Db đổi sang dbm như thế nào

dBm hoặc decibel-milliwatt là đơn vị công suất điện tính bằng decibel (dB) , được tham chiếu đến 1 milliwatt (mW).

Công suất tính bằng decibel-milliwatts ( P (dBm) ) bằng 10 lần logarit cơ số 10 của công suất tính bằng milliwatts ( P (mW) ):

P (dBm) = 10 ⋅ log 10 ( P (mW) / 1mW)

Công suất tính bằng milliwatts ( P (mW) ) bằng 1mW nhân với 10 được nâng lên bằng công suất tính bằng decibel-milliwatts ( P (dBm) ) chia cho 10:

P (mW) = 1mW ⋅ 10 ( P (dBm) / 10)

1 miliwatt bằng 0 dBm:

1mW = 0dBm

1 watt bằng 30dBm:

1W = 1000mW = 30dBm

Máy tính chuyển đổi dBm sang mW sang Watt sang dBW

Chuyển đổi decibel-milliwatts sang milliwatts, watt, decibel-watt.

Nhập nguồn vào một trong các hộp văn bản và nhấn nút Chuyển đổi :

Nhập milliwatts:mWNhập watt:WNhập dBm:dBmNhập dBW:dBW

Làm thế nào để chuyển đổi mW sang dBm

Làm thế nào để chuyển đổi công suất tính bằng miliwatt (mW) sang dBm.

Công suất tính bằng dBm bằng logarit cơ số 10 của công suất tính bằng miliwatt (mW):

P (dBm) = 10 ⋅ log 10 ( P (mW) / 1mW)

Ví dụ: công suất tiêu thụ 100mW tính bằng dBm?

Giải pháp:

P (dBm) = 10 ⋅ log 10 (100mW / 1mW) = 20dBm

Làm thế nào để chuyển đổi dBm sang mW

Cách chuyển đổi công suất tính theo dBm sang miliwatt (mW).

Công suất tính bằng miliwatt ( P (mW) ) bằng 10 nâng công suất tính bằng dBm ( P (dBm) ) chia cho 10?

P (mW) = 1mW ⋅ 10 ( P (dBm) / 10)

Ví dụ: công suất tính bằng miliwatt để tiêu thụ điện năng là 20dBm?

Giải pháp:

P (mW) = 1mW ⋅ 10 (20dBm / 10) = 100mW

Làm thế nào để chuyển đổi Watt sang dBm

Cách chuyển đổi công suất tính bằng watt (W) sang dBm.

Công suất tính bằng dBm bằng logarit cơ số 10 của công suất tính bằng watt (W) cộng với 30dB:

P (dBm) = 10 ⋅ log 10 ( P (W) / 1W) + 30

Ví dụ: công suất tiêu thụ là 100W tính bằng dBm?

Giải pháp:

P (dBm) = 10 ⋅ log 10 (100W / 1W ) + 30 = 50dBm

Làm thế nào để chuyển đổi dBm sang Watt

Làm thế nào để chuyển đổi công suất tính theo dBm sang watt (W).

Công suất tính bằng oát ( P (W) ) bằng 10 tăng công suất tính bằng dBm ( P (dBm) ) trừ đi 30dB chia cho 10:

dBm là gì? dBi là gì? Hay decibel là gì? Có bao giờ bạn gặp những này và tự hỏi chúng là gì hay chưa? Thực ra không chỉ có ba đơn vị này mà cả dBm, dBw hay dBc đều là những đơn vị thường dùng trong ngành Viễn Thông và là đơn vị chuẩn đề đo lường chất lượng các thiết bị liên quan.

dBm, dBw là gì?

dBm đối với nhiều người vẫn còn khá lạ lẫm, vậy dBm là gì? Đơn giản dBm là đơn vị công suất thuần túy (không so sánh). Cách tính 1dBm=10log(PmW/1mW). dBm là decibell tính so với một miliwatt, còn đọc gọn là [di-bi-em]

Ví dụ cho cách tính công suất của thiết bị phát sóng vô tuyến, công suất phát của thiết bị là 10W, biểu diễn ở dạng dBm là 10lg(1000/1)=40dBm.

Tương tự, dBw cũng là đơn vị công suất thuần túy nhưng được chuyển đổi từ dạng khác sang, ở đây là W: chẳng hạn 1W –> 10lg(1) = 0dBW; 2W = 3dBW.

dBi, dBd là gì?

Thực tế người dùng ít khi quan tâm đến dBi hay dBd. Vậy dBi là gì? dBi và dBd đều các đơn vị biểu diễn độ lợi công suất (power gain) của anten, tuy nhiên chúng có tham chiếu khác nhau.

  • dBi đọc là [di-bi-ai], là tăng ích (hay độ lợi) của một ăng-ten so với ăng-ten đẳng hướng (isotropic).
  • dBd, đọc là [di-bi-di], là tăng ích của một ăng-ten so với một ăng-ten lưỡng cực (chữ d sau dB ấy là viết tắt của từ dipole, nghĩa là ăng-ten lưỡng cực) nửa sóng (half wave dipole).
  • Cả dBi lẫn dBd đều cùng để chỉ tăng ích (G) của ăng-ten, vấn đề là so với ăng-ten nào, đẳng hướng hay lưỡng cực nửa sóng.
  • 0dBd = 2.15dBi
  • G [dBi] = G [dBd] + 2.15 [dB]
  • Anten 3G (UMTS) thường có độ lợi khoảng 18dBi (dual: 2 x 18dBi).
  • i trong dBi là viết tắt của từ đẳng hướng (isotropic). Nó là một đơn vị của hệ số tăng ích của anten phát xa đẳng hướng. Với những anten phản xạ có hướng thì đơn vị của hệ số tăng ích là dBd. Trong khi tính toán thì dBi và dB là như nhau.
dB là gì?

Bạn đã biết decibel là gì chưa? deciben (viết tắt là dB) — Là một đơn vị tính theo hàm loga cơ số 10 (lg), được dùng trong các lĩnh vực vật lý, điện tử và cũng là tên của một nhà bác học tìm ra cường độ âm thanh.

  • dB là đơn vị so sánh về độ mạnh (intensity), công suất (power).
  • Đối với điện áp (V), dòng (I) và trường E (điện trường, từ trường), công thức tính là 20lgX (dB)
  • Đối với công suất (P), độ lợi (G), công thức tính là 10lgX (dB)

Vd: Công suất A là XW tương đương X’dBm, Công suất B là YW tương đương Y’dBm. Khi đó so sánh A lớn hơn (nhỏ hơn) B bao nhiêu dB, tính bằng 10g(X/Y)dB hoặc (X’-Y’)dB.

Chẳng hạn Antenna A có độ lợi 50dBd, B là 25dBd, vậy A có độ lợi lớn hơn B 25dB.

dBc là gì?

dBc là đại lượng được dùng để mô tả khả năng của các RF components (là tần số vô tuyến có dải tần nằm trong khoảng 3kHz tới 300GHz, tương ứng với tần số của các sóng vô tuyến và các dòng điện xoay chiều mang tín hiệu vô tuyến). dBc sử dụng phương pháp tính như dB, nó cũng là một đơn vị tương đối và có liên hệ tới một đại lượng khác.

Ở đâu dùng dBc, ở đó có thể thay bằng dB. dBc ít được dùng đến.

Mối quan hệ giữa dB và dBm như sau:

X[dB] +Y [dB] = Z[dB]
X[dB]- Y[dB] = Z[dB]
X[dBm] + Y[dB] = Z[dBm]
X[dBm] — Y[dB] = Z[dBm]
X[dBm]- Y[dBm] = Z[dB]
X[dBm] + Y[dBm] = Z []

Cách chuyển đổi giữa các đại lượng dB, dBm

Có hai cách chuyển đổi giữa các đại lượng tính theo dB, dBm…. Chú ý đây là giá trị so sánh theo 1 đại lượng chuẩn (reference)..

Cách 1. Chẳng hạn dB lấy chuẩn là 1W, dBm lấy chuẩn là 1mW. Để chuyển đổi qua lại dễ dàng nhất là chuyển về dạng tuyến tính sau đó đổi ngược lại. Ví dụ cụ thể đổi 1.5dB = ? dBm, ta chuyển 1.5dB sang W bằng 10^(1.5/10) = 1.4125W sau đó đổi sang mW được 1412.5 mW, tiếp tục đổi ngược lại dBm, ta có 10*log(1412.5) = 31.5 dBm.

Đây là cách làm tuy có hơi dài nhưng không sợ bị sai, điều cốt yếu là bạn hiểu được những cái reference khác nhau (tuỳ mỗi lĩnh vực người ta sẽ chọn ra reference tương ứng).

Cách 2. Nhanh hơn bằng cách dựa vào tương quan của các reference và tính chất của việc lấy logarithm. Ta chuyển các bài toán nhân chia trong hệ tuyến tính trở thành bài toán cộng trừ trong hệ logarithm. Ví dụ A = B*1000 trong hệ tuyến tính thì trong hệ logarithm log(A) = log(B) + log(1000) nếu tính theo dB thì 10log(A) = 10log(B) + 10log(1000) = 10log(B) + 30.

Theo đại lượng chuẩn của dB là 1W, của dBm là 1mW, ta thấy khi muốn chuyển từ dB sang dBm bạn chỉ cần cộng thêm 30.

Vì thế khi bạn hiểu được tương quan giữa các đại lượng chuẩn thì không cần phải đổi sang hệ tuyến tính nữa mà có thể làm trực tiếp trên hệ log.

Chú ý: dB còn được sử dụng để thể hiện tương quan giữa 2 đại lượng công suất A, B chứ không nhất thiết phải là giữa A với 1. Lúc này nó chỉ thể hiện sự tương quan tỉ lệ chứ không có đơn vị. Chẳng hạn như A = 4mW, B = 2mW -> ta nói công suất A gấp 2 lần B hoặc A lớn hơn B 3dB -> 3dB không có thứ nguyên.