Góc nghiêng của trục Trái Đất khi quay

Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Câu 39: Nếu trục Trái Đất không nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66°33 mà đứng thẳng thành một góc vuông 90 hoặc trùng với mặt phẳng quỹ đạo thành một góc 0° thì khi Trái Đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời như hiện nay, hiện tượng các mùa sẽ như thế nào?

Lời giải

* Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông 90 độ thì:

– Khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào Xích đạo thành một góc vuông với mặt đất. Lúc đó hiện tượng mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất.

– Nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở Xích đạo và giảm dần về 2 cực trong suốt năm.

* Nếu trục Trái Đất trùng với mặt phẳng quỹ đạo thành một góc u thì:

– Khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất sẽ có hiện tượng mùa ở khắp mọi nơi nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt.

– Trong một năm ánh sáng mặt trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc từ Xích đạo về cả 2 cực, lúc đó không có khái niệm đường chí tuyến, vùng nội chí tuyến và cả Xích đạo cũng có lúc góc nhập xạ bằng không.

Câu hỏi: Trục Trái Đất là gì

A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

B. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

C. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

D. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

Trả lời

Chọn: B.

Trục quay của Trái Đất là Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định, ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về Trục Trái Đất dưới đây nhé

1. Trục Trái Đất là gì?

Chúng ta đều biết rằng Trái Đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục. Trục Trái Đất được hiểu là “một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định”.

Trong thiên văn và cơ học thiên thể,độ nghiêng trục quaycủa các hành tinh, vệ tinh hay thiên thể. Bao gồmTrái Đất, làgócgiữaphương tự quaycủa nó vớiphương trực tuyến Bắccủa mặt phẳng quỹ đạo, hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó.

Phương tự quaycủa một thiên thể nằmsong song với trục tự quaycủa nó và có thể quy ước theo chiều quay của thiên thể theoquy tắc bàn tay phải.

Tronghệ mặt trờicủa chúng ta, khi muốn thể hiện mộthành tinh tự quay theo chiều ngược, độ nghiêng trục quay sẽ có giá trị từ90 đến 180 độ. Khi đó biểu thị vận tốc góc và chu kỳ quay sẽ có dấu trừ.

2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

a. Hiện tượng ngày đêm
– Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
– Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm.
b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nêncác vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.
+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
+ Bán cầu Nam: lệch bên trái.

3. Các câu hỏi liên quan về hành tinh chúng ta đang sống – Trái đất

Một vòng Trái đất là bao nhiêu km?

Đường kính của Trái đất là 12742 km

Như chúng ta đã biết Trái đất có hình dạng giống với quả cầu dẹt. Chính vì vậy, Trái đất không phải là một hình cầu hoàn hảo. Bề mặt của Trái đất cũng có những vùng lồi (đồi núi), vùng lõm (thung lũng của các đại dương).

Do đó, con số ước lượng mà các nhà khoa học đã tính toán được từ trung tâm lõi của Trái đất đến bề mặt ngoài cùng là khoảng 6353 – 6348km. Bán kính trung bình của hành tinh là 6371 km. Từ đó suy ra đường kính của Trái đất là 12742 km.

Đường xích đạo chính là vòng tròn bao quanh và đi qua đường kính của Trái đất. Đây là đường được các nhà khoa học “vẽ” ra ở trên bề mặt địa cầu. Đường xích đạo chia Trái đất thành 2 nửa đó là bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Trái đất quay quanh trục thì mất bao nhiêu thời gian?

Trái đất quay quanh trục của nó mất 23 giờ 56 phút và 4 giây

Như chúng ta đã biết, Trái Đất của chúng ta luôn quay xung quanh Mặt Trời. Mỗi ngày, Mặt Trời chuyển động lệch so với các ngôi sao trên bầu trời khoảng 1 độ so với kích thước của Mặt Trăng ở trên bầu trời. Như vậy, nếu cộng thêm chuyển động từ Mặt Trời thì chúng ta nhận thấy rằng Trái đất quay quanh Mặt trời cũng giống như đang quay quanh trục của chính nó.

Vì vậy, sẽ mất tổng thời gian là 24 giờ. Trái đất quay quanh trục của nó chỉ mất khoảng 23 giờ, 56 phút và 4 giây. Những nhà thiên văn học gọi đó là một “ngày Thiên văn”. Không có nghĩa là một ngày của chúng ta sẽ ngắn đi 4 phút. Thời gian thừa sẽ được cộng dồn vào từng ngày và từng tháng.

Trái đất quay quanh trục ra sao?

Đây là hiện tượng tự quay đặc biệt của hành tinh chúng ta. Trái đất của chúng ta quay từ hướng Tây sang Đông. Bạn không đọc nhầm đâu! Bởi vì trước đây chúng ta đều biết Mặt Trời mọc từ Đông sang Tây. Quan sát từ cực Bắc thì chuyển động của Trái đất, Mặt trăng đều tự quay quanh trục và quay ngược lại với chiều của kim đồng hồ.

Trái đất nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng của Trái đất và Mặt trời

Bạn sẽ cần quan tâm đến hai vận động chính của Trái đất. Đó là sự tự quay quanh trục và quỹ đạo quanh Mặt trời của quả địa cầu. Trục của địa cầu sẽ nghiêng một góc khoảng 23,5 độ so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của Trái Đất và Mặt trời. Mặt phẳng của Mặt trăng – Trái Đất nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng giữa Trái Đất và Mặt trời. Địa cầu mất khoảng 24h so với Mặt trời để tự quay quanh trục của chính nó.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này đang chậm dần đều. Đây là lý giải cho vì sao ngày trong quá khứ sẽ ngắn hơn so với ngày của tương lai. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay, một ngày tại Trái Đất đang chậm hơn khoảng 1,7 mili giây so với thế kỷ trước.

Quỹ đạo trái đất quanh mặt trời hình gì?

Quỹ đạo của Trái đất luôn không ổn định, thay đổi theo thời gian và theo một chu kỳ hoàn hảo. Địa cầu của chúng ta thực hiện quay xung quanh Mặt trời theo chiều từ Tây sang Đông. Quỹ đạo này theo một hình elip gần tròn. Ở thời điểm hiện tại, Trái đất của chúng ta đang ở một quỹ đạo có dạng gần như tròn một cách hoàn hảo quanh Mặt trời.

Quỹ đạo của Trái đất luôn không ổn định

Các nhà khoa học tính toán thời gian Trái Đất quay 1 vòng quanh Mặt trời khoảng 365,2564 ngày (365 ngày 6 giờ). Người ta thường làm tròn thành mỗi năm 365 ngày. Số thời gian dư ra ở mỗi năm sẽ được cộng dồn vào và tính vào năm nhuận 366 ngày. Năm nhuận này 4 năm sẽ lại lặp lại 1 lần. Trong khi thực hiện việc quay xung quanh Mặt trời, Trái đất vẫn giữ nguyên góc nghiêng là 66o33′ và không đổi hướng nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo của mình.

Góc nghiêng của trục Trái Đất khi quay

Câu chuyện không nêu trên bên bàn bia, mà được đưa ra trong một hội thảo khoa học do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức mới đây.

Trật tự của hành tinh xanh

Theo Wikipedia, Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay, đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước.

Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí, cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.

Các đặc điểm vật lý của Trái Đất, cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng, Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.

Góc nghiêng của trục Trái Đất khi quay

Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, với 71% được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay, con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.

Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ và có thể tồn tại cho tới ngày nay. Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động, được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng, tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.

Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian, bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra điểm thú vị là quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn, tức 365,26 ngày trong dương lịch.

Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến.

Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian, nhưng đang chuyển động chậm dần lại.

Trái đất hiện là nơi sinh sống của gần 9 tỷ người, được chia thành hơn 200 quốc gia. Tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Mấy năm gần đây, đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu và những hình thái thời tiết cực đoan, câu chuyện làm thế nào để hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sống trở thành vấn đề thời sự trên toàn thế giới.

Năm 2009, Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã đi đến một hiệp ước chung giữa nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, để cùng làm thế nào chống lại tình trạng trái đất nóng lên. Đến năm 2015, Hội nghị Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu họp tại Paris (COP 21) các quốc gia đã cùng thảo luận về những cam kết chung để giảm tình trạng bất thường của khí hậu toàn cầu, nhưng Mỹ đã không tham gia ký COP 21.

Nguyên nhân đã được nhiều người lý giải, nhưng TS. Lê Xuân Bá cho rằng, ông có cảm nhận, người Mỹ thấy rằng, nếu ký vào COP 21, tăng trưởng của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, trong khi thực tế, con người hầu như không thể chống lại những thay đổi của tự nhiên. 

Bảo vệ môi trường: Làm thế nào để “anh hàng xóm” không... xả rác?

Cũng trong mục tiêu bảo vệ môi trường sống, năm 1996, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)đã đưa ra 5 khuyến nghị cho các quốc gia. Theo đó, có 5 loại tăng trưởng mà các quốc gia không nên theo đuổi, đó là tăng trưởng không việc làm, tăng trưởng không lương tâm, tăng trưởng không có tiếng nói, tăng trưởng không gốc rễ và tăng trưởng không tương lai.

Soi chiếu vào 5 loại tăng trưởng này, ông Bá cho rằng, việc các quốc gia quan tâm đến tăng trưởng xanh và bền vững là tất yếu, nhưng cái khó là ở nhận thức và ý thức của từng chủ thể trong việc này, cũng như giữa các chủ thể đang cùng sống trong “mái nhà" Hành tinh xanh là rất khác nhau.

Trong góc nhìn của ông Bá, từ sự vĩ đại của không gian và thời gian Trái Đất hình thành, dễ thấy Trái Đất vận động theo quy luật riêng, mà con người hầu như không thể tác động được. Yếu tố này khiến câu chuyện bảo vệ môi trường bằng những nỗ lực của con người trở nên thụ động và nhỏ bé.

Góc nghiêng của trục Trái Đất khi quay

Trong sự thụ động tương tác với Trái Đất đó, mỗi con người của mỗi quốc gia muốn tạo nên văn hóa không xả rác ra đường cho chính mình đã khó,  làm thế nào để “anh hàng xóm” cũng không xả rác ra đường còn khó hơn. Sự hợp tác và niềm tin bền vững giữa các quốc gia trong nỗ lực bảo vệ môi trường sống còn lỏng lẻo, nhất là khi những nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Trung Quốc không mấy mặn mà. Thực tế này khiến câu chuyện về bảo vệ Trái Đất, bảo vệ môi trường sống dường như còn mang giá trị khẩu hiệu, hơn là khả năng hiện thực hóa trên toàn cầu.

Trong góc nhìn của PSG-TS. Nguyễn Văn Nam, thế giới đã trải qua hơn 200 năm có máy hơi nước để phát triển nền công nghiệp, nhưng cái giá phải trả từ sự phát minh này là… quá đắt.

Các quốc gia trên thế giới, kể cả những nước có nền kinh tế hùng mạnh như Nhật, như Mỹ cũng không tránh khỏi những cơn thịnh nộ của thiên tai, bão lũ, hạn hán, động đất… xảy ra ngày càng dày đặc và bất thường, nằm ngoài khả năng chống đỡ của con người. Vì sao lại như vậy?

Ông Nam cho rằng, đó là cái giá cho sự tăng trưởng về kinh tế mà không tuân theo trật tự của bầu sinh thái, khí quyển mà tự nhiên sinh ra.

Giữ gìn môi trường sống, tôn trọng trật tự tự nhiên là câu chuyện thu hút ngày càng nhiều người quan tâm. Cho đến nay, hành động chung nhất, gắn kết nhiều người nhất trong nỗ lực bảo vệ Trái Đất là việc thực thi sáng kiến “Giờ trái đất”.

“Giờ trái đất” ra đời với mong muốn thay đổi nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên tự nhiên của đất nước. Đây là sự kiện xã hội có quy mô lớn nhất và có nhiều người tham gia nhất trên thế giới. Đây là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên. Sự kiện vì môi trường này được tổ chức lần đầu tiên ở Sydney vào năm 2007. Tính đến nay, đã có khoảng 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia và vùng lãnh thổ hưởng ứng.

Chỉ là tắt đèn 1 giờ, nhưng “Giờ trái đất” mang sứ mệnh tăng nhận thức cho người dân về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, sự phát triển bền vững và chú ý vào những vấn đề đáng lo ngại mà hành tinh của chúng ta đang gặp phải. Tại Việt Nam, năm 2017, thông điệp của Giờ trái đất là "Tắt đèn, bật tương lai".

Trở lại với câu chuyện nhận thức và ý thức. Nhận thức về môi trường sống ngày càng bị đe dọa thì ai cũng cảm nhận được, nhưng ý thức phải làm gì để bảo vệ môi trường sống thì không dễ xây dựng ở khắp nơi nơi. Ở tầm vĩ mô, trong phạm vi quốc tế, quốc gia, đây vẫn là một câu hỏi lớn treo lơ lửng trên vai những nhà lãnh đạo tâm huyết với tầm nhìn dài hạn. Trong phạm vi doanh nghiệp, vấn đề bước đi như thế nào để tồn tại, tăng trưởng và trường tồn? Câu trả lời không tìm ra, hoặc khó phương án nào vẹn toàn cũng là điều dễ hiểu.

Với con người, từ nhận thức cần bảo vệ môi trường sống đến ý thức và hành động vì môi trường sống đang có khoảng cách lớn. Chất lượng cuộc sống nếu đo bằng chỉ tiêu thông thường như thu nhập, tuổi thọ… của con người có thể sẽ tăng trưởng hàng năm, nhưng nhìn rộng ra sẽ dễ thấy, thế giới là bất định.

Trong một cuốn sách của học sinh lớp 8 đã đưa ra một so sánh thú vị: Quãng thời gian loài người tồn tại từ hoang dã đến hiện nay chỉ tương đương 4 giây cuối cùng so với quãng thời gian tồn tại của lịch sử tự nhiên là 24 giờ. So sánh đơn giản vậy thôi nhưng để thấy, con người và cả những thành quả của con người tạo ra là rất nhỏ bé trong chiều dài vũ trụ. Trái đất vẫn có thể nghiêng 23° hoặc ngang ra…

Phạm Oanh