Có nên cho bé uống sữa trái cây

Nước trái cây có vẻ được coi như một thức uống chủ yếu và phổ biến trong bữa ăn của nhiều trẻ. Không những vậy, nước trái cây tự nhiên là một trong những sản phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ. Vậy, câu hỏi đặt ra là cho trẻ uống uống trái cây có thực sự tốt cho sức khoẻ không? Lựa chọn loại nước trái cây nào sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe của trẻ? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho nội dung này.

1.1. Hương vị tuyệt vời

Trái cây tươi được biết đến với hương vị tuyệt vời, vì vậy nhiều trẻ em rất hài lòng khi được cho uống nước ép trái cây. Nhiều trẻ em thích nước trái cây hơn các thức uống khác như nước lọc hoặc sữa nguyên chất, vì chúng thích loại đồ uống có hương vị hơn. Điều này có nghĩa là có thể dễ dàng hơn để khuyến khích trẻ em uống đủ nước, đặc biệt là trong mùa hè. Tuy nhiên, hương vị mà trẻ thèm ăn thường do hàm lượng đường cao. Hầu hết các loại nước ép trái cây đều rất ngọt vì lượng đường tự nhiên cao.

1.2. Lợi ích sức khỏe

Hầu hết các loại nước ép trái cây đều chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Sự cân bằng dinh dưỡng của nước trái cây sẽ phụ thuộc vào hỗn hợp trái cây, cũng như các quy trình được sử dụng để có được nước trái cây sẵn sàng bán. Một số quy trình chuẩn bị được sử dụng trong sản xuất quy mô lớn, bao gồm cả quá trình thanh trùng, thực sự có thể làm giảm lợi ích dinh dưỡng của các thành phần được sử dụng.

Nếu bạn muốn trẻ uống nước ép trái cây vì lợi ích sức khỏe của trái cây tươi, tốt hơn là bạn nên tự làm nước trái cây tươi ở nhà bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm. Tuy nhiên, nước ép trái cây cho trẻ được chế biến tốt chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ví dụ, nước cam mới vắt thông thường sẽ cung cấp cho trẻ tất cả lượng vitamin C cần thiết trong ngày.

Nước trái cây tươi có thể tạo nên một trong những “chế độ 5 ngày một” của trẻ, để giúp trẻ đạt được mục tiêu hàng ngày. Bạn chỉ cần cho trẻ tiêu thụ 150ml nước trái cây mỗi ngày để nó được coi là một phần mục tiêu hàng ngày của trẻ.

Có nên cho bé uống sữa trái cây

Nước trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Mặc dù, sử dụng nước trái cây có thể mang lại một số lợi ích cho trẻ, nhưng bên cạnh đó nó cũng sẽ là các yếu tố nguy cơ gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến trẻ chẳng hạn như:

2.1. Sâu răng

Nguy cơ chính từ việc uống quá nhiều nước trái cây có liên quan đến lượng đường cao. Đường tự nhiên có trong nước trái cây có thể gây sâu răng.

Hầu hết trái cây có chứa hàm lượng cao fructose (đường trái cây) được giải phóng khi trái cây được xay hoặc ép. Đường này không được giải phóng theo cách tương tự khi tiêu thụ toàn bộ trái cây. Vì nước trái cây chảy quanh miệng trong khi uống nên đường có thể phủ lên răng. Đường tiếp xúc với bề mặt răng càng lâu thì đường càng có khả năng làm sâu bề mặt răng. Cuối cùng, sâu răng có thể hình thành và có thể rất đau.

Cũng như ảnh hưởng đến răng sữa của trẻ nhỏ, thì trong nước trái cây có quá nhiều đường có thể không tốt cho răng trưởng thành của trẻ khi chúng bắt đầu mọc. Để giảm tác hại của đường có trong nước hoa quả tự nhiên, bạn nên chỉ cho trẻ uống nước hoa quả trong bữa ăn.

2.2. Lượng calo trong nước trái cây

Do lượng đường cao hơn trong nước ép trái cây, nên cũng có thể chúng có hàm lượng calo cao. Nếu trẻ tiêu thụ nhiều calo hơn mức chúng đốt cháy trong các hoạt động hàng ngày, thì có khả năng chúng sẽ tăng cân.

Béo phì ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên tục trong cuộc sống sau này. Bởi vì các bậc cha mẹ thường cảm thấy như nước ép trái cây là sự lựa chọn lành mạnh hơn, họ không phải lúc nào cũng xem xét hàm lượng calo của những loại đồ uống này. Điều này có thể dẫn đến tiêu thụ quá nhiều calo.

Mặc dù không nên dạy trẻ cách đếm calo, nhưng cha mẹ nên lưu ý những loại thực phẩm và đồ uống có thể chứa nhiều calo.

2.3. Ghi nhãn sản phẩm nước trái cây gây hiểu lầm

Các nhà sản xuất thường sử dụng nhãn mác gây hiểu nhầm khi họ tiếp thị nước trái cây và các sản phẩm tương tự. Họ có thể sử dụng các từ và cụm từ làm cho đồ uống có vẻ lành mạnh.

Có nên cho bé uống sữa trái cây

Lượng đường cao hơn trong nước ép trái cây có thể gây thừa calo

Cho trẻ ăn thức ăn và đồ uống phù hợp là rất quan trọng, vì cơ thể trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng phù hợp để tăng trưởng và phát triển. Có thể rất khó để tìm được sự cân bằng thích hợp, đặc biệt là khi trẻ còn rất nhỏ. Một chủ đề được tranh luận rộng rãi là liệu nước ép trái cây có thực sự tốt cho trẻ em? và loại nước trái cây nào tốt cho trẻ.

Mặc dù một số chuyên gia dinh dưỡng trước đây đã ủng hộ nước ép trái cây thay vì đồ uống có ga, nhưng ngày càng nhiều bác sĩ cảnh báo rằng việc tiêu thụ nước trái cây cũng nên được hạn chế.

Vẫn có những lợi ích sức khỏe từ nước ép trái cây, nhưng chúng nên được thưởng thức một cách điều độ chứ không phải là thức uống được lựa chọn. Nước trái cây có ít chất xơ hơn và ít dinh dưỡng hơn trái cây nguyên trái. Nó cũng có xu hướng đường cao hơn.

Ví dụ, 1/2 cốc nước táo không có chất xơ và 13 gam đường. So sánh với 1/2 cốc táo cắt lát, có 1/2 gam chất xơ và 5,5 gam đường.

Vì vậy, tốt hơn cho con bạn ăn trái cây tươi và uống nước thay thế. Lúc này trẻ sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hơn và ít đường hơn từ các sản phẩm trái cây tươi.

Quá nhiều nước trái cây cũng có thể gây tiêu chảy và sâu răng, và thậm chí góp phần gây béo phì nếu trẻ uống nước trái cây thay vì thực phẩm lành mạnh hơn.

Nhưng nước trái cây không phải là xấu: Một ly nhỏ có thể là một cách để có được một trong bốn hoặc năm khẩu phần trái cây và rau hàng ngày được khuyến nghị cho trẻ em. Chỉ cần đảm bảo chọn các sản phẩm tiệt trùng có 100% nước trái cây và tránh "đồ uống có nước trái cây", có thể có ít nhất là 10% nước trái cây thật. (Phần còn lại được thêm chất tạo ngọt và hương liệu.)
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị khẩu phần nước trái cây tùy theo độ tuổi:

  • Dưới 12 tháng: Không có nước trái cây;
  • Tuổi từ 1 đến 3: Không quá 114 ml (1/2 cốc) mỗi ngày;
  • Từ 4 đến 6 tuổi: Không quá 170 ml (1/2 đến 3/4 cốc) một ngày;
  • Từ 7 tuổi trở lên: Không quá 228 ml (1 cốc) mỗi ngày.

Có nên cho bé uống sữa trái cây

Trẻ nhỏ dùng nước trái cây cần lưu ý về độ tuổi theo từng giai đoạn

Nếu bạn muốn cắt giảm lượng nước trái cây mà trẻ đang uống, dưới đây là một số cách để hạn chế lượng nước mà trẻ nhận được:

  • Cho trẻ ăn bằng cốc thông thường thay vì đựng trong chai, hộp nước trái cây hoặc cốc nhỏ mà trẻ có thể mang theo bên mình. Bằng cách đó, trẻ sẽ không có thói quen nhấm nháp nước trái cây cả ngày.
  • Pha loãng nước trái cây của trẻ với nước. Bắt đầu với một nửa nước trái cây và một nửa nước (hoặc nước có ga), giảm dần lượng nước trái cây theo thời gian.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý vấn đề như: các nhà nghiên cứu tại Consumer Reports đã phát hiện ra rằng một số sản phẩm nước trái cây có chứa hàm lượng kim loại nặng có thể gây hại như chì, asen vô cơ và cadmium. Vì vậy, cha mẹ cần phải tìm hiểu chi tiết thông tin của các loại nước trái cây mà chuẩn bị cho trẻ sử dụng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

XEM THÊM:

Tuy nhiên, AAP khuyến nghị, các bà mẹ chỉ sử dụng dung dịch điện giải đường uống để bù nước cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bé bị tiêu chảy. Đồng thời, nên duy trì chế độ ăn uống bình thường và không cho bé uống nước ép trái cây đóng chai vào lúc này.

2. Nước ép trái cây có thể gây dị ứng?

Một số người phát hiện ra rằng, nước ép như nước ép cam, quýt có thể dẫn đến dị ứng khiến bé bị phát ban quanh miệng. Tuy nhiên theo AAP, điều này rất có thể là do trẻ bị viêm da tiếp xúc từ tinh dầu trong vỏ cam, quýt. Dị ứng trái cây ở trẻ sơ sinh là rất hiếm.

3. Có phải nước trái cây bổ sung là sự lựa chọn tốt hơn?

Nhiều loại nước ép trái cây trẻ em được quảng cáo là bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi và vitamin C. Song sữa mẹ hoặc sữa cho trẻ sơ sinh mới là nguồn dưỡng chất đầy đủ và lành mạnh nhất cho sự phát triển của bé. Vì thế, ngay cả với trẻ mới biết đi, nước ép trái cây đóng chai cũng không nên là lựa chọn hàng đầu cho bé.

4. Khi nào mới cho bé uống nước ép trái cây đóng chai?

Theo AAP, mẹ có thể cho bé tập uống nước ép đóng chai khi trẻ mới biết đi, khoảng từ trên 1 tuổi. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng loại nước này mà lơ là việc bổ sung đa dạng các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ cần nhớ rằng đồ uống trái cây đóng chai không giống như nước ép trái cây tự nhiên.

5. Những loại nước ép trái cây nào tốt cho bé mới biết đi?

Nước ép trái cây tươi, nguyên chất tự nhiên là tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, nếu dùng nước ép đóng chai công nghiệp, mẹ nên chọn loại được chứng nhận, thanh trùng và không có hóa chất, đường và các chất phụ gia khác.

Lưu ý, các loại nước trái cây chưa tiệt trùng có thể chứa mầm bệnh.

6. Cho bé dưới 1 tuổi ăn trái cây như thế nào cho an toàn?

Trái cây giàu vitamin, nước và các dinh dưỡng thiết yếu. Mẹ nên bổ sung các loại quả vào chế độ ăn uống cho trẻ bằng cách nghiền nhuyễn để hấp chín với sữa cho bé ăn. Hoặc mẹ có thể thêm trái cây vào bột/cháo ăn dặm của bé.

Có nên cho bé uống sữa trái cây
Bạn có thể dùng trái cây dạng nghiền nhuyễn cho bé.

7. Làm thế nào để cai nghiện nước ép trái cây đóng chai cho trẻ?

Các loại nước ngọt đóng chai có sức lôi cuốn kỳ lạ với trẻ nhỏ. Hầu hết các bé đều thích uống các loại đồ uống này, trong số đó có nước ép trái cây đóng chai. Song loại nước này nhiều đường và một số thành phần hóa học có thể ảnh hưởng tới răng, miệng và làm trẻ có nguy cơ béo phì. Vì thế mẹ cần tìm cách cai dần cho con theo các cách sau: