Cuộc sống của người dân Israel

Là một quốc gia nhỏ về diện tích và dân số, thế nhưng Israel lại nổi tiếng khắp thế giới về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp nhờ áp dụng thành công những “bí quyết” của riêng mình.

Chiến lược “biến nguy thành cơ”

Cuộc sống của người dân Israel
Bà Maayan Ben Tura – Phó đại sứ Israel tại Việt Nam – chia sẻ kinh nghiệm “biến nguy thành cơ” mà Israel đã áp dụng thành công

Một trong những ví dụ thành công của Israel trong lĩnh vực sáng tạo phục vụ đời sống con người chính là những sáng chế lọc nước biển, tái chế nước thải sinh hoạt, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước tự nhiên thường được biết đến với cụm từ “Cuộc cách mạng về sử dụng nước của Israel”.

Với 60% diện tích là sa mạc cùng điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, ít mưa nên Israel thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hạn hán và thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và nông nghiệp với nhu cầu hơn 2 tỉ mét khối nước ngọt mỗi năm.

Để khắc phục vấn đề nan giải này, Israel đã nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ khử nước biển áp dụng vào 5 nhà máy sản xuất nước ngọt hiện đại của mình. Nhờ vậy, quốc gia Trung Đông này hiện đã nâng tổng công suất khử mặn nước biển lên hơn 750 triệu m3/năm, đủ để đáp ứng trên 90% nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân.

Không chỉ phục vụ cho thị trường nội địa, đến nay, công nghệ khử mặn nước biển được xem là hiện đại nhất thế giới của Israel cũng đang được chuyển giao tới nhiều quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, châu Âu, châu Phi…

Bên cạnh đó, Israel còn làm nên kỳ tích khiến thế giới phải kinh ngạc khi có thể tái chế gần 80% lượng nước thải để tái sử dụng cho ngành nông nghiệp, công nghiệp và đô thị của mình.

“Với quá nhiều những khó khăn thách thức phải đối mặt, chúng tôi không có cách nào khác là tìm mọi cách vượt qua để có thể tồn tại. Và sáng tạo chính là tài nguyên của chúng tôi”, bà Maayan Ben Tura – Phó đại sứ Israel tại Việt Nam cho biết.

Lập quỹ tài trợ cho những dự án khởi nghiệp bị thất bại

Dẫn con số hơn 10.000 công ty khởi nghiệp (startup) được thành lập chỉ trong vòng 10 năm (2008 – 2019), bà Maayan Ben Tura – Phó đại sứ Israel tại Việt Nam cho biết, Israel được định danh là “Quốc gia khởi nghiệp” bởi tinh thần khởi nghiệp được gieo vào trái tim và khối óc của người dân ngay từ khi còn là những đứa trẻ.

Ở trong các trường phổ thông và đại học, học sinh sinh viên được khuyến khích xây dựng các dự án khởi nghiệp bằng chính những ý tưởng của mình, cho dù những ý tưởng ấy có khi rất sơ khai.

Israel có những cơ quan chuyên trách của chính phủ chuyên tìm kiếm và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp của các bạn trẻ với tinh thần “chỉ cần bạn có ý tưởng, việc còn lại là của chúng tôi”.

Một điều đặc biệt mà bà Phó đại sứ Israel tại Việt Nam chia sẻ với sinh viên Đại học Hoa Sen trong buổi nói chuyện mới đây về chủ đề “Sáng tạo và Khởi nghiệp” chính là: Người Israel đối xử rất trân trọng với bất cứ những ai khởi nghiệp bị thất bại. Theo nhà ngoại giao cao cấp này, thất bại luôn là điều hiển nhiên của con người, là giai đoạn quá độ để tiến tới một giai đoạn thành công hơn.

“Chúng tôi không xem việc các bạn trẻ khởi nghiệp thất bại là điều thất bại. Có thể các bạn chưa thành công vì nhiều nguyên nhân, như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu mạng lưới hỗ trợ… Và đây chính là lúc mà Chính phủ hỗ trợ các bạn”, bà Maayan Ben Tura chia sẻ.

Cuộc sống của người dân Israel
Bà Maayan Ben Tura – Phó đại sứ Israel tại Việt Nam – nói chuyện với các bạn trẻ về chủ đề Sáng tạo và Khởi nghiệp

Bà cũng không quên nhắn nhủ với các bạn trẻ một từ khóa quan trọng là “Dare” (tiếng Việt: Dám): Dám bắt tay vào thực làm, dám đặt câu hỏi phản biện, dám thách thức bản thân, và không bao giờ hài lòng với một giải pháp có sẵn.

học giả tài năng Daniel Gordis đã viết lại một cách cô đọng và hấp dẫn nhất về lịch sử của Israel - một đất nước thành công với rất ít cơ hội, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều kẻ thù và trở ngại đáng sợ.

Dù là đất nước nhỏ bé cả về diện tích và dân số nhưng Israel và câu chuyện của quốc gia này luôn là tâm điểm chú ý của thế giới. Được biết, tác giả Daniel Gordis là Phó chủ tịch cấp cao và là giảng viên xuất sắc tại Trường Cao đẳng Shalem ở Jerusalem, đồng thời là nhà báo phụ trách chuyên mục của Jerusalem Post và Bloomberg View.

Cuộc sống của người dân Israel

Bìa sách Lịch sử Israel: Câu chuyện về sự hồi sinh của một dân tộc (do Omega và NXB Thế giới ấn hành)

NXB

Lớn lên và học tập tại Hoa Kỳ, sống tại Israel từ năm 1998, ông là tác giả của nhiều cuốn sách về tư tưởng Do Thái và các trào lưu chính trị tại Israel, đồng thời là người giành Giải thưởng Sách Do Thái Quốc gia. Goddis cũng góp phần thành lập Trường Cao đẳng Shalem, trường cao đẳng khai phóng đầu tiên của Israel, vào năm 2007. Hiện ông sống tại Jerusalem.

Câu chuyện về đất nước Israel là câu chuyện phức tạp, vừa kịch tính vừa đáng buồn, một câu chuyện kỳ diệu và đầy cảm hứng, tác động đến thế giới của chúng ta ở hầu hết mọi khía cạnh.

Nếu như các cuốn sách đã xuất bản về Israel thường đề cập đến vấn đề tôn giáo, thì tác phẩm Lịch sử Israel: Câu chuyện về sự hồi sinh của một dân tộc tập trung kể về sự hình thành nên nhà nước này. Qua cuốn sách, độc giả sẽ biết thêm những câu chuyện chưa kể về Israel, khi tác giả đi sâu vào phân tích những dấu mốc, sự kiện, vấn đề lớn của người Do Thái nói chung và đất nước Israel nói riêng, từ khi có những ý tưởng manh nha về việc phục quốc đến khi họ thực sự tập hợp lại ở cố hương Jerusalem.

Tháng 5.1948, nhà nước Israel ra đời. Những năm đầu thành lập vô cùng khó khăn, nhà nước mới không có các nguồn dự trữ tài chính và rất ít cơ sở hạ tầng, đột nhiên phải tiếp nhận một lượng khổng lồ người nhập cư, lớn hơn nhiều so với dân số của chính quốc gia này.

\n

Cuộc sống của người dân Israel

Qua cuốn sách, độc giả sẽ biết thêm những câu chuyện chưa kể về Israel, khi tác giả đi sâu vào phân tích những dấu mốc, sự kiện, vấn đề lớn của người Do Thái nói chung và đất nước Israel nói riêng

T.L

Sau khi Israel được thành lập, hàng trăm nghìn người Do Thái bị các nước sở tại trục xuất, từ Bắc Phi, Iran, Iraq và những nơi khác đều đổ tới đây; 150.000 người tị nạn khác trở về từ cuộc thảm sát diệt chủng Holocaust, mang trên mình tất cả những chấn thương từ trải nghiệm kinh hoàng, cũng đã về đến biên giới Israel.

Từng là đầm lầy và vẫn còn hoang hóa ở một số khu vực, trong khi phần còn lại chủ yếu là sa mạc cằn cỗi, thiếu tài nguyên thiên nhiên và gần như hoàn toàn không có tiền, Israel có rất ít lựa chọn để nuôi sống và cung cấp chỗ ở cho tất cả những người này, và tình trạng khan hiếm lương thực bắt đầu.

Chỉ vài năm sau khi thành lập, đất nước này có nguy cơ sụp đổ tài chính. Tuy nhiên, người Israel đã không bỏ cuộc, một phần vì họ đã không còn nơi nào để đi. Tác giả Daniel Gordis cũng kể lại nhiều câu chuyện xoay quanh cách người Israel hiểu về bản thân và đất nước họ.

Cuộc sống của người dân Israel

Tác giả Daniel Gordis kể lại nhiều câu chuyện xoay quanh cách người Israel hiểu về bản thân và đất nước họ

NXB

Giống như những câu chuyện về chuyến đi lúc nửa đêm của Paul Revere, về việc George Washington không ngại gian khó vượt sông băng Delaware và cuộc chiến đấu đến hơi thở cuối cùng ở Alamo, thì những câu chuyện mà người Israel kể về lịch sử của họ cũng tương tự như vậy. Những ký ức đó là nền tảng để hiểu được tư duy của người Israel, cách họ nhìn nhận về lịch sử, về nhà nước bằng những câu chuyện phi thường trong sự hồi sinh diệu kỳ của cả một dân tộc.