Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên

Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa trong mỗi gia đình được xem như những vị thần canh giữ vàng bạc, tiền tài cho gia chủ. Thờ Thần Tài – Ông Địa là phong tục rất được chú trọng của người Việt Nam. Tuy nhiên, có nên lau chùi bàn thờ Thần Tài thường xuyên không? Và không phải ai cũng biết cách vệ sinh bàn thờ Ông Địa Thần Tài sao cho đúng. Hãy cùng với Đồ thờ Huyền Đức tìm hiểu Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày qua bài viết dưới đây.

Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên
Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài

Có nên lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày không?

Thông thường, việc lau dọn bàn thờ Thần Tài sẽ diễn ra vào những ngày 13, 14 âm lịch, cuối tháng hoặc 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, ngày nay mọi người đặt hai chữ “thành tâm” lên trên tất cả. Do đó, không chỉ ngày đặc biệt mà ngay cả ngày thường, nếu thấy Bàn thờ Thần Tài quá bụi bẩn thì tốt nhất nên lau dọn thường xuyên hàng ngày để giữ khu vực này lúc nào cũng sạch sẽ, trang nghiêm. Có như vậy thì 2 vị thần linh mới thấy được tấm lòng thành kính mà ban phước cho gia chủ.

Tuy nhiên, việc lau dọn hàng ngày không cần chi tiết như những ngày quan trọng vì bàn thờ là nơi tụ khí nên việc tàn nhang, khói bám lại khu vực thờ cúng điều bình thường.

Các bước lau dọn bàn thờ Thần Tài

Tuy không quan trọng như những ngày cuối năm, gia chủ vẫn cần nắm rõ cách lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày đúng chuẩn để kích tài lộc. Việc lau dọn bàn thờ thường xuyên, hàng ngày bao gồm các bước sau:

  • Trước khi lau dọn cần giữ cho thân thể sạch sẽ, có thể thắp hương xin lau dọn nếu gia chủ lau dọn vài ngày 1 lần hoặc 1 tháng 1 lần.
  • Những ngày bình thường thì chỉ nên lau dọn sơ bộ đồ thờ cúng như chân nến, đèn, tượng Thần Tài… nếu bẩn. Hoặc chỉ cần dùng chổi lông gà quét qua bụi bám, tránh lau dọn tổng thể.
  • Nước dùng để lau bàn thờ phải là nước ấm sạch hoặc nước bao sái. Khăn và chậu lau đồ thờ phải là khăn sạch, không được dùng để lau dọn các đồ vật khác.
  • Vì lau bàn thờ hàng ngày không quan trọng như ngày cuối năm nên người lau dọn bàn thờ không nhất thiết phải là gia chủ, mà bất cứ thành viên nào trong gia đình chỉ cần thân thể sạch sẽ là có thể tiến hành.
  • Sau khi lau dọn nếu có di chuyển cần đặt đúng các đồ thờ vào vị trí cũ, có thể thắp 3 nén nhang báo cho các vị thần biết mình đã hoàn thành việc dọn dẹp.

Đồ thờ cho ban thờ Thần Tài đẹp

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ Thần Tài

Việc lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày, gia chủ cần hết sức chú ý những điều sau, tránh làm mất lộc:

  • Đồ lau dọn, vệ sinh bàn thờ Thần Tài nên dùng riêng một bộ, tránh dùng chung với các đồ vật khác.
  • Không nên làm đổ vỡ đồ thờ cúng hay xê dịch bát hương. Việc xoay chuyển bát hương sẽ dẫn đến chuyện không may mắn trong làm ăn.
  • Không nên rút chân nhang hoặc đổ tro trong bát hương đi. Việc rút chân nhang chỉ thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp, đổ tro trong bát hương đi dễ gây tán tài, mất lộc.
  • Lễ vật thờ cúng không được dùng hoa quả giả. Sau khi lau dọn nếu có dâng lễ vật cúng, gia chủ nên dùng đồ tươi để thể hiện lòng thành đối với các vị thần.

Trên đây là Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày đúng chuẩn phong thủy cùng với những điều kiêng kỵ khi thực hiện dọn dẹp bàn thờ hàng ngày. Ngoài việc thực hiện đúng các cách như trên, gia chủ khi lau dọn hay thờ cúng cần phải có tấm lòng thành kính. Có như vậy, các vị thần sẽ phù hộ cho cả gia đạo nhiều sức khỏe và may mắn tài lộc.

TOP Bán chạy trong tuần

Những hướng dẫn cho bạn khi thờ Thần Tài

  1. Hướng dẫn lau dọn bàn thờ Thần Tài ngày 23 tháng chạp đúng cách
  2. Bài khấn Thần Tài Thổ Địa đúng cách, xin lộc
  3. Trên nóc bàn thờ Thần Tài được đặt gì và không được đặt gì
  4. TOP 6 cây để ở bàn thờ Thần Tài kích tài lộc tốt nhất
  5. Văn khấn bàn thờ Thần Tài tết âm lịch và sắm lễ ngày mùng 1 tết
  6. Cách cúng xin rút chân hương, lau dọn bàn thờ Thần Tài

Lau chùi bàn thờ là công việc không còn xa lạ trong mỗi gia đình đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết hoặc những ngày quan trọng như giỗ chạp. Tuy nhiên, vào những ngày bình thường, có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều gia chủ hiện nay. Vậy để tìm ra lời giải đáp chi tiết, cụ thể và chính xác cho thắc mắc này, các bạn hãy cùng tham khảo những chia sẻ thú vị mà gốm sứ bát tràng cao cấp đại việt sẽ mang đến trong bài viết sau đây nhé! 

Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên
Có Nên Lau Chùi Bàn Thờ Thường Xuyên Không ? Lau như thế nào ?

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong gia đình và là nơi mang lại cho gia chủ may mắn và tài lộc theo văn hóa tâm linh của người phương Đông. Do vậy, việc vệ sinh, lau chùi bàn thờ cũng như những vật phẩm thờ cúng không thể thực hiện một cách tùy tiện, qua loa mà phải được thực hiện đúng cách. Đồng thời, cũng chính bởi sự quan trọng này mà các gia chủ hiện nay nên học cách dọn dẹp bàn thờ một cách cẩn thận và đúng chuẩn nhất. 

Vậy câu hỏi đặt ra là bao lâu thì nên lau chùi bàn thờ một lần và có nên thực hiện việc lau chùi này thường xuyên không? Theo quan niệm và phân tích của các nhà tâm linh học thì các gia chủ nên lau dọn bàn thờ khoảng 2 – 3 tháng/lần. Đặc biệt khi lau chùi, gia chủ nên lưu ý đó là không lau chùi tổng thể, tỉ mỉ như dịp cuối năm mà chỉ cần bao sái bàn thờ là được. 

Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên
Bàn thờ gia tiên nên được lau chùi thường xuyên

Theo quan niệm này, chắc chắn các bạn sẽ đặt ra câu hỏi bao sái là gì? Trên thực tế, bao sái là cách nói của nhà Phật về việc vệ sinh bát hương vào dịp cuối năm và vào ngày 23 hàng tháng. Bên cạnh lưu ý trên, gia chủ cần lưu ý đó là không nên lau dọn thường xuyên bàn thờ bởi khu vực đặt bát hương rất cần được tụ khí. Vì vậy, theo ý nghĩa trong tâm linh thì việc lau dọn, vệ sinh thường xuyên khu vực này là điều không tốt và thậm chí có thể làm xê dịch vị trí đặt bát hương – điều rất kiêng kỵ trong thờ cúng. 

Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên
Bàn thờ sạch sẽ thể hiện sự tôn kính

Theo thói quen thông thường khi thắp hương, các bạn chỉ nên vệ sinh bàn thờ cho sạch sẽ, không để bụi bẩn hoặc mạng nhện bám trên đồ thờ cúng cũng như trên bàn thờ. Việc làm này đồng thời cũng là cách thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với ông bà, tổ tiên và thần phật trong gia đình. 

Cách vệ sinh bàn thờ thế nào để sạch đúng chuẩn ?

Để bàn thờ được vệ sinh theo cách đúng chuẩn và hiệu quả, các gia chủ nên cẩn thận thực hiện theo từng bước được hướng dẫn chi tiết sau đây đồng thời lưu ý những điều tối kỵ khi vệ sinh bàn thờ trong gia đình. 

Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã cho biết rằng trước khi vệ sinh, lau dọn bàn thờ, người bao sái cần phải tắm rửa sạch sẽ. Bên cạnh đó, vào những dịp bình thường, không phải ngày lễ, Tết thì người bao sái chỉ nên lau sạch bộ đồ thờ cúng trên bàn thờ như đèn thờ, chân nến mà không cần dọn dẹp tổng thể, kỹ càng. Đặc biệt, gia chủ nên lưu ý không được dịch chuyển vị trí của bát hương bởi đây là nơi gia tiên an vị, nếu bị dịch chuyển sẽ khiến gia tiên khó phù hộ độ trì cho con cháu. 

Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên
Cách vệ sinh bàn thờ thế nào để sạch đúng chuẩn ?

Không những thế, trong cách vệ sinh bàn thờ, các bạn nên lưu ý không dùng nước lã để vệ sinh mà nên sử dụng nước bao sái bàn thờ. Theo đó, nước bao sái bàn thờ là loại nước được pha trộn từ 5 loại thảo dược với nhau bao gồm: đinh hương, bạch đàn, gỗ vang, quế và hồi. Tuy nhiên, nếu không có loại nước này để lau chùi bàn thờ thì các bạn có thể sử dụng rượu pha lẫn với vài lát gừng nhằm mục đích tẩy uế và làm sạch hiệu quả đồ thờ cúng. 

Để bào chế loại nước bao sái vệ sinh bàn thờ, các bạn chỉ cần cho 5 loại thảo dược trên vào bình chứa khoảng 1,5 lít nước và tiến hành đun sôi kỹ. Sau đó, để nước ở mức ấm vừa phải và dùng nó để lau rửa cẩn thận bàn thờ cũng như bộ đồ thờ. Tùy  vào kích thước của bàn thờ cũng như diện tích lau chùi mà các bạn pha chế nước bao sái sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, để muốn mùi thơm lưu giữ lâu hơn, các bạn có thể cho thêm nguyên liệu trong quá trình nấu nước bao sái. 

Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên
Bao sái bàn thờ là một việc quan trọng

Ngoài ra, việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải được thực hiện bởi gia chủ mà có thể được thực hiện bởi các thành viên khác trong gia đình. Theo đó, việc bao sái này chỉ cần đảm bảo cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm đổ vỡ hoặc xê dịch các vật phẩm thờ cúng cũng như bát hương là được. 

Đặc biệt, một trong những thông tin vô cùng thú vị khi lau dọn bát hương trên bàn thờ được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Phật học đó chính là việc chặt chân bát hương khi bát hương đầy sẽ giúp mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, cũng có không ít ý nghĩa trái chiều về vấn đề này cho rằng phải rút sạch chân hương và bao sái sạch sẽ để tầm nhìn của thần linh, gia tiên không bị che khuất, giúp gia tiên có thể phù hộ độ trì cho con cháu. Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm linh cũng đưa ra ý kiến rằng việc tỉa chân hương có thể thực hiện thường xuyên vào những ngày cuối tháng để đảm bảo cho bàn thờ luôn được sạch sẽ và hạn chế gây ra hỏa hoạn. 

Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi gia tiên

Sau khi bàn thờ được dọn dẹp sạch sẽ, các bạn sẽ tiến hành đặt lại đồ thờ cúng về vị trí cũ trên bàn thờ. Theo đó, để chu đáo nhất, trước khi đặt đồ thờ lên bàn thờ, các bạn nên sử dụng 7 tờ tiền vàng đốt rồi hơ sang 4 phía của bàn thờ đó là trái, phải, trên, dưới. Sau đó, khi đã đặt lại đồ thờ lên bàn thờ, các bạn sẽ thắp 3 nén hương và vái lạy ông bà, tổ tiên. 

Với những gia chủ cẩn thận và chu đáo hơn thì có thể làm lễ khai quan bằng cách đốt tiếp 7 tờ tiền vàng cũng như hơ theo 4 hướng như trên sau đó đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để khai quang, làm sạch tại một số vị trí trên bàn thờ như nơi đặt bài vị, bát hương. Sau khi đã thực hiện xong tất cả các công việc này, gia chủ mới đặt đồ thờ cúng vào vị trí như cũ. Như vậy, tổng cộng các bạn sẽ đốt tất cả 21 tờ tiền vàng trước và sau khi đặt bộ đồ thờ lên vị trí ban đầu của nó. 

Bước cuối cùng các bạn có thể tha

Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên
Đặt lại đồ thờ cúng về vị trí cũ sau khi dọn dẹp

m khảo hoặc làm theo đó là cắm 12 que hương theo thời gian được xác định cụ thể như sau: 

  • Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h với ý nghĩa đó là mỗi năm trôi qua đều là một năm tốt lành. Đồng thời khi cắm, các bạn sẽ đọc “niên niên thị hảo niên”. 
  • Que thứ hai cắm ở vị trí 2h với ý nghĩa mỗi tháng trôi qua đều là một tháng tốt và khi cắm, các bạn sẽ đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”. 
  • Que thứ ba cắm ở vị trí 3h với ý nghĩa mỗi ngày trôi qua đều là một ngày tốt lành và khi cắm, các bạn sẽ đọc “thời thời vị hảo thời”. 
  • Que thứ tư cắm ở vị trí 4h với ý nghĩa mỗi giờ trôi qua đều là một giờ tốt và khi cắm các bạn sẽ đọc “thời thời vị hảo thời”. 

Các bạn sẽ tiếp tục thực hiện cắm hương cho đến khi cắm xong que hương thứ 12. 

Những điều gia chủ nên biết về việc có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không đã được gomdaiviet.vn mang đến chi tiết và đầy đủ trong bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có cách lau dọn, vệ sinh bàn thờ đúng chuẩn để mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia đình mình nhé! 

Đăng nhập