Fema gold có tốt không

Đó là thông tin đáng báo động được PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đưa ra trong buổi tọa đàm “Nguồn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và sau sinh” được tổ chức ngày 21.11.

Lo ngại về tình trạng trên, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cảnh báo: Tình trạng bác sĩ kê đơn cho tất cả các thai phụ, từ người mới có thai hay đã mang thai ở cuối thai kỳ, thậm chí cả phụ nữ sau sinh đều được kê những đơn thuốc giống hệt nhau đang khá phổ biến.

“Đơn thuốc thông thường được kê gồm mỗi ngày 1 viên sắt, 1 viên canxi hay 1 viên dinh dưỡng tổng hợp”, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh tiết lộ.

Theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc kê đơn như vậy là tùy tiện. Vì ở mỗi giai đoạn của thai kỳ cũng như trước và sau khi sinh, người phụ nữ cần lượng dinh dưỡng, hàm lượng sắt, canxi, vitamin… rất khác nhau.

Từ xa xưa, không phải vô lý khi dân gian vẫn chia ra các giai đoạn của thai kỳ khi phụ nữ mang thai theo các quý (quý 1, quý 2, quý 3) và thời kỳ sau sinh.

Ông Ánh khẳng định, việc bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ ở mỗi giai đoạn thai kỳ và sau khi sinh, nếu không phù hợp, thiếu hoặc thừa chất gì đều không tốt cho mẹ và thai nhi, thậm chí còn gây nguy hiểm.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh chỉ ra, 7-10% phụ nữ sau sinh có vấn đề về tâm lý. Cũng vì thế mà dinh dưỡng của nhiều bà mẹ gặp sai lầm nghiêm trọng.

Có người ăn kiêng quá, thiếu chất, thiếu nước, có người lại ăn nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất béo quá. Dinh dưỡng mất cân bằng sẽ khiến phụ nữ căng thẳng, mệt mỏi, tâm lý bị ảnh hưởng.

Điều này không phải là ngẫu nhiên mà hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với công thức dinh dưỡng cho thai phụ ở mỗi giai đoạn thai kỳ, tức ở giai đoạn nào thì cần bổ sung thêm loại dinh dưỡng nào, bớt loại dinh dưỡng nào…

Do vậy, ông Ánh cho rằng, rất cần có những công thức dinh dưỡng cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn mang thai và sau sinh.

Cùng chia sẻ về chủ đề này, ông Jeans Paul Mariani – chuyên gia quản lý và sản xuất GMP tại Liên Hợp Quốc (UNDP– AMSCO/WHO) cũng cho rằng, chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn mang thai và sau sinh, nhu cầu cần được bổ sung các chất dinh dưỡng của mẹ là khác nhau.

“Các nước đã đi trước Việt Nam rất nhiều trong việc đánh giá nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu ở từng giai đoạn để có bổ sung khoa học, đầy đủ nhất giúp sự phát triển của cả mẹ và bé đều tốt nhất” - ông nói.

Sắt là một nguyên tố vi lượng thiết yếu và đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe. Theo tài liệu của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, quá trình hấp thu sắt bắt đầu từ dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra tại hành tá tràng và ở mức độ ít hơn tại đoạn đầu ruột non. Để có thể hấp thu được, sắt sẽ phải chuyển từ dạng ferric (Fe3+) sang dạng ferrous (Fe2+). Pepsin tách sắt khỏi các hợp chất hữu cơ và chuyển thành dạng gắn với các axit amin hoặc đường.

Trong trường hợp bị thiếu sắt, một lượng sắt lớn hơn được hấp thu qua diềm bàn chải vào tế bào niêm mạc ruột và vào máu đi về tĩnh mạch cửa. Ngược lại, trong trường hợp cơ thể quá tải sắt thì lượng sắt được hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột sẽ giảm đi.

Có khoảng 2/3 lượng sắt trong cơ thể chứa trong hemoglobin (≈ 2500mg), khoảng 30% sắt được dự trữ ở trong ferritin và hemosiderin trong hệ liên võng nội mô tại gan, lách, tủy xương,... Sắt được dự trữ chủ yếu trong ferritin, là một protein có cấu trúc đa phân tử, được hấp thu tốt nhất khi đang đói vì thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu vi chất dinh dưỡng quan trọng này.

Sắt rất cần thiết để tạo hemoglobin, đây là một thành phần quan trọng trong máu và cung cấp oxy đến các cơ quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Đặc biệt, chất sắt rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ.

Đối với phụ nữ mang thai:

Trong thời gian thai kỳ, cơ thể của người mẹ phải trải qua nhiều sự thay đổi cả về tâm lý và sinh lý. Chính vì vậy mà chúng ta thường thấy sự thay đổi rõ nhất là tình trạng thiếu máu của người phụ nữ đang mang thai.

Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng thay đổi để bổ sung chất sắt trong suốt thai kỳ và giúp tái tạo máu hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian này, người mẹ cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi hấp thụ tốt nên không thể bảo đảm đầy đủ các khoáng chất.

Vì vậy, người mẹ cần phải bổ sung thêm từ các loại thực phẩm chức năng và uống sắt mỗi ngày. Uống sắt còn hỗ trợ tổng hợp các khoáng chất giúp cho cơ thể phòng tránh tác nhân gây thiếu máu, giúp cho thai nhi hấp thu tối ưu hơn. Ngoài ra, thai nhi trong quá trình hình thành các cơ quan mà đặt biệt là sự hình thành não bộ sẽ rất cần được cung cấp đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là bổ sung đầy đủ chất sắt.

Chính vì vậy ở thời gian này mẹ bầu cần chú ý uống sắt mỗi ngày để mang đến một sức khỏe tốt cho bản thân và cung cấp đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Đối với trẻ em:

Không chỉ thai nhi mới cần được cung cấp đầy đủ chất sắt mà trẻ nhỏ cũng rất cần bổ sung đầy đủ khoáng chất. Uống sắt mỗi ngày không những giúp trẻ bổ sung nguyên tố sắt do thiếu máu mà còn hỗ trợ và hấp thu lượng canxi cần thiết để phát triển khung xương toàn diện.

Để trẻ có một sức khỏe toàn diện thì việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh cần chú ý.

  • Vitamin C có tác dụng khử Fe3+ thành Fe2+ để sắt dễ hấp thu, vì vậy, bạn nên uống nước cam để chất sắt được hấp thụ vào cơ thể. Trong protein động vật cũng chứa chất giúp hỗ trợ hấp thụ sắt tối ưu, vì vậy, nên bổ sung cá, thịt trong các bữa ăn hàng ngày ngày. Tuy nhiên, cần chú ý tránh các thức uống gây kích thích như trà, cà phê, nước giải khát có gas vì chúng cản trở quá trình hấp thụ của sắt.
  • Không nên phối hợp chung thuốc sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.
  • Do sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói và chất trong thức ăn ( là những thức ăn chứa nhiều canxi) sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt nên thời điểm tốt nhất để uống viên sắt thường là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống (đối với các dạng viên).
  • Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không dùng dạng viên mà sử dụng dạng giọt hoặc sirô (dễ nuốt). Cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi, khi uống dạng siro răng sẽ có màu đen (khắc phục bằng cách hút qua ống hút, pha vào nước rồi hút).

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: Hàu, thịt bò, cá và thịt gà,... và ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ) vì những thức uống này có chứa caffein, tanin sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.