Đề bài - bài 29 trang 134 vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hai đường tròn \((O;\ 20cm)\) và \((O'; 15cm)\) cắt nhau tại \(A\) và \(B\). Tính đoạn nối tâm \(OO'\), biết rằng \(AB=24cm.\) (Xét hai trường hợp: \(O\) và \(O'\) nằm khác phía đối với \(AB;\ O\) và \(O'\) nằm cùng phía đối với \(AB\)).

Đề bài

Cho hai đường tròn \((O;\ 20cm)\) và \((O'; 15cm)\) cắt nhau tại \(A\) và \(B\). Tính đoạn nối tâm \(OO'\), biết rằng \(AB=24cm.\) (Xét hai trường hợp: \(O\) và \(O'\) nằm khác phía đối với \(AB;\ O\) và \(O'\) nằm cùng phía đối với \(AB\)).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vẽ dây chung của hai đường tròn rồi dùng tính chất đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.

Lời giải chi tiết

Đề bài - bài 29 trang 134 vở bài tập toán 9 tập 1

Gọi \(I\) là giao điểm của \(OO'\) và \(AB.\) Theo tính chất hai đường tròn cắt nhau, ta có \(OO'\) là đường trung trực của \(AB,\) do đó

\(OO'\bot AB\) và \(AI=IB=\dfrac{AB}{2}\)\(=\dfrac{24}{2}=12\left( cm \right).\)

Tính \(OI:\) Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông \(AIO,\) ta có

\(O{{I}^{2}}=O{{A}^{2}}-A{{I}^{2}}\)\(={{20}^{2}}-{{12}^{2}}=400-144=256.\)

Suy ra \(OI = 16cm.\)

Tính \(O'I:\) Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông \(AIO',\) ta có

\(O'{{I}^{2}}=O'{{A}^{2}}-A{{I}^{2}}={{15}^{2}}-{{12}^{2}}\)\(=225-144=81\left( cm \right).\)

Suy ra \(O'I=9cm.\)

Xét hai trường hợp :

a) Nếu \(O\) và \(O'\) nằm khác phía đối với \(AB\) thì

\(OO' = OI + IO' = 16 + 9 = 25\left( {cm} \right).\)

b) Nếu \(O\) và \(O'\) nằm cùng phía đối với \(AB\) thì

\(OO' = OI - IO' = 16 - 9 = 7\left( {cm} \right).\)