Giải bài tập sgk toán 7 tập 2 đại số

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, có \(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \dfrac{{ - 6}}{2} = - 3\) nên ta có công thức y = -3. x

Bài 6.18 trang 14 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 2

Theo bảng giá trị dưới đây, hai đại lượng x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ thuận không?

Giải bài tập sgk toán 7 tập 2 đại số

Lời giải:

  1. Ta có: \(\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{9}{{27}} = \dfrac{{15}}{{45}} = \dfrac{{24}}{{72}}\) nên 2 đại lượng x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
  1. Ta có: \(\dfrac{4}{8} = \dfrac{8}{{16}} = \dfrac{{25}}{{50}} \ne \dfrac{{16}}{{30}}\) nên 2 đại lượng x, y không là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Bài 6.19 trang 14 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 2

Cho biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a, x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b. Hỏi y có tỉ lệ thuận với z không? Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?

Lời giải:

Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a nên y = a.x

Vì x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b nên x = b.z

Do đó, y = a.x = a.(b.z ) = (a.b).z ( a,b là hằng số vì a,b là các hằng số)

Vậy y có tỉ lệ thuận với z và hệ số tỉ lệ là a.b

Bài 6.20 trang 14 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 2

Hai bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng tương ứng bằng nhau, nhưng chiều cao của bể thứ nhất bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể thứ hai. Để bơm đầy nước vào bể thứ nhất mất 4,5 giờ. Hỏi phải mất bao nhiêu thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai (nếu dùng máy bơm có cùng công suất)?

Lời giải:

Gọi thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai là x (giờ) (x > 0)

Vì 2 bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng tương ứng bằng nhau và máy bơm có cùng công suất nên chiều cao bể nước và thời gian đầy bể là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có:

\(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{4,5}}{x} \Rightarrow x = \dfrac{{4.4,5}}{3} = 6\)( thỏa mãn)

Vậy thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai là 6 giờ

Bài 6.21 trang 14 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 2

Để chuẩn bị cho học sinh làm thí nghiệm, cô Hương chia 1,5 lít hóa chất thành ba phần tỉ lệ thuận với 4;5;6 và đựng trong ba chiếc lọ. Hỏi mỗi chiếc lọ đựng bao nhiêu lít hóa chất đó?

Lời giải:

Gọi thể tích 3 phần lần lượt là x,y,z (lít) (x,y,z > 0)

Vì cô Hương chia 1,5 lít hóa chất thành ba phần nên x+y+z=1,5

Vì ba phần tỉ lệ thuận với 4;5;6 nên \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{6}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{6} = \dfrac{{x + y + z}}{{4 + 5 + 6}} = \dfrac{{1,5}}{{15}} = 0,1\\ \Rightarrow x = 0,1.4 = 0,4\\y = 0,1.5 = 0,5\\z = 0,1.6 = 0,6\end{array}\)

Hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa toán lớp 7 tập 2: Khi giải một bài tập nào đó trong sách giáo khoa toán 7 tập 2 mà em thấy khó khăn, em có thể tham khảo phần này. Ở đây có hướng dẫn giải, lời giải hay đáp số cho các bài tập cơ bản, bài tập khó, Đôi khi có thêm những điều cần lưu ý, những sai lầm dễ mắc, những cảnh báo cần thiết. Các em có thể tìm lời giải khác, có khi đơn giản hơn. Điều này rất có ích, giúp em tự tin, sáng tạo trong giải toán lớp 7 tập 2.

Giải Toán Lớp 7 Tập 2

  • Phần Đại Số
  • Chương III. THỐNG KÊ
  • Bài 1. Thu thập số liệu thống kê, tần số
  • Bài 2. Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu
  • Bài 3. Biểu đồ
  • Bài 4. Số trung bình cộng
  • Ôn tập chương III
  • Chương IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
  • Bài 1. Khái niệm về biểu thức đại số
  • Bài 2. Giá trị của một biểu thức đại số
  • Bài 3. Đơn thức
  • Bài 4. Đơn thức đồng dạng
  • Bài 5. Đa thức
  • Bài 6. Cộng, trừ đa thức
  • Bài 7. Đa thức một biến
  • Bài 8. Cộng, trừ đa thức một biến
  • Bài 9. Nghiệm của đa thức một biến
  • Ôn tập chương IV
  • Phần Hình Học
  • Chương III. QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC. CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC
  • Bài 1. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
  • Bài 2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu
  • Bài 3. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác
  • Bài 4. Tình chất ba đường trung tuyến của tam giác
  • Bài 5. Tính chất tia phân giác của một góc
  • Bài 6. Tính chất ba đường phân giác của một tam giác
  • Bài 7. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
  • Bài 8. Tình chất ba đường trung trực của một tam giác
  • Bài 9. Tính chất ba đường cao của tam giác
  • Ôn tập chương III
  • BÀI TẬP ÔN CUỐI NĂM