Đánh giá cường cơ ở trẻ là gì năm 2024

Hội chứng Cushing là rối loạn nội tiết tố, do nồng độ hormone cortisol tăng cao trong thời gian dài. Bệnh thường ảnh hưởng đến người lớn từ 20 – 50 tuổi và có thể xảy ra ở trẻ em (1). Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hội chứng Cushing ở trẻ em như thế nào?

Đánh giá cường cơ ở trẻ là gì năm 2024

Hội chứng Cushing ở trẻ em là gì?

Hội chứng Cushing ở trẻ em là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều hormone cortisol dẫn đến chậm quá trình tăng trưởng của trẻ, gây béo phì, thay đổi tâm trạng và các triệu chứng khác. (2)

Cortisol có vai trò gì?

Cortisol được sản xuất ở vỏ tuyến thượng thận có vai trò trong các hoạt động của cơ thể như phản ứng lại với bệnh tật hoặc chấn thương, ổn định huyết áp và đường huyết trong máu.

Nguyên nhân gây hội chứng Cushing ở trẻ em

Hội chứng Cushing ở trẻ đến từ 2 nguyên nhân sau:

1. Yếu tố nội sinh (Các yếu tố bên trong cơ thể):

  • Một bất thường ở tuyến thượng thận, khiến sản xuất quá nhiều cortisol.
  • Rối loạn nội tiết di truyền.

2. Yếu tố ngoại sinh (Các tác động bên ngoài):

Khi trẻ dùng thuốc glucocorticoid điều trị một số bệnh sau sẽ gây nên Hội chứng Cushing như:

  • Bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm ruột, lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc số bệnh ung thư.
    Đánh giá cường cơ ở trẻ là gì năm 2024
    Hội chứng Cushing ở trẻ em do nồng độ cortisol tăng cao trong thời gian dài

Triệu chứng hội chứng Cushing ở bé

Triệu chứng hội chứng Cushing ở bé như sau:

  • Tăng cân quá mức, đặc biệt là ở phần thân trên, mặt và cổ.
  • Tích tụ mỡ thừa sau gáy.
  • Tay và chân gầy.
  • Tốc độ tăng trưởng chậm.
  • Các vệt đỏ trên bụng.
  • Da mỏng, tối màu.
  • Rạn da trên cánh tay, ngực, bụng, đùi và mông.
  • Yếu xương và cơ.
  • Mụn.
  • Mệt mỏi.
  • Bầm tím.
  • Khó chịu và lo lắng.
  • Huyết áp cao.
  • Đường huyết cao.
  • Ở bé gái: Lông mọc nhiều và kinh nguyệt không đều hoặc không có.
  • Ở bé trai: Gây vô sinh.

Các triệu chứng của hội chứng Cushing có thể giống như các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường như cơ thể không đồng đều, thường xuyên mệt mỏi, chậm lớn,… nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Hội chứng Cushing ở trẻ có nguy hiểm không?

Có. Hội chứng Cushing ở trẻ nếu không điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng như:

  • Chậm phát triển chiều cao.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Tăng huyết áp.

Chẩn đoán hội chứng Cushing ở trẻ nhỏ

Để chẩn đoán hội chứng Cushing ở trẻ nhỏ bác sĩ thực hiện các phương pháp sau đây:

  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ: Nước tiểu được thu thập trong 24 giờ để đo nồng độ hormone.
  • Xét nghiệm cortisol vào sáng sớm: Hầu hết trẻ em có nồng độ cortisol rất thấp vào nửa đêm khi ngủ. Trẻ em mắc hội chứng Cushing có nồng độ cortisol tăng cao vào thời điểm này – tương tự mức độ được tìm thấy ở hầu hết trẻ vào buổi sáng sớm. Thử nghiệm này có thể được thực hiện bằng cách lấy máu hoặc sử dụng tăm bông thấm nước bọt bên trong má.
  • Xét nghiệm kích thích hormone giải phóng Corticotropin: Phương pháp này giúp xác định nồng độ cortisol dư thừa có đến từ khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên hay không.
  • Xét nghiệm ức chế Dexamethasone: Trẻ được dùng thuốc glucocorticoid tổng hợp, sau đó lấy máu và xét nghiệm nồng độ cortisol. Xét nghiệm này giúp đo xem tuyến yên của trẻ có sản xuất quá nhiều hormone vỏ thượng thận (ACTH) hay không.
    Đánh giá cường cơ ở trẻ là gì năm 2024
    Xét nghiệm ACTH để chẩn đoán hội chứng Cushing ở trẻ em.

Cách điều trị hội chứng Cushing ở trẻ em

Hội chứng Cushing ở trẻ em là một tình trạng tuy hiếm gặp nhưng rất quan trọng và cần được điều trị kịp thời. Cách điều trị hội chứng Cushing ở trẻ em thường bao gồm các phương pháp sau:

1. Phẫu thuật

Nếu trẻ có khối u trên tuyến thượng thận hoặc tuyến yên khiến sản xuất quá mức cortisol, có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ. Một số ít trường hợp, có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến thượng thận hoặc tuyến yên.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị đem lại kết quả lâu dài đối với bệnh Cushing. Ở trẻ em, kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu được áp dụng phổ biến, vì phương pháp này giúp giảm chảy máu và đau đồng thời thời gian hồi phục nhanh. Tỷ lệ thành công khi phẫu thuật rất cao, khoảng từ 50% – 80%.

2. Sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc ngăn sản xuất quá mức hormone cortisol. Phương pháp này phù hợp với những trẻ có bất thường ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên.

Nếu bệnh nhi bị rối loạn tự miễn dịch và đang dùng thuốc glucocorticoid lâu dài, có thể cần phải thay đổi liều lượng và tần suất dùng thuốc. Điều này giúp ngăn cơ thể trẻ sản xuất quá mức cortisol gây ra các triệu chứng của hội chứng Cushing. Tuy nhiên, khi giảm liều lượng glucocorticoid cần có sự giám sát của bác sĩ.

Trường hợp, mắc hội chứng Cushing do yếu tố ngoại sinh khi ngưng thuốc đột ngột sẽ gây suy thận cấp, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, không được ngưng thuốc đột ngột mà phải theo liệu trình điều trị của bác sĩ.

Cách phòng tránh hội chứng Cushing ở trẻ

Để phòng ngừa hội chứng Cushing ở trẻ cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá nhiều thuốc chứa steroid trong thời gian dài.
  • Các thuốc không có chỉ định của bác sĩ (kể cả thuốc đông y) trong điều trị các bệnh như xương khớp, cảm ho, sổ mũi, viêm xoang… có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh đều có nguồn gốc từ corticoid. Do đó, ba mẹ không tự ý mua về dùng một cách tùy tiện cho trẻ, rất dễ gây ra hội chứng giả Cushing.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh Cushing tiêu thụ ít mỡ và năng lượng. Ngoài ra, cần tăng cường chất đạm và rau củ quả trong mỗi bữa ăn.
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất.
  • Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
  • Trường hợp bệnh nhi phải điều trị bằng các thuốc có nguồn gốc corticoid lâu dài như: Hội chứng thận hư, bệnh tự miễn, hen phế quản, bệnh lý khớp… cần kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Ngoài ra cần đưa trẻ tái khám đúng hẹn để được điều chỉnh thuốc phù hợp, không dùng lại đơn thuốc cũ.
    Đánh giá cường cơ ở trẻ là gì năm 2024
    Trong quá trình điều trị Hội chứng Cushing cho trẻ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của bác sĩ.

Theo dõi chăm sóc cho trẻ mắc Hội chứng Cushing

Trong quá trình điều trị trẻ mắc Hội chứng Cushing cần theo dõi chăm sóc như sau:

  • Trẻ mắc hội chứng Cushing nên tái khám với bác sĩ nội tiết 3 – 6 tháng một lần để theo dõi nồng độ hormone, điều chỉnh thuốc khi cần và đánh giá hiệu quả điều trị.
  • Trong các lần tái khám, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu, đồng thời khám sức khỏe cho bệnh nhi. Bác sĩ sẽ đánh giá xem trẻ có phát triển chiều cao, cân nặng và tuổi dậy thì bình thường hay không. Khi trẻ đã ổn định, tái khám được thực hiện cách nhau 6 tháng/lần.
  • Nếu trẻ đã phẫu thuật, cần được bác sĩ theo dõi từ 1 – 2 tuần sau khi phẫu thuật, và tái khám khi cần thiết.
  • Một số trường hợp, trẻ lâu hồi phục cần được theo dõi lâu hơn.

BVĐK Tâm Anh có chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường với trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Các bác sĩ luôn cập nhật phác đồ điều trị hiện đại, tư vấn sức khỏe, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cụ thể cho trẻ mắc hội chứng Cushing giúp người nhà và bệnh nhi an tâm điều trị.