Coông văn trả lại tiền tạm ứng án phí năm 2024

Án phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả cho Tòa án để bù đắp các chi phí mà cơ quan tố tụng đã chi khi ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Lệ phí Tòa án là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi được Tòa án chấp nhận yêu cầu giải quyết. Khi tiến hành thủ tục khởi kiện dân sự, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của các chủ thể sau:

  1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.”

Vậy câu hỏi đặt ra là người đã nộp tiền tạm ứng án phí có được quyền nhận lại số tiền tạm ứng đã nộp để thực hiện thủ tục khởi kiện không. Công ty Luật TNHH My Way sẽ hướng dẫn Quý khách hàng về các trường hợp được hoàn tiền tạm ứng án phí như sau: Căn cứ vào khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Theo đó, thì người đã nộp tiền tạm ứng án phí sẽ được hoàn trả lại trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
  • Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
  • Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án, nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do đương sự rút đơn khởi kiện, rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí, án phí được trả lại cho người đã nộp.
  • Trường hợp Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm do xác định sai tư cách tố tụng của đương sự, thì Tòa án cấp sơ thẩm khi thụ lý phải ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí, án phí cho đương sự đã nộp nhưng đã được xác định lại không thuộc đối tượng phải nộp; đồng thời xác định lại đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

Trên đây là giải đáp của công ty Luật My Way về việc hoàn trả tiền tạm ứng án phí theo quy định pháp luật.

Quý Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ pháp lý.

- Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, tạm ứng án phí, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản, tạm ứng án phí. Trường hợp người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù theo Điều 129 Luật THADS, Chấp hành viên gửi thông báo, quyết định về việc nhận lại tiền, tài sản thông qua Giám thị trại giam, trại tạm giam.

- Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.

Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật THADS và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.

Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.

Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật THADS.

Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.

Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.

Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.