Gây tai nạn bỏ trốn phạt bao nhiêu năm 2024

Khi gây tai nạn giao thông, thay vì dừng lại để cứu giúp người bị nạn và trình báo với cơ quan có thẩm quyền, nhiều người lại chọn phương án lái xe bỏ trốn.

1. Phải làm gì khi gây tai nạn giao thông?

Theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có các trách nhiệm sau:

- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Khoản 17 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ cũng quy định bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm là một trong hành vi bị nghiêm cấm.

Gây tai nạn bỏ trốn phạt bao nhiêu năm 2024

Một vụ tai nạn giao thông đường bộ (Ảnh minh họa)

2. Người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý thế nào?

2.1 Xử lý hành chính

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử lý như sau:

Phương tiệnMức phạtCăn cứ Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác400 - 600.000 đồngđiểm b khoản 4 Điều 8Xe moto, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy06 - 08 triệu đồngđiểm đ khoản 8 Điều 6Máy kéo, xe máy chuyên dùng10 - 12 triệu đồngđiểm c khoản 8 Điều 7Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô16 - 18 triệu đồngđiểm b khoản 8 Điều 5

2.2 Xử lý hình sự

Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông được quy định là một tình tiết tăng nặng trong Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 10 năm tù.

Cụ thể, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm - 05 năm:
  1. Làm chết người;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Ngoài bị xử phạt hành chính, người điều khiển ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ va chạm.

Gây tai nạn bỏ trốn phạt bao nhiêu năm 2024

Lái ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn, bị xử phạt bao nhiêu tiền?

A

10.000.000 - 12.000.000 đồng

B

12.000.000 - 14.000.000 đồng

C

14.000.000 - 16.000.000 đồng

D

16.000.000 - 18.000.000 đồng Theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021 của Chính phủ), phạt tiền 16.000.000 - 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 5 - 7 tháng. Chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 - 10 năm. Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.

Thưởng bài báo

Thưa quý độc giả, Báo điện tử VTC News mong nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc để có điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung cũng như hình thức, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả luôn đồng hành, ủng hộ tờ báo phát triển. Mong nhận được sự ủng hộ của quý vị qua hình thức:

Gây tai nạn bỏ trốn phạt bao nhiêu năm 2024

Số tài khoản: 0651101092004

Ngân hàng quân đội MBBANK

Dùng E-Banking quét mã QR

Gây tai nạn bỏ trốn phạt bao nhiêu năm 2024

Gây tai nạn bỏ trốn phạt bao nhiêu năm 2024

Tai nạn gây chết người thì lạnh ăn gì?

Hành vi lái xe gây tai nạn chết người có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người lái xe gây tai nạn chết người còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Gây tai nạn bỏ chạy xử lý như thế nào?

Chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 - 10 năm.

Khi xảy ra tai nạn giao thông người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 38 Luật GTĐB, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ TNGT có trách nhiệm: Bảo vệ hiện trường; giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc UBND nơi gần nhất; bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của ...

Không có bằng lái xe gây tai nạn phạt bao nhiêu?

Đối với hành vi giao xe máy cho người chưa thành niên chưa có giấy phép lái xe dẫn đến gây tai nạn chết người của chủ xe thì cũng tùy mức độ thiệt hại mà hình phạt có thể là phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng và cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 12 năm.