Đề tài nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chủ nhiệm đề tài: Bác sỹ Ngô Văn Hải; Bác sỹ Phan Thị Thi

Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2014

I. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em từ 0 – 5 tuổi, xác định một số yếu tố ảnh hưởng của mẹ đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em từ 0 – 5 tuổi tại tỉnh Bắc Giang.

- Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp nhằm cải thiện hành vi dinh dưỡng hợp lý của bà mẹ, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em tỉnh Bắc Giang.

II. Kết quả nghiên cứu

1. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại các xã nghiên cứu tỉnh Bắc Giang

Trên cơ sở cỡ mẫu nghiên cứu, các nhóm trẻ được chọn theo giới và tuổi tương đối tương đồng. Đa số trẻ được nghiên cứu thuộc dân tộc Kinh [90,3 %] và là con em các gia đình làm nghề nông [59,9%]. Qua nghiên cứu cho thấy thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 như sau:

+ Tỷ lệ SDD nói chung trẻ em dưới 5 tuổi tại các xã được nghiên cứu tại Bắc Giang đều cao [thể nhẹ cân: 16,7%; thể thấp còi: 28,1%], cao hơn so với số liệu của toàn quốc năm 2013 là 15,3% thể nhẹ cân; 25,9% thể thấp còi.

+ Các dân tộc khác có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn dân tộc kinh. Nghiên cứu của đề tài cũng cho kết quả tương tự như thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và các tác giả khác trong nước.

+ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ gái kém hơn trẻ trai [SDD thể nhẹ cân ở trẻ nữ và nam lần lượt là 18,2% và 15,6%; thể thấp còi ở nữ và nam lần lượt là 28,6% và 27,7%].

+ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ là con các bà mẹ trẻ dưới 30 tuổi, nhìn chung tốt hơn ở các bà mẹ trên 30 tuổi.

+ Tỷ lệ SDD của trẻ là con các bà mẹ làm nghề nông, nhìn chung kém hơn con các bà mẹ khác [SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm ở trẻ có mẹ làm nghề nông so với trẻ có mẹ làm nghề khác lần lượt là 18.0%/14.7%; 30.2%/24.9%; 6.7%/4.7%].

2. Một số yếu tố ảnh hưởng của mẹ đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 0 – 5 tuổi tại các xã nghiên cứu tỉnh Bắc Giang

Các yếu tố chính gồm:

+ Tiếp cận các kênh truyền thông của bà mẹ.

+ Phương thức thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh.

+ Kiến thức phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng.

+ Nhận thức về các dấu hiệu suy dinh dưỡng của trẻ.

+ Trình độ hiểu biết của các bà mẹ về 4 nhóm thực phẩm.

+ Thực hành cho ăn đủ bữa, đa dạng hóa bữa ăn của trẻ.

+ Thực hành uống Viên sắt/đa vi chất/Vitamin A.

+ Thực hành xử trí trẻ bị bệnh của các bà mẹ.

+ Thực hành chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh.

+ Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn cho trẻ em.

+ Kiến thức về cách phát hiện trẻ suy dinh dưỡng của giáo viên mầm non.

+ Biết về các dấu hiệu suy dinh dưỡng của trẻ của các cô giáo mầm non.

+ Hiểu về 4 nhóm thực phẩm của cô giáo.

+ Thực hành cho ăn đủ bữa, đa dạng khẩu phần của trẻ tại mầm non.

+ Kiến thức xử trí trẻ bị bệnh của giáo viên mầm non.

3. Đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp

3.1. Hiệu quả của mô hình can thiệp và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 - 5 tuổi tại 2 xã nghiên cứu

+ Tốc độ gia tăng cân nặng giữa 2 nhóm, nhóm can thiệp tăng nhiều hơn nhóm chứng là 0,6 kg sau 12 tháng can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05.

+ Sau 12 tháng, CSHQ đối với 3 thể SDD đều là dương tính, tuy còn rất hạn chế. CSHQ đối với SDD nhẹ cân là cao hơn cả [12,9%], sau đó đến thể SDD thể còm [11,6%], thấp nhất là SDD thấp còi [5,6%].

+ Sau 12 tháng tỷ lệ SDD ở cả 2 xã can thiệp và 2 xã chứng đều có xu hướng giảm. Khi đánh giá bằng chỉ số hiệu quả can thiệp, có thể thấy HQCT đối với giảm SDD thể nhẹ cân đạt 8,8%, giảm SDD thể thấp còi chỉ đạt 2,7%; HQCT bằng 0 đối với SDD thể gầy còm.

3.2. Hiệu quả của mô hình can thiệp đã cải thiện kiến thức và hành vi dinh dưỡng hợp lý của các bà mẹ và giáo viên mầm non tại xã nghiên cứu

+ Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ bà mẹ biết cách nhận biết trẻ SDD sớm [về dấu hiệu kém ăn, hay rối loạn tiêu hóa] đã tăng lên có ý nghĩa ở nhóm can thiệp [p0,05].

+ Tỷ lệ bà mẹ biết về nuôi con bằng sữa mẹ đã tăng lên rõ rệt ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng. Sau can thiệp, các tỷ lệ ở nhóm can thiệp đều cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê [p

Chủ Đề