Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

Nhận thức về năng lực vận dụng mô hình giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL) vào dạy học của sinh viên sư phạm Việt Nam

Thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ phận giáo viên còn nóng nảy, ứng xử thiếu thân thiện đối với học sinh, đồng nghiệp, chưa tạo được niềm tin yêu của học sinh. Vấn đề là những hành vi này chưa hẳn xuất phát từ việc trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy hạn chế mà từ sự thiếu hụt về kĩ năng tương tác xã hội, quản lí cảm xúc, giải quyết xung đột… hay còn gọi là năng lực cảm xúc - xã hội. Khi giáo viên chưa có năng lực cảm xúc - xã hội và năng lực làm chủ mô hình Học tập cảm xúc - xã hội (Social – Emotional Learning, SEL) thì việc khai thác cũng như ứng dụng mô hình để giáo dục học sinh phát triển năng lực là việc khó khả thi.

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

Mô hình quản lí giáo dục STEM ở trường phổ thông

Sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải đẩy mạnh giáo dục đào tạo để có được một đội ngũ tri thức chất lượng, có đầy đủ những kĩ năng đáp ứng được yêu cầu của thời đại 4.0. Đó là một việc vô cùng cần thiết và cấp bách. Giáo dục STEM ra đời đã giúp giải quyết vấn đề cấp bách đó. Ở các nước phát triển, STEM rất được coi trọng và phát triển. Ở Việt Nam, STEM đã và đang được đẩy mạnh và được đưa vào chương trình giáo dục của các cấp học. Bài viết của tác giả Thái Văn Thành, Nguyễn Thị Nhị, Lê Thị Bình trình bày về mô hình quản lí giáo dục STEM của nhà trường phổ thông với việc tuân thủ các nội dung, chức năng của hoạt động quản lí giáo dục trong trường học.

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại

Bài viết của tác giả Phạm Văn Hiếu, trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu trình bày khái quát các mô hình lí luận dạy học và lí thuyết học tập cơ bản, trên cơ sở đó đề xuất nhóm các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học: Mục đích (mục tiêu), nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, không gian, thời gian, quan hệ thầy trò, kết quả. Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học đã trình bày ở trên, tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá một tiết dạy (Phiếu dự giờ). Trong phiếu dự giờ có 7 nhóm tiêu chí với 15 tiêu chí cụ thể và có quy định điểm cho mỗi tiêu chí.

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

Đánh giá mức độ gắn kết của sinh viên với nhà trường trong quá trình học tập: Nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

Sự gắn kết của sinh viên với nhà trường đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tạo ra các động lực, đem lại cảm giác thuộc về, thúc đẩy quá trình từ đó nâng cao kết quả học tập. Bài viết của nhóm tác giả Tăng Thị Thùy, Đỗ Linh Chi, Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Dương Phương Thảo và Nguyễn Thị Kim Tranh, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày 3 nhóm mức độ gắn kết: nhận thức, tình cảm, hành vi được nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội với sự tham gia của 222 sinh viên.

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoá học online bồi dưỡng sinh viên sư phạm về “Dạy học kết hợp”

Dạy học kết hợp đang ngày càng được chú trọng, quan tâm và phát triển trong các tổ chức giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trước sự ảnh hưởng của COVID-19. Dạy học kết hợp bao gồm các buổi học trực tuyến và trực tiếp. Trong đó, các bài giảng trực tuyến cần được lập kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ hơn so với các buổi học trực tiếp, từ xây dựng câu hỏi, cấu trúc bài giảng đến xem xét khả năng tương tác tới người học.

  • Cơ quan chủ quản
  • Quảng cáo
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

  • Home
  • Thông tin khoa học
  • Nghiên cứu và Công bố quốc tế

  • 06:00, 21/11/2022
  • Nghiên cứu và Công bố quốc tế

Bài nghiên cứu của hai tác giả Nathaniel J. Bray và Claire H. Major xem xét nhận thức của các đơn vị nghiên cứu về mức độ uy tín của các tạp chí thuộc lĩnh vực nghiên cứu quản trị đại học. Kết quả nghiên cứu khẳng định sự ổn định về uy tín của các tạp chí trong lĩnh vực này theo thời gian, đồng thời chỉ ra một số tiêu chí của các tạp chí mà các đơn vị nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất trong việc đáp ứng.

Bài liên quan

  • Diễn văn kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam của Bộ Trưởng Nguyễn Kim Sơn
  • “Thay lời tri ân” năm 2022: Khi thầy cô là người đồng hành
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Mục tiêu của các tạp chí khoa học là đóng vai trò “đầu ra” cho những ý tưởng và nghiên cứu hiện tại, tiên tiến nhất, giúp định hình và thay đổi lĩnh vực nghiên cứu. Khi nghiên cứu về một chủ đề phát triển, và một lĩnh vực nghiên cứu hướng tới một chuyên ngành, ngày càng có nhiều tạp chí liên quan đến chủ đề đó phát triển. Cuối cùng, các chuyên ngành phụ và sau đó là các chuyên ngành nhỏ hẹp hơn sẽ phát sinh, và việc theo dõi và nắm bắt danh sách các tạp chí trong tổng thể lĩnh vực đó sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, dường như tiêu chí về bài đăng tạp chí khoa học đã là đủ để có thể đánh giá công việc của các giảng viên khi xét thăng tiến và đánh giá mức lương mà họ có thể nhận được, đặc biệt nếu việc đánh giá có tính đến số lượng và chất lượng công trình chứ không chỉ đơn thuần là “đo độ dài” lý lịch khoa học. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực đang phát triển, có rất ít thước đo được sử dụng để đánh giá chất lượng và uy tín tương đối của các tạp chí.

Nghiên cứu của nhóm tác giả được xây dựng dựa trên lý thuyết uy tín của Wegener năm 1992; lý thuyết này lại có cơ sở từ các chùm lý thuyết xung đột. Wegener đã phân loại các lý thuyết về uy tín thành bốn loại chính: 1) lý thuyết trật tự hợp lý, trong đó nền tảng của uy tín là dựa trên thành tích; 2) lý thuyết xung đột hợp lý, trong đó nền tảng của uy tín dựa trên lòng tự trọng; 3) lý thuyết xung đột chuẩn tắc, trong đó nền tảng uy tín dựa trên danh dự, và 4) lý thuyết trật tự chủ quan, trong đó nền tảng uy tín dựa trên khả năng thu hút. Dựa trên các khái niệm của Wegner về lý thuyết uy tín - xung đột, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu nhận thức về uy tín tạp chí của các giảng viên đại học. Lý thuyết uy tín - xung đột đã hỗ trợ các tác giả lựa chọn thiết kế nghiên cứu, phát triển công cụ và xác định phương pháp phân tích dữ liệu.

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Bản chất của uy tín của các tạp chí trong lĩnh vực giáo dục đại học là gì, yếu tố nào được coi là quan trọng nhất đối với uy tín, tạp chí nào được coi là hữu ích nhất, được mong muốn xuất bản nhất và uy tín nhất? Trong số 183 tạp chí được đề cập trong nghiên cứu này, chỉ có 79 tạp chí được thống kê đầy đủ các chỉ số trên cơ sở dữ liệu của Elsevier và 27 tạp chí có đầy đủ chỉ số được thống kê trên cơ sở dữ liệu của Clarivate.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự phát triển chưa từng có của nghiên cứu giáo dục đại học đã dẫn đến nhu cầu làm rõ vị thế của các tạp chí khoa học ngày càng tăng. Các thông tin này sẽ giúp các giảng viên đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong việc chọn lựa nơi gửi gắm xuất bản các công trình khoa học của mình, và giúp những người làm nhiệm vụ đánh giá công việc của các giảng viên cũng có cái nhìn sâu sắc hơn về năng lực học thuật của các cán bộ. Tương tự như vậy, việc thiếu kiến thức về vị thế của tạp chí có ảnh hưởng rõ ràng đối với giảng viên, vì công trình khoa học được xuất bản “có ảnh hưởng đến các quyết định thăng tiến và bổ nhiệm, tình trạng của giảng viên và tăng lương”.

Từ nghiên cứu này, các tác giả đã kết luận được yếu tố được các giảng viên tin là có vai trò quan trọng nhất đối với uy tín của một tạp chí: đó là quy trình phản biện kín. Ngoài ra, tỉ lệ chấp nhận bài, số lượng độc giả là các nhà khoa học, hệ số tác động (IF), chỉ mục SSCI và thời gian hoạt động của tạp chí cũng là những yếu tố được đánh giá rất quan trọng. Quan niệm của các giảng viên, các đơn vị nghiên cứu về những yếu tố góp phần vào sự hữu ích của tạp chí và những yếu tố tạo nên uy tín phần nào trùng nhau nhưng không hoàn toàn giống nhau. Các tác giả bài báo cũng chỉ ra rằng rằng nhận thức về uy tín có phần cố định. Trong khoảng thời gian 10 năm qua, không có nhiều sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, đã có một số biến động trong việc xếp hạng các tạp chí, vì vậy nhận thức về yếu tố uy tín không nên hoàn toàn cứng nhắc.

Vân Anlược dịch

Nguồn:

Bray, N. J., & Major, C. H. (2022). Status of Journals in the Field of Higher Education Revisited. Innovative Higher Education. https://doi.org/10.1007/s10755-022-09633-6

Ghi chú: Các quan điểm của Tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

  • Tags :
  • ,

Bài liên quan

  • Cùng với tri ân, kỉ niệm, tôn vinh các nhà giáo, cần bàn về chính sách đối với giáo viên và cán bộ giáo dục
  • Kinh nghiệm và những thách thức đặt ra trong quá trình triển khai chương trình GDPT mới
  • "Săn mồi" trong xuất bản học thuật: Một nghiên cứu trắc lượng từ cơ sở dữ liệu Scopus và khuyến nghị
  • Bình luận về bài báo “Journal Citation Reports và định nghĩa về tạp chí săn mồi: Trường hợp của Multidisciplinary Digital Publishing Institute (MDPI)
  • 12/2022, Hà Nội: Hội thảo quốc tế về chủ đề “Quốc tế hoá giáo dục đại học trong bối cảnh một châu Á năng động”
  • 12/2022-Việt Trì, Phú Thọ-Hội thảo khoa học Quốc gia “Giáo dục Toán học ở phổ thông trong bối cảnh mới: một số vấn đề lí luận và thực tiễn”
  • VJE Talks 2022: Chuỗi hội thảo trực tuyến về chủ đề Nghiên cứu Khoa học giáo dục và Xuất bản khoa học

Tin mới

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục

Đánh giá tạp chí khoa học giáo dục