đã tạo được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị. Với những nỗ lực của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở và sự cố gắng của nhân nhân. Do vậy, trong năm qua phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Các công trình giao thông đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Đến nay 15/15 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm,98,7% số thôn bản có đường xe cơ giới đi lại thuận tiện.

Kinh tế phát triển, các lĩnh vực văn hóa – xã hội được quan tâm chú trọng. Phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT, hệ thống sóng truyền thanh – truyền hình được phát triển sâu rộng từ huyện đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Bản sắc văn hoá các dân tộc đã được duy trì và phát triển, hàng năm đều tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc. Giáo dục – đào tạo có nhiều chuyển biến, giữ vững và dần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 99,33%. Cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện là 22 trường. (trong đó có 04 trường đạt chuẩn mức độ 2).

Huyện Bảo Thắng xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là trọng tâm; dịch vụ-thương mại là mũi nhọn; xây dựng hệ thống chính trị và đào tạo nguồn nhân lực là then chốt. Đảng bộ huyện thường xuyên đổi mới phong cách lãnh đạo, xác định công việc trọng tâm, sâu sát cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở (TCCS) Đảng trên cả ba mặt đã mang lại hiệu quả. Trong công tác xây dựng Đảng, các cấp uỷ Đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng nên đại bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân thấu suốt quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, kiên định con đường đi lên CNXH; có lập trường chính trị vững vàng, ủng hộ những chủ trương, định hướng lớn của cấp uỷ chính quyền địa phương, các chương trình đề án của tỉnh, 6 chương trình, 14 đề án trọng tâm hướng về cơ sở của huyện. Công tác phát triển Đảng được các cấp ủy quan tâm cả về số lượng và chất lượng, năm 2012 toàn Đảng bộ có 58 TCCS Đảng với 3.714 đảng viên, Số TCCS Đảng đạt TSVM hàng năm đạt từ 90% trở lên, Đảng bộ huyện hằng năm đều đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh.