Là học sinh em cần phải làm gì để phòng tránh những tác hại đó khói thuốc lá đem lại

Phòng tránh tác hại của thuốc lá điện tử trong học đường

[ĐCSVN] – Thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng “xâm nhập” vào các trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh. Do đó, để phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử đối với học sinh, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong việc nắm bắt tâm lý, kịp thời phát hiện, hỗ trợ, ngăn chặn hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh.

Nghiên cứu cho thấy thuốc lá điện tử có nhiều thành phần độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.
[Ảnh: medlatec.vn]

Khoảng 10 năm trở lại đây, để thu hút người dùng, ngành công nghiệp thuốc lá đã nghiên cứu và dần chuyển đổi từ sản xuất thuốc lá truyền thống sang sản xuất thuốc lá điện tử, shisha, thuốc lá nung nóng… với tên gọi chung là thuốc lá thế hệ mới.

Rất nhiều quảng cáo được đưa ra gây hiểu lầm rằng thuốc lá thế hệ mới, cụ thể là thuốc lá điện tử ít độc hại hơn so với thuốc lá truyền thống, thậm chí có thể được sử dụng như một phương pháp giúp cai nghiện thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, trên thực tế, nó không những có tác hại như thuốc lá truyền thống mà còn có nguy cơ gây tác động xấu tới xã hội, môi trường như có thể gây cháy nổ, tai nạn cho người sử dụng do dụng cụ hút không bảo đảm an toàn, hoặc ngộ độc do sử dụng nguyên liệu kém chất lượng.

Cấu tạo của thuốc lá điện tử gồm pin lithium, công tắc kích hoạt làm nóng tinh dầu, bộ vi xử lý, bình chứa tinh dầu, bộ phận đốt tinh dầu và cuối cùng là tẩu thuốc. Tuy nhiên, đó chỉ là thiết kế phần cứng. Phần quan trọng nhất của mỗi điếu thuốc lá điện tử là tinh dầu chứa các chất nicotine, propylene glycol, glycerine, các hương liệu vị bạc hà, anh đào, sôcôla, cà phê… Những chất này gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe người dùng. Các chất formaldehyde, benzene, nitrosamines hay acetaldehyde… đều là những chất gây ung thư trực tiếp khi xâm nhập cơ thể người.

Cũng như thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử đưa một lượng nicotine [được hấp thu qua phổi vào máu] vào cơ thể. Ngoài việc là một loại thuốc gây nghiện cao, nicotine trở nên rất độc hại khi sử dụng với nồng độ cao. Trên thế giới đã có trường hợp tử vong khi chất lỏng nicotine trong thuốc lá điện tử hấp thu qua da. Nicotine ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Lượng nicotine càng lớn thì huyết áp và nhịp tim càng cao. Điều này có thể gây loạn nhịp tim. Trong một số trường hợp hiếm gặp, đặc biệt là khi dùng liều lượng lớn nicotine, loạn nhịp tim có thể gây suy tim và tử vong.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2015 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử mới chỉ là 0,2% thì đến năm 2019, Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ này ở học sinh thành thị là 3,4%. Vì suy nghĩ thiên lệch các bạn trẻ cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện được cá tính của bản thân, nhưng cũng có bạn vì đua đòi và học theo bạn bè, vì tò mò và cũng có bạn tìm đến thuốc lá như một biện pháp giải bớt căng thẳng, hút dần thành quen và dẫn đến nghiện.

Trước thực trạng thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào các trường học trên cả nước, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, đồng thời, gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế - xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] đã phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các đơn vị giáo dục tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm thuốc lá thế hệ mới, xây dựng môi trường không khói thuốc tại các cơ sở giáo dục; tăng cường tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá tới học sinh các cấp; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha tại các cơ sở giáo dục.

Để phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử đối với học sinh, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ tư vấn tâm lý học đường, phát huy tinh thần, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc nắm bắt tâm lý, kịp thời phát hiện, hỗ trợ, ngăn chặn hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh, đồng thời phối hợp giáo dục, định hướng các em nhận thức được tác hại đối với sức khỏe và tương lai, từ đó các em thay đổi hành vi theo những chuẩn mực tốt đẹp.

Ngoài ra, để tiếp tục đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá trong lứa tuổi học đường, các trường học cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về Luật và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Thực hiện nghiêm Điều 11, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, triển khai thực hiện môi trường không khói thuốc và có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm quy định./.

Mai Khanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tuyến xe buýt Sài Gòn-Sân bay Tân Sơn Nhất chính thức hoạt động
  • Đã xử lý hơn 600.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông
  • Tổ chức hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch năm 2022
  • Thông tin bữa ăn của học sinh miền núi với món “chuột núi” trên mạng xã hội là không đúng
  • Thúc tiến độ dự án các thành phần sân bay Long Thành
  • Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống cháy nổ
  • Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Đại hội lần thứ XV nhiệm kì 2022 - 2027

[CDC Hà Nam]

Hiện nay, do tình trạng hút thuốc lá trong cộng đồng chưa được kiểm soát hiệu quả nên không ít học sinh đã tiếp cận sớm với thuốc lá [trong đó có tiếp cận trực tiếp và tiếp cận thụ động], có thể dẫn đến nghiện thuốc lá.

Thấy rõ được vấn đề này, thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với ngành giáo dục và các trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại thuốc lá đối với học sinh, nhất là học sinh cấp trung học, góp phần từng bước thay đổi nhận thức, hành động của học sinh, khuyến khích các em tích cực tham gia vận động người thân từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá cho học sinh.

Là người có kinh nghiệm trong công tác truyền thông, chị Đinh Thị Hạnh, Phụ trách Khoa Tuyên truyền Giáo dục sức khỏe [Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh], cho biết: Bên cạnh công tác tuyên truyền cho các đối tượng là công chức, viên chức làm việc tại các công sở, cho đối tượng người dân trong cộng đồng, chúng tôi xác định thêm một đối tượng cần phải hướng truyền thông tới, đó chính là các em học sinh THCS, THPT. Bởi đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, muốn tập làm người lớn, muốn thể hiện mình và cũng rất dễ bị lôi kéo, rủ rê tập hút thuốc lá, nếu không có sự kiểm soát, nhắc nhở thì lâu dần sẽ bị nghiện thuốc lá. Điều đó mang tới nhiều hệ lụy, đặc biệt về sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng cho học sinh…Với mục đích vừa làm thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen hút thuốc [nếu có], vừa xây dựng thêm một đội ngũ tuyên truyền viên là học sinh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chủ động phối hợp tổ chức tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học. Việc tuyên truyền cho học sinh trong các trường học được áp dụng theo hai hình thức: tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề và tuyên truyền gián tiếp thông qua phát tờ rơi. Mặc dù số buổi tuyên truyền tại các trường học chưa nhiều, song trên thực tế đã mang lại nhiều giá trị tuyên truyền.

Được biết, các buổi tuyên truyền trong trường học do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức đều được xây dựng khung chương trình tuyên truyền tương đối đầy đủ, bảo đảm không chỉ cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức về tác hại của thuốc lá, các bệnh có thể mắc do hút thuốc lá [trong đó có hút thuốc lá thụ động], sự ảnh hưởng của hút thuốc lá tới kinh tế gia đình, những tác động tiêu cực của thuốc lá đối với xã hội… mà còn tạo cho học sinh thêm một “sân chơi” để các em có thể bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết của mình về thuốc lá. Tại các buổi nói chuyện chuyên đề, thường không có tình trạng người nói, người nghe một chiều; học sinh được trả lời các câu hỏi do cán bộ tuyên truyền đưa ra trong phần giao lưu, tình huống đơn giản. Thậm chí, nhiều học sinh còn mạnh dạn đặt câu hỏi dành cho cán bộ tuyên truyền để tìm hiểu thêm những kiến thức chưa biết, chưa rõ, nhờ vậy việc tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực.

Đối với hoạt động tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá, nhiều trường học bày tỏ mong muốn được phối hợp với ngành chức năng để tổ chức được thường xuyên các buổi nói chuyện chuyên đề, giúp cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường học có điều kiện được tiếp cận với những thông tin, kiến thức bổ ích để tự điều chỉnh thói quen của bản thân, đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền đối với người thân và xã hội về tác hại của thuốc lá… Trong phạm vi trường học, công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá cho học sinh đã được các trường học quan tâm, chủ động tự tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa có nội dung tuyên truyền về tác hại thuốc lá, xây dựng các đội xung kích, sao đỏ thực hiện việc kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các trường hợp học sinh hút thuốc trong nhà trường; lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá với nội dung các môn học có liên quan, xây dựng các mô hình trường học không khói thuốc… Công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá trong các nhà trường đã trở thành hoạt động nền nếp, thu hút sự hưởng ứng tham gia của đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh.  Bên cạnh đó, nhiều nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương tuyên truyền, vận động cha mẹ, người thân học sinh gương mẫu không hút thuốc lá. Tăng cường thực hiện các quy định cấm hút thuốc lá trong trường học thông qua việc đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ giáo dục chung của từng năm học; đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào nội quy trường học; xây dựng trường học không khói thuốc lá; cấm cán bộ, giáo viên, học sinh hút thuốc lá trong khuôn viên trường học. Ở nhiều trường học, việc thực hiện quy định không hút thuốc lá trong trường học còn trở thành một trong những tiêu chuẩn cho bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hằng năm… Qua công tác kiểm tra, theo dõi, tình trạng cán bộ, giáo viên, học sinh hút thuốc trong trường học gần như được kiểm soát.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các cán bộ làm công tác truyền thông của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, hiện nay, do một số nguyên nhân, như: lực lượng cán bộ truyền thông còn mỏng nên chưa tổ chức được nhiều buổi tuyên truyền tại các trường học; số lượng tờ rơi, tờ gấp phục vụ công tác truyền thông gián tiếp cho học sinh còn hạn chế; vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ, giáo viên hút thuốc; các hàng quán bán tại cổng trường vẫn lén lút bán thuốc lá lẻ cho học sinh… nên tính hiệu quả của công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá mới dừng lại trong phạm vi các trường học và chưa kiểm soát tốt được việc cán bộ, học sinh có hút thuốc ngoài trường học hay không. Vì vậy, ngoài việc tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc quản lý kinh doanh của các hàng quán cổng trường và ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên ngành giáo dục trong việc làm gương cho học sinh tham gia phòng, chống tác hại thuốc lá.

Thanh Huyền

Video liên quan

Chủ Đề