Đông Thắng Thần Châu là gì

Quan niệm về địa lý thế giới thời Đức Phật lấy núi Tu Di làm trung tâm. Bốn phía là bốn châu lục : Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu, Nam Thiệm Bộ Châu. Chúng ta có thể hình dung núi Tu Di là dãy Hi Mã Lạp Sơn.

Kinh điển mô tả Tây Ngưu Hóa Châu như sau :

西牛貨洲(梵文音Aparagodānīya或者Aparagoyāna),又叫西牛賀洲、西瞿耶尼洲,係佛經所記四大部洲之一,係佛敎世界觀一部份。佢形似滿月,㘣形,喺須彌山西,畀大鹹水海包圍。洲多牛,用牛做買賣,所以叫牛貨。洲中有樖高樹。

大洲兩側有兩中洲,一樣樣嘅,只不過細啲。周圍重有數百小洲。

Dịch nghĩa : Tây Ngưu Hóa Châu (tiếng Phạn Aparagodānīya hoặc Aparagoyāna), còn gọi là Tây Ngưu Hạ Châu , Tây Cù Gia Da Ni Châu, là một trong bốn đại châu mà kinh Phật có ghi, là một bộ phận trong thế giới quan về các xứ sở của Phật giáo. Hình thể giống như trăng tròn, hình tròn, ở về phía tây núi Tu Di. Có biển nước mặn lớn bao quanh. Đất có nhiều trâu, dùng trâu làm vật ngang giá để mua bán, do đó gọi là ngưu hóa. Đất có cây kha cao.

Hai bên châu lớn có hai châu trung, hình dạng tương tự, chỉ không quá nhỏ. Chung quanh có vài trăm châu nhỏ.

Có hai giả thiết về Tây Ngưu Hóa Châu

1/Tây Ngưu Hóa Châu là các nước Đông Nam Á

Đông Thắng Thần Châu là gì

Dựa theo mô tả, Tây Ngưu Hóa Châu là một quần đảo gồm có vài đảo lớn và hàng trăm đảo nhỏ nằm trong biển lớn . Trên vùng này có bò banteng dùng làm hàng hóa trao đổi (các đảo lớn Borneo, Java và các nước Đông Nam Á đều có loại bò bangteng này).

Các nước Đông Nam Á, nhất là Malaysia có cây cau là đặc sản truyền thống là một dấu ấn đặc trưng của Đông Nam Á.

Vùng Đông Nam Á dưới thời vua A Dục có những phái đoàn truyền giáo của Đạo Phật đến, trong đó một đoàn đến Thái Lan, Myanmar, một đoàn đến Việt Nam vào cuối thời Hùng Vương. Điều đó cho thấy Đông Nam Á là vùng quan trọng của văn hóa Phật giáo. Phật giáo đã đến Việt Nam trước cả Trung Quốc.

2/ Tây Ngưu Hóa Châu là các nước Trung Á

Đông Thắng Thần Châu là gì

Chúng ta thường hình dung núi Tu Di là dãy núi Himalaya (Hi Mã Lạp Sơn). Dãy Hi Mã Lạp Sơn nằm ở phía bắc nước Nepal, phía nam của Tây Tạng. Xét theo phương vị thì phía tây của Himalaya là Pakistan và 5 nước Trung Á (Afghanistan, Tajikistan, Turmenistan, Kyrgyzstan và Uzbekistan). Xa hơn về phía tây là Iran, Iraq, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Á hợp với mô tả về phương vị địa lý, là phía tây của núi Tu Di.

Vùng này cũng có nhiều trâu Yak là loại trâu có lông dày ở xứ lạnh thường thấy ở Tây Tạng và các nước Trung Á như Tajikistan.

Biển nước mặn lớn có thể chỉ biển Caspian. Còn những mô tả khác thì không rõ rệt là vùng Trung Á. Phật giáo đã theo con đường tơ lụa đến Trung Á trước Hồi giáo và còn lưu di tích là hai tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan, Afghanistan mà đã bị Taliban phá hủy. Cũng có thể hình dung châu lớn là Tây Ngưu Hóa Châu tức Trung Á, còn hai châu trung là bán đảo Ả Rập và bán đảo Thổ Nhĩ Kỳ, vài trăm châu nhỏ có thể chỉ rất nhiều tiểu quốc ở trong vùng.

Kết luận

Tây Ngưu Hóa Châu theo mô tả thì khá phù hợp với khu vực Đông Nam Á nhưng không hợp về phương vị địa lý nếu hình dung núi Tu Di là dãy Hi Mã Lạp Sơn.

Tây Ngưu Hóa Châu cũng có thể chỉ vùng Trung Á, vừa hợp với phương vị địa lý, vừa hợp với một vài mô tả nhưng cũng có những mô tả hơi khó hình dung.

Ý nghĩa của từ Đông Thắng Thần Châu là gì:

Đông Thắng Thần Châu nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Đông Thắng Thần Châu Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Đông Thắng Thần Châu mình


1

0

Đông Thắng Thần Châu là gì
  0
Đông Thắng Thần Châu là gì

pubbavideha (nam)



Thân Trung ấm có một thứ thần thông ta không thể tưởng tượng được. thứ thần thông ấy do nghiệp duyên của Trung ấm mà cảm được, họ có thể trong một chốc lát mà đi khắp cả bốn Đại-châu, hoặc quanh núi Tu-di còn mau chóng hơn trong thời gian cánh tay ta co duỗi một lần. Tùy theo ý muốn của họ, hễ mống niệm là liền đến; cho đến đủ có những huyễn pháp biến hiện khác (Chữ châu ở đây nên hiểu là địa cầu).

A. Đông Thắng Thần châu.

Nếu thân Trung ấm được cảm sanh về Đông Thắng Thần châu, thì họ liền thấy biến thành cái hồ, trong đó có những chim hồng, chim nhạn, họp thành bầy lũ, trống mái rượt nhau dạo chơi trên mặt nước. Nếu kẻ chết đi đến chỗ ấy, tức phải sanh về Đông Thắng Thần châu.

Người chết phải cẩn thận chỗ khởi (mống) tâm, phải cương quyết chớ đi đến châu ấy. Vì đến châu ấy dù được an vui, nhưng đắm theo sự an vui đó mà làm xao lãng, bỏ mất chỗ tu tỉnh, thì chắc không thể siêu sanh thoát tử được.

B- Nam Thiệm Bộ châu.

(Nghĩa của nó là Thắng kim; vì ở châu này có thứ kim sắc đặc biệt).

Nếu thân Trung ấm được sanh về Nam Thiệm Bộ châu, thì sẽ cảm thấy hiện ra những cung điện huy hoàng của châu ấy. Thấy được cảnh tượng như vậy tức là họ sẽ sanh về Nam Thiệm Bộ châu.

Nếu ai chưa hết cái ý niệm mong được thọ sanh, thì nên cầu sanh về châu này. Vì ở đây hiện có Phật pháp đang lưu hành, vẫn còn có thể tu trì mà được siêu thoát.

C. Tây Ngưu Hóa châu.

(Cõi này buôn bán đổi chác đều dùng bằng trâu, không dùng đến tiền tệ).

Nếu thân Trung ấm sắp được sanh về Tây Ngưu Hóa châu, thì sẽ cảm thấy có một cái hồ, hai bên bờ có trâu gặm cỏ. Thấy cảnh tượng như vậy tức là sẽ sanh về Tây Ngưu Hóa châu.

Châu này tuy là giàu có thật, nhưng cũng không nên đến. Vì sự giàu có hay làm tăng trưởng lòng tham vọng, mà phế bỏ đạo hạnh tu trì, cho nên không nên đến.

D. Bắc Cu Lô châu.

(Châu này gọi là Thắng xứ; vì ở đây sung sướng như cõi Trời).

Thân Trung ấm nếu được cảm sanh về Bắc Cu Lô châu thì sẽ thấy có một cái hồ, và trên bờ cũng có các loài súc vật, cây cối,... Thấy cảnh tượng như vậy tức là sẽ sanh về Bắc Cu Lô châu.

Châu này tuy được sống lâu và sung sướng thật, nhưng ở đây không có Phật pháp lưu hành, người chết càng không nên đi đến, mà cần phải trở lại gấp.

Thiện hữu nên đối trước linh sàng, theo như trên mà chỉ giáo, để cho người chết được biết mà lựa chọn thân sau.

Thân trung ấm mặc dù đang rong ruổi ở chốn xa xôi, nhưng một khi nghe ta kêu gọi thì lập tức trở lại. Vì họ có đủ thứ thần thông của nghiệp lực, có đủ khả năng ghi nhớ những điều đã trải qua, cũng hiểu rõ được mọi sự lý. Lúc đang sống còn, dù họ là người kém thông minh, nhưng khi chết rồi thì mọi sự thấy nghe đều sáng suốt, ngặt nỗi nghiệp duyên lôi cuốn nên không khỏi trở vào sanh tử đó thôi. Lại nữa, Trung ấm là một thứ thân đã thoát khỏi xác thân huyết nhục thô tướng, cho nên dù là đất, đá, gò, đống, nhà cửa hay lớn như núi Tu-di cũng đều có thể qua lại tự do. Chỉ có Pháp tọa Kim cang của chư Phật và tử cung trong thân mẹ thì không thể nào qua khỏi, vì một khi đã vào trong tử cung, tức là sẽ thành thân sau vậy.

Trong Mật giáo có nói về cách thức chọn thai rất hay, cho nên thiện hữu phải theo như sau mà chỉ giáo cho kẻ chết: "Vong linh! Ngươi hãy lắng nghe! Vì ngươi cũng có chút ít thần thông, thì nên đi khắp trong các châu mà xem xét; nếu thấy châu nào có Phật pháp lưu hành thì ngươi nên đến đó mà thọ sanh. Nếu sẽ do nơi vật bất tịnh giao cấu mà thọ sinh (bất tịnh: chỉ chỗ tinh huyết của mẹ cha) thì ngươi sẽ cảm giác được một thứ hương vị, nghe rồi sanh lòng ham đắm; tức là bị nó hấp dẫn vào trong thể chất bất tịnh ấy mà thọ thai. Thế nên trong khi đó, dù có sắc tướng gì hiện ra trước mắt ngươi (đây chỉ cho trạng thái trong thai) thì ngươi không nên khởi lên cảm giác để phân biệt về sắc tướng của vật đó. Như vậy đã không nên có tham tưởng, cũng không nên sanh lòng ghen ghét vì thông thường thiện thai hay nhận lầm là ác thai, và ác thai hay nhận lầm là thiện thai. Thấy thiện thai cũng không nên sanh lòng ưa đắm, thấy ác thai cũng không nên sanh lòng chán nhàm, chỉ phải một lòng an trú nơi cảnh vô phân biệt. Nếu trái lại thì bị hoặc nghiệp tà niệm mà phải đọa vào súc sinh. Bởi lẽ đó, trong khi có thai tạng (tử cung) nào hiện ra truớc mắt thì ngươi cứ yên tâm không nên lo lắng, cần phải chăm lòng quy y Tam bảo, phải khởi lên ý niệm như sau: Tôi nay phát nguyện, nguyện làm vị Quốc Vương hay là Bà-la-môn hoặc làm con vị Trưởng giả vĩ đại, hoặc làm con bậc Tất địa thành tựu, là dòng dõi rất trong sạch, có đủ lòng chánh tín về Phật pháp và có đại phúc đức, có thể làm lợi ích cho chúng sanh.

Sau khi phát nguyện xong, ngươi hãy đợi đến chừng nào thấy được hào quang sắc trắng của chư Thiên hay hào quang sắc vàng của loài Người. Trong hào quang ấy hiện ra những cung điện quý báu, nhà cửa đồ sộ, cho đến vườn tược v.v... thì ngươi hãy buông lòng quyết tâm mà đi thẳng tới đó, chớ có đoái hoài, lưu luyến cảnh đới. Được vậy, ngươi sẽ được sanh về thiện đạo".

Thiện hữu phải theo như trên mà chỉ giáo bảy phen. Nếu phải thọ sanh vào gia đình hạ tiện, thì người chết sẽ nghe có bao nhiêu âm thanh rộn ràng ức hiếp, sẽ thấy mình đi vào trong cảnh núi rừng lau sậy, toàn những cảnh tượng không vừa ý. Nếu sẽ được thọ sanh vào nhà tôn quý, thì họ sẽ lại thấy hoàn toàn yên lặng, hoặc cảm thấy mình được bước lên cung điện, toàn những cảnh tượng rất hài lòng vậy.