Hướng dẫn chuyển đổi iso 9001-2008 sang 9001-2023 năm 2024

Tiêu chuẩn SO 9001:2015: Tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 9001:2015 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO đã ban hành ngày 15/09/2015 thay thế ISO 9001:2008.

Hướng dẫn chuyển đổi iso 9001-2008 sang 9001-2023 năm 2024

Phiên bản này đã được thay đổi so với phiên bản ISO 9001:2008, những thay đổi này nhằm thống nhất với cấu trúc của các hệ thống quản lý khác và đưa thêm một số yêu cầu chưa được đề cập trong phiên bản năm 2008. Bên cạnh đó, việc tiếp cận theo quá trình được thể hiện rõ hơn qua các yêu cầu đối với đầu vào và đầu ra và các tiêu chí đánh giá theo quá trình.

Mục đích của Tiêu chuẩn ISO 9001:2015: Quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, được sử dụng khi một tổ chức cấn: Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng; Chứng tỏ khả năng cung cấp ổn định sản phẩm/dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định thích hợp; Giải quyết các rủi ro và cơ hội kết hợp với bối cảnh và mục tiêu của tổ chức; chứng minh sự phù hợp với các yêu cẩu HTQLCL. Tiêu chuẩn được áp dụng chung cho mọi tổ chức.

Những thay đổi chính so với ISO 9001:2008:

ISO 9001:2008

ISO 9001:2015

Sản phẩm

Sản phẩm và dịch vụ

Ngoại lệ (trong phần 7)

Không còn đề cập ngoại lệ

Bắt buộc có sổ tay chất lượng

Không còn yêu cầu sổ tay chất lượng

6 quy trình bắt buộc

Không còn yêu cầu 6 quy trình bắt buộc

Phải cử đại diện lãnh đạo làm QMR

Lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm

Yêu cầu hành động phòng ngừa

Không đề cập hành động phòng ngừa

Tài liệu, hồ sơ

Thông tin dạng văn bản

Môi trường làm việc

Môi trường để vận hành các quá trình

Các sản phẩm được mua

Sản phẩm và dịch vụ được mua

Nhà cung ứng

Nhà cung cấp bên ngoài

So sánh những điều khoản tiêu chuẩn:

ISO 9001:2008

ISO 9001:2015

  1. Phạm vi áp dụng
  1. Tài liệu viện dẫn
  1. Thuật ngữ và định nghĩa
  1. Hệ thống quản lý chất lượng
  1. Trách nhiệm của lãnh đạo
  1. Quản lý nguồn lực
  1. Tạo sản phẩm
  1. Đo lường, phân tích và cải tiến
  1. Phạm vi
  1. Tài liệu viện dẫn
  1. Thuật ngữ và định nghĩa
  1. Bối cảnh của tổ chức
  1. Lãnh đạo
  1. Hoạch định
  1. Hỗ trợ
  1. Quá trình hoạt động
  1. Đánh giá hiệu quả hoạt động
  1. Cải tiến

Như vậy ISO 9001:2015 đã thay đổi so với ISO 9001:2008 với những điều sau: Xuất hiện một số khái niệm mới, khái niệm rủi ro là trọng tâm chính trong quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ; định dạng mới về trật tự các yêu cầu của tiêu chuẩn; nhấn mạnh giá trị của tổ chức và khách hàng; chú trọng về kiểm soát rủi ro; giảm thiểu các yêu cầu về hệ thống tài liệu, nhấn mạnh các hồ sơ cần phải có. Và đặc biệt là không yêu cầu có đại diện quản lý về chất lượng hay lãnh đạo về chất lượng (QRM), không yêu cầu có một sổ tay chất lượng, không có yêu cầy chính thức cho các hành động phòng ngừa, yêu cầu xác định bối cảnh của tổ chức, các điều khoản loại trừ bằng các khoản không áp dụng, yêu cầu có các văn bản cần thiết để duy trì hoạt động và chứng minh việc thực hiện.

Chuyển đổi sang ISO 9001:2015: Thực hiện quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg; và để phù hợp, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí trong việc triển khai chuyển đổi sang phiên bản mới ISO 9001:2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Văn bản số 419/BKHCN-TĐC ngày 21/02/2018 hướng dẫn lộ trình việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước./.