Cơ cấu tổ chức của công ty ITL

LỜI CẢM ƠN
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành và lời xin lỗi sâu sắc đến cô giáo – ThS
Lê Thị Thanh Xuân vì đã thông cảm, tha thứ và cố gắng bỏ qua cho những lỗi lầm mà
em mắc phải trong quá trình thực hiện bài Khóa luận này. Cô đã chỉ ra cho em thấy em
đang ở đâu, cần làm gì để tồn tại và phát triển về sau này, chứ không chỉ là trong hiện
tại. Cô đã giúp em vƣợt qua sự khủng hoảng trong chính khoảng thời gian quan trọng
nhất của cuộc đời sinh viên mà em lại suýt phá hoại vào phút cuối, em thật sự hối hận
và xấu hổ khi để cô phải bận tâm nhƣ vậy. Em thật sự cảm ơn cô, em sẽ không bao giờ
để bản thân mình trở nên đáng thất vọng nhƣ vậy nữa, và những gì cô trao đổi, nói
chuyện với em, đó chính là hành trang tốt và là bài học quý giá nhất cho cả cuộc sống
của em sau này.
Em cũng rất cảm ơn công ty ITL đã tạo cơ hội cho em đƣợc tìm hiểu và viết
những nội dung trong bài Khóa luận, đồng thời hiểu rõ thêm về lĩnh vực logistics.
Em xin chân thành cảm ơn!

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu

Tiếng Anh
International Federation of Freight
Forwarders Associations

Tiếng Việt
Liên đoàn các Hiệp hội Giao
nhận Kho vận Quốc tế

1

1
FIATA

2

NĐ-CP

3

3
FCL

Full Container Load

Hàng nguyên container

4

4
LCL

Less Container Load

Hàng lẻ

5

MTO

Multimodal Transport Operator

Vận tải đa phƣơng thức

6

C/O

Certificate of Origin

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

7

ECOSOC Social Council

United Nations Economic and

Hội đồng kinh tế - xã hội của
Liên hợp quốc

8

UNCTAD Trade and Development

United Nations Conference on

Hội nghị của Liên hợp quốc về
thƣơng mại và phát triển

9

ECE

Economic Commission for Europe

Ủy ban kinh tế Châu Âu

10

ICC

International Chamber of
Commerce

Phòng Thƣơng mại quốc tế

11

IATA

International Air Transport
Association

Hiệp hội Vận tải Hàng không
Quốc tế

12

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới

13

ESCA

Economic and Social Commission
for Asia and the Pacific

Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á
- Thái Bình Dƣơng

14

VIFFAS

Vietnam Freight Forwarders
Association

Hiệp hội Giao nhận Kho vận
Việt Nam

15

VLA

Vietnam Logistics Business
Association

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
Logistics Việt Nam

16

QĐ-BNV

Quyết định – Bộ Nội vụ

17

ĐVT

Đơn vị tính

18

VISABA

Viet Nam Ship Agents and Brokers
Association

Hiệp hội Đại lý và Môi giới
hàng hải Việt Nam

19

VPA

Vietnam Seaports Association

Hiệp hội Cảng biển Việt Nam

20

VSA

Vietnam Shipowners' Association

Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam

21

VNSC

Vietnam Shippers’ Council

Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam

22

IMO

International Maritime Organization

Tổ chức Hàng hải Quốc tế

Nghị định - Chính phủ

i

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

23

ASEAN

24

QH

25

ISO

International Organization for
Standardization

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế

26

DC

Dry container

Container thƣờng

27

HC

High Cube (container)

Container cao

28

CY

Container yard

Bãi container

29

SOC

Ship Owner Container

30

FIO

Free in and out

31

B/L
9
MB/L
HB/L

Bill of Lading
Master Bill of Lading
House Bill of Lading

Vận đơn đƣờng biển

32

CFS

Container Freight station

Bãi đóng hàng lẻ

33

ITL

Indo Trans Logistics

34

LDC

Logistics and Distribution Center

Trung tâm phân phối và logistics

35

CS

Customer Service

Phòng Chăm sóc khách hàng

36

OPS

Operations

Bộ phận Hải quan

37

USD

United State Dollar

Đồng dollar Mỹ

38

FTL

Full Truckload

39

POL

Port of Loading

Cảng đi

40

POD

Port of Delivery

Cảng đến

41

ETD/
ETA

Estimated time of Departure /
Estimated Time of Arrival

Ngày đi/ngày đến

42

2
VND

43

GDP

Gross Domestic Product

Tổng Sản phẩm Quốc nội

44

GT

Gross Tonnage

Tổng dung tích

45

DWT

Deadweight Tonnage

Trọng tải an toàn tối đa của tàu

46

QĐ-TTg

47

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp

48

VAT

Value added tax

Thuế Giá trị gia tăng

Quốc Hội

Đồng Việt Nam

Quyết định - Thủ tƣớng

ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN .........................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ..................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU........................................................................................... 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 1
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 3
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 4
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 5
1.4.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................. 5
1.4.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 7
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 7
1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN .................................................................... 8
CHƢƠNG 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI
HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN ................................................ 10
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA ............................ 10
2.1.1 Khái niệm về giao nhận .................................................................... 10
2.1.2 Đặc điểm của giao nhận .................................................................... 11
2.1.3 Vai trò của giao nhận ........................................................................ 12
2.1.4 Phạm vi các dịch vụ giao nhận.......................................................... 13
2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI GIAO NHẬN .................................... 15
2.2.1 Khái niệm ngƣời giao nhận ............................................................... 15
2.2.2 Đặc trƣng của ngƣời giao nhận ......................................................... 16
2.2.3 Vai trò của ngƣời giao nhận .............................................................. 17
2.2.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời giao nhận ............... 19
2.2.5 Mối quan hệ của ngƣời giao nhận với các bên có liên quan ............. 20
2.3 CÁC TỔ CHỨC GIAO NHẬN ................................................................... 22

iii

2.3.1 Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA .......................... 22
2.3.2 Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA ............ 23
2.4 TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG
CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN ............................................................................. 26
2.4.1 Cơ sở pháp lý .................................................................................... 26
2.4.2 Giới thiệu chung về container ........................................................... 28
2.4.3 Chức năng vận chuyển hàng hóa bằng container .............................. 30
2.4.4 Phƣơng thức gửi hàng bằng container .............................................. 32
2.4.5 Chứng từ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container .................. 34
2.4.6 Những thuận lợi của giao nhận hàng hóa bằng container ................. 36
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN TẠI ITL ................... 38
3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY INDO TRANS LOGISTICS ............................... 38
3.1.1 Thông tin chung, lịch sử hình thành và quá trình phát triển ............. 38
3.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển ................................ 41
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự ................................................................ 42
3.2 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG GIAI
ĐOẠN 2009-2012 CỦA ITL ................................................................................ 46
3.2.1 Doanh thu .......................................................................................... 46
3.2.2 Chi phí ............................................................................................... 47
3.2.3 Lợi nhuận .......................................................................................... 48
3.3 THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN TẠI ITL ..................................... 49
3.3.1 Tình hình giao nhận hàng xuất bằng đƣờng biển.............................. 49
3.3.2 Quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container
đƣờng biển tại ITL ....................................................................................... 52
3.3.3 Đánh giá chung về quy trình ............................................................. 67
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH KIỂM SOÁT GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG
CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN TẠI ITL .................................................................... 74
4.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU ....................................................................................................... 74

iv

4.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam.............................................. 74
4.1.2 Triển vọng phát triển ......................................................................... 76
4.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN TẠI ITL ............. 79
4.2.1 Thuận lợi của công ty ........................................................................ 79
4.2.2 Khó khăn ........................................................................................... 82
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 83
4.3.1 Giải pháp ........................................................................................... 83
4.3.2 Kiến nghị ........................................................................................... 86
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. viii
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... x

v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Số thứ tự

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 2.1

Cơ cấu phát triển hội viên của VLA

26

Bảng 2.2

Các Công ƣớc, Hiệp định Quốc tế về Hàng hải
mà Việt Nam là thành viên

27

Bảng 2.3

Kích thƣớc và trọng lƣợng container tiêu chuẩn 20’ và 40’

29

Bảng 3.1

Tổng quát quy trình và chứng từ kèm theo

52

Bảng 4.1

Trị giá xuất-nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2003-2013

75

Biểu đồ 3.1

Doanh thu của ITL trong giai đoạn 2009-2012

46

Biểu đồ 3.2

Chi phí trong giai đoạn 2009-2012

47

Biểu đồ 3.3

Lợi nhuận của ITL trong giai đoạn 2009-2012

48

Biểu đồ 3.4

Cơ cấu giao nhận hàng xuất của ITL

50

Biểu đồ 3.5

Cơ cấu giao nhận hàng xuất FCL/LCL đƣờng biển

50

vi

DANH MỤC HÌNH
Số thứ tự

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ mối quan hệ giữa ngƣời giao nhận và các bên liên quan

22

Hình 2.2

Logo và Slogan của FIATA

23

Hình 2.3

Logo và Slogan của VLA

24

Hình 2.4

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VLA

25

Hình 3.1

Các chứng nhận thành viên của IATA và FIATA

39

Hình 3.2

Các LDC Hiệp Phƣớc và Tiên Sơn

39

Hình 3.3

Khu vực hoạt động của ITL

40

Hình 3.4

Chứng nhận VNR 500

40

Hình 3.5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ITL

42

Hình 3.6

Các đơn vị thành viên trong ITL Group

45

Hình 4.1

Các khách hàng lớn của ITL

82

vii

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thế giới ngày nay, khi các nền kinh tế đều đi theo xu hƣớng tất yếu là mở cửa
để phát triển giao thƣơng, khi quá trình hội nhập và quốc tế hóa đang mở rộng và ngày
càng trở nên phổ biến đối với đa số các quốc gia trên thế giới, thì theo đó lĩnh vực
quan trọng là các hoạt động xuất nhập khẩu cũng đƣợc mở rộng và phát triển toàn
diện, mang lại nhiều lợi ích và nâng tầm kinh tế của các quốc gia. Việt Nam cũng
không nằm ngoài vòng quay phát triển đó của quốc tế. Năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới - WTO, sự kiện quan trọng
này đã đƣa vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng lên rất nhiều, là bàn đạp
vững chắc và cũng là bƣớc tiến mạnh mẽ, mang đến nhiều cơ hội hơn để nƣớc ta phát
triển mạng lƣới hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng giao lƣu hàng hóa cũng nhƣ các hoạt
động thông thƣơng với các nền kinh tế trên thế giới.
Đặc biệt, xuất khẩu luôn là một tiêu chí quan trọng nhằm phản ánh sự phát triển
cũng nhƣ tiềm lực của một nền kinh tế. Nhà nƣớc ta luôn khuyến khích và có các giải
pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nƣớc nâng cao năng lực sản xuất và sản
lƣợng cũng nhƣ giá trị xuất khẩu, tạo ra nhiều nguồn lợi cho đất nƣớc. Tuy nhiên, để
xuất khẩu trong nƣớc phát triển mạnh mẽ và bền vững ngoài việc phải phát triển, mở
rộng quy mô, khả năng về sản xuất thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến tầm
quan trọng từ sự hỗ trợ đắc lực của các công ty giao nhận.
Chính vì những nhu cầu này mà các công ty giao nhận ở Việt Nam ngày càng
phát triển rộng cả về số lƣợng, quy mô và chất lƣợng, luôn không ngừng đổi mới tích
cực để cung cấp các dịch vụ toàn diện và hiệu quả về giao nhận quốc tế. Có thể thấy
rằng các dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hóa quốc tế, đặc biệt về mặt xuất khẩu đang
trên đà phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, ngày càng có những đóng góp lớn hơn trong
việc tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho các công ty có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa,
bằng chứng từ việc đƣợc cung cấp các dịch vụ đa dạng, nhanh chóng, toàn diện và
không ngừng tối ƣu hóa chi phí.
Đối với thế giới, đáng chú ý là hiện nay trong buôn bán ngoại thƣơng, vận tải
đƣờng biển đảm nhận vận chuyển hơn 80% khối lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu. Ở
Việt Nam cũng nhƣ vậy, số lƣợng và giá trị hàng hóa đƣợc giao nhận qua các cảng
biển luôn chiếm đa số so với tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của nƣớc ta. Hiện
nay hình thức giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển vẫn là phổ biến và phát triển nhất
ở Việt Nam.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp
Lý giải cho sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đƣờng
biển ở Việt Nam, có thể kể đến các nhân tố đƣợc xem là những ƣu điểm của vận tải
đƣờng biển mà nhiều phƣơng thức vận chuyển khác khó có thể có đƣợc, nhƣ:
 Nƣớc ta có ƣu thế khi phần lớn đất nƣớc đƣợc tiếp giáp với biển Đông, là một
quốc gia có 3260 km chiều dài bờ biển, lại nằm trên tuyến đƣờng hàng hải quốc
tế, nên hầu hết các loại hàng hoá xuất nhập khẩu cũng nhƣ hàng hoá quá cảnh
qua Việt Nam đều chủ yếu thông qua các cảng biển.
 Nƣớc ta có nhiều cảng biển lớn nhỏ, liên kết với nhau, có khả năng tiếp nhận
tàu chở hàng và hàng hóa nhanh chóng, đáp ứng đa dạng nhu cầu các loại tàu
thuyền. Hệ thống cảng biển đƣợc xây dựng trên khắp đất nƣớc, ở các tỉnh thành
phố phát triển về hoạt động kinh tế biển nói riêng và các ngành kinh tế nói
chung, gần với các điểm đích đến của hàng hóa giao nhận.
 Vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển có năng lực chuyên chở rất lớn. Điều
này thể hiện ở chỗ trên cùng một tuyến đƣờng biển có thể tổ chức nhiều tàu
cùng chạy với cả hai chiều. Mặt khác trọng tải trung bình của các tàu chở hàng
lớn hơn nhiều so với các phƣơng tiện vận tải khác, nên có thể chở đƣợc khối
lƣợng hàng hóa rất lớn, nhiều.
 Chi phí vận chuyển đƣờng biển không quá cao nhƣ vận chuyển bằng đƣờng
hàng không. Do cự ly vận chuyển trung bình của các tuyến vận tải đƣờng biển
đa phần khá dài, trong khi tốc độ di chuyển của tàu ở mức trung bình, dẫn đến
thời gian vận chuyển hàng hóa đến cảng đích cũng không nhanh chóng. Chính
vì vậy mà giá cƣớc chuyên chở hàng hóa bằng đƣờng biển là thấp hơn so với
các hình thức vận tải khác. Đây cũng là một ƣu thế nổi trội của vận chuyển
hàng hóa bằng đƣờng biển.
 Chi phí cho xây dựng, bảo quản, duy trì các tuyến đƣờng là nhỏ do các tuyến
đƣờng khai thác đa phần là tuyến đƣờng tự nhiên. Trong khi vận chuyển hàng
hóa bằng đƣờng biển lại thích hợp cho hầu hết các loại hàng hóa. Điều này cho
thấy cơ hội khai thác của vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển là rất cao.
 Quãng đƣờng vận chuyển dài, thời gian vận chuyển tƣơng đối có một thuận lợi
nữa có thể kể đến, đó là giúp cho ngƣời giao nhận có thể thực hiện theo dõi tình
trạng chuyến hàng để thông báo cho khách hàng và đại lý, nếu có phát sinh sự
cố có thể có thời gian để kịp thời phân tích và xử lý.
Bên cạnh các ƣu điểm lớn giúp cho dịch vụ giao nhận vận tải bằng đƣờng biển
có điều kiện mở rộng và đƣợc ƣa chuộng đó, thì không phải không còn các mặt tồn tại
cần đƣợc khắc phục và giải quyết để lĩnh vực này phát triển thuận lợi hơn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp
Vì các hoạt động, dịch vụ giao nhận tuy đã có thời gian hình thành khá lâu,
nhƣng mới đƣợc phát triển và khẳng định đƣợc vị trí trên thị trƣờng dịch vụ trong thời
gian gần đây, nên không tránh khỏi một số những hạn chế, khó khăn trƣớc mắt và khi
so sánh với trình độ của các quốc gia phát triển về giao nhận vận tải đƣờng biển trên
thế giới thì hãy còn nhiều thiếu sót, đối với doanh nghiệp có thể kể đến nhƣ trình độ
quản lý của đội ngũ lãnh đạo còn yếu kém, quy trình giao nhận chƣa đƣợc hoàn thiện
và còn nhiều bất cập, khả năng giải quyết tình huống và chuyên môn của nhân viên
thực hiện nghiệp vụ trực tiếp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt
là dấu hiệu xuất hiện một số tiêu cực trong đội ngũ nhân viên; đối với nhà nƣớc thì cần
phải nói đến quy trình và thời gian thực hiện thủ tục hải quan đôi khi còn rƣờm rà và
hạch sách, đội ngũ cán bộ hải quan chƣa thực sự sâu sát với thực tế và vẫn còn nhiều
cán bộ thiếu kỹ năng phán đoán chuyên môn, nhiều cảng biển đƣợc đầu tƣ và nâng cấp
tốt nhƣng hiệu quả hoạt động chƣa cao, thời gian vận chuyển container và lƣu kho đôi
lúc gây khó khăn cho ngƣời giao nhận.
Vận tải biển đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ bởi sự gia tăng của nhu cầu vận
chuyển hàng hóa phục vụ cho thƣơng mại quốc tế, và đóng góp quan trọng vào thành
công cũng nhƣ làm nên ƣu thế cho vận tải biển chính là vận tải bằng container. Cuộc
cách mạng container hóa vào cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX trên thế giới đã rút ngắn
thời gian chuyên chở hàng hóa tại các cảng biển, tăng khả năng đảm bảo an toàn và
giúp ích rất nhiều cho việc tránh thất thoát hàng hóa, giúp hàng hóa đƣợc phân phối và
tiếp cận với khách hàng trên khắp thế giới nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Chính vì tính ƣu việt đó, ngày nay, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
container đƣờng biển đã trở thành phƣơng thức phổ biến trong vận tải biển và đƣợc ƣa
chuộng bởi các nhà xuất nhập khẩu khi sử dụng đến dịch vụ giao nhận vận tải.
Việc hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đƣờng
biển không chỉ quan trọng đối với các nhân viên trong công ty giao nhận để có thể
thực hiện các nghiệp vụ tốt hơn, có tác dụng thu hút các khách hàng là các nhà xuất
khẩu trong nƣớc mà từ đó còn có thể hấp dẫn các khách hàng là các nhà nhập khẩu khi
công ty thực hiện tốt quá trình giao hàng cho họ. Từ đó mà có tác dụng hỗ trợ cả
nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu.

1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần – Indo Trans Logistics
trong thời gian hoạt động đã phát huy các ƣu thế của mình và tận dụng tốt các nguồn
lực, cơ hội để trở thành một trong những doanh nghiệp tƣ nhân đi đầu trong lĩnh vực
giao nhận ở Việt Nam với khá nhiều thành tựu. Với hơn 20 năm hoạt động và nỗ lực
không ngừng, Indo Trans Logistics đang dần hoàn thiện các hoạt động dịch vụ tích
Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp
hợp của một công ty giao nhận vận tải đồng thời tiếp tục mở rộng, phát triển hoạt động
kinh doanh của mình trên thị trƣờng trong nƣớc và trong khu vực.
Nắm bắt đƣợc xu hƣớng vận động và phát triển không ngừng của lĩnh vực vận
tải biển, nhất là chuyên chở phục vụ xuất nhập khẩu bằng container, tại Indo Trans
Logistics, lĩnh vực giao nhận hàng xuất khẩu bằng container đƣờng biển cũng đƣợc tập
trung xây dựng trở thành một lĩnh vực mũi nhọn và mang lại nhiều lợi nhuận cho công
ty, với việc nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng
hóa xuất khẩu bằng container đƣờng biển, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan
ban ngành có liên quan, đồng thời nhờ hệ thống cung cấp dịch vụ chất lƣợng và tích
hợp, cùng quy trình chuỗi cung ứng khép kín mà Indo Trans Logistics đang dần tiến
lên vị trí của một nhà cung cấp dịch vụ vận tải đƣờng biển hàng đầu tại Việt Nam và
khu vực.
Tuy nhiên, để có thể vƣơn cao hơn nữa trong tình hình kinh tế còn trong giai
đoạn khủng hoảng, chƣa thực sự ổn định và thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt
nhƣ hiện nay, việc hoàn thiện các quy trình giao nhận cụ thể cho từng phƣơng thức
vận tải để có hƣớng đẫn chi tiết cho các nhân viên lúc tác nghiệp là cần thiết và rất
đƣợc quan tâm, bên cạnh đó, về hoạt động kinh doanh thực tế, Công ty cũng cần có
những giải pháp sáng tạo, đi liền thực tế, áp dụng các phƣơng thức tiếp cận một cách
linh hoạt và nhạy bén với thị trƣờng hơn để thúc đẩy hoạt động kinh doanh có ngày
càng hiệu quả đồng thời tạo thế đứng vững chắc và nâng cao uy tính hơn cho thƣơng
hiệu của mình.
Qua việc tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container
đƣờng biển và nghiên cứu quy trình xử lý bộ chứng từ hàng xuất để phục vụ cho quá
trình thực tập tại bộ phận Kiểm toán nội bộ của Indo Trans Logistics, cũng nhƣ việc
tiếp thu và học hỏi đƣợc nhiều điều mới về lĩnh vực vận tải biển thông qua quá trình
tiếp xúc với những anh chị trực tiếp phụ trách các giai đoạn trong quy trình trên, phát
hiện đề tài này phù hợp với khả năng nghiên cứu và khơi dậy niềm say mê của bản
thân, đồng thời có thể đánh giá và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình
nên em mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng container đƣờng biển tại Indo Trans Logistics” để phát triển làm
Khóa luận tốt nghiệp.

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu đối với cơ sở đào tạo
 Hoàn thiện chƣơng trình đào tạo của trƣờng trong việc ứng dụng lý thuyết
để tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế trong môi trƣờng doanh nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp
 Hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp đại học.
 Mục tiêu đối với cơ sở thực tế
 Tìm hiểu chung về công ty Indo Trans Logistics và nghiên cứu những vấn
đề cốt lõi của quy trình và thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
container đƣờng biển tại Indo Trans Logistics, tiếp cận và hiểu rõ các thủ tục
kiểm soát đƣợc áp dụng đối với quy trình giao nhận hàng xuất thông qua
quy trình thủ tục chứng từ.
 Phân tích, đƣa ra nhận định về những điểm mạnh cũng nhƣ những tồn tại
chủ yếu trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đƣờng
biển của Indo Trans Logistics.
 Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị khả thi và sát thực tiễn để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quy
trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đƣờng biển và việc xử lý
bộ chứng từ hàng xuất tại Indo Trans Logistics.

1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
a) Dữ liệu thứ cấp
 Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Chủ yếu sẽ thu thập dữ liệu ở ba nguồn chính là:
− Dữ liệu tại thƣ viện tại trƣờng Đại học Mở Tp.HCM và Đại học Ngoại
thƣơng cơ sở 2 tại Tp.HCM: gồm các giáo trình, luận văn về đề tài giao
nhận vận tải đƣờng biển.
− Dữ liệu từ việc tìm kiếm trên internet: gồm các trang web về vận tải
đƣờng biển, xuất nhập khẩu hàng hóa, quy định thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, các văn bản luật và nghị định đƣợc Quốc Hội,
Chính phủ ban hành.
− Tài liệu tổng quan về công ty, cơ cấu nhân sự và các báo cáo về kết quả
hoạt động kinh doanh của Indo Trans Logistics trong 3 năm gần đây
(2010 – 2012), các tài liệu về thủ tục kiểm soát, các chứng từ hàng xuất
trong quy trình tại công ty Indo Trans Logistics.
 Mục đích tìm kiếm dữ liệu thứ cấp:
− Xây dựng đúng kết cấu của bài khóa luận.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp
− Nghiên cứu, tổng kết và tóm tắt lại về lý thuyết, cơ sở lý luận của bài
khóa luận.
− Tìm kiếm số liệu thống kê về lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải
biển với quy mô rộng.
− Đánh giá tổng quát đƣợc tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty
trong thời gian gần đây.
− Nắm bắt đƣợc thực tế quy trình đƣờng đi của các chứng từ hàng xuất, về
các thủ tục đang đƣợc thực hiện tại các bộ phận.
b) Dữ liệu sơ cấp
 Nguồn dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ các phƣơng pháp:
− Quan sát: Việc quan sát này đƣợc tiến hành hầu hết trong thời gian em
thực tập tại công ty Indo Trans Logistics, gồm:
+ Quan sát hoạt động, kinh doanh thƣờng ngày ở doanh nghiệp.
+ Quan sát về cách thức luân chuyển thông tin, xử lý chứng từ giữa các
phòng ban trong công ty.
+ Quan sát cách thức tiếp cận và làm việc với khách hàng và các đối
tác, cách thức các bộ phận trao đổi, thỏa thuận để bán dịch vụ nội bộ.
− Thảo luận trực tiếp và hỏi đáp thắc mắc:
+ Tham gia họp và thảo luận trực tiếp với các anh chị trƣởng phòng
phụ trách các phòng ban có liên quan đến quy trình giao nhận nhƣ
trƣởng phòng Sea, trƣởng phòng CS, trƣởng phòng OPS, trƣởng
phòng Kiểm toán nội bộ, và anh quản lý phòng Sales.
+ Hỏi đáp các vấn đề vƣớng mắc mà các anh chị nhân viên thuộc bộ
phận hay gặp phải trong quá trình thực tế thực hiện nghiệp vụ, các
thủ tục hiện đang sử dụng để kiểm soát các khâu trong quy trình.
+ Lấy ý kiến trực tiếp của các anh chị về mức độ thực hiện và hiệu quả
của việc thực hiện đó qua các giai đoạn trong quy trình giao nhận
hàng xuất khẩu bằng container đƣờng biển.
 Mục đích tìm kiếm dữ liệu sơ cấp:
Chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu về thực tế của đề tài. Trong đó
gồm hai phần chính là thông tin về môi trƣờng kinh doanh hoạt động, các
nhân tố chủ yếu tác động và thông tin về quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng
hóa xuất khẩu bằng container đƣờng biển cũng nhƣ quy trình luân chuyển
Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp
chứng từ tại các bộ phận trong công ty. Đây là sẽ là những dữ liệu quan
trọng trong quá trình thực hiện đề tài.

1.4.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi thu thập sẽ đƣợc tổng hợp, so sánh, phân tích
nhƣ sau:
 Dữ liệu thứ cấp:
− Dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc tập trung thu thập trong quá trình hoàn thành
phần cơ sở lý luận và khái quát ngành của đề tài. Dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc
tóm tắt và chọn lọc theo trình tự nội dung và yêu cầu của đề tài.
− Phƣơng pháp so sánh, thống kê số liệu cũng đƣợc sử dụng thông qua các
số liệu cụ thể trong các báo cáo từ công ty để đƣa ra các đánh giá chung
đúng đắn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
 Dữ liệu sơ cấp:
− Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp gặp đôi chút khó khăn hơn vì vừa thời
gian khá hạn hẹp vừa phải chọn lọc kỹ và đúng phƣơng thức nhằm thu
thập đúng mục đích. Tuy nhiên vì thế việc tổng hợp dữ liệu sẽ có ý
nghĩa, dễ dàng và hiệu quả hơn.
− Các thông tin đƣa về sẽ phân tích và tổng hợp lại để tìm ra giải pháp.
Phƣơng pháp logic cũng đƣợc sử dụng để phân tích tính hiệu quả và
những thiếu sót trong quá trình xử lý bộ hàng xuất.

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Về không gian:
 Chủ thể nghiên cứu: Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo
Trần – Indo Trans Logistics, chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận vận
tải trong nƣớc và quốc tế.
Địa chỉ trụ sở chính: 52-54-56 Trƣờng Sơn, Phƣờng 2, Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
 Đối tƣợng nghiên cứu: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
container đƣờng biển tại Indo Trans Logistics.
 Về thời gian: Nghiên cứu thực tế quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng container đƣờng biển và lấy số liệu tình hình hoạt động,
kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây là 2010, 2011, 2012.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp
 Giới hạn nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng container đƣờng biển tại Indo Trans Logistics, đặc biệt trong
quá trình luân chuyển bộ chứng từ hàng xuất.

1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Bài khóa luận gồm 4 chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Giới thiệu
 Trong chƣơng này giới thiệu khái quát về tầm quan trọng cũng nhƣ lý do
em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng container đƣờng biển tại Indo Trans Logistics” để làm bài khóa
luận. Đồng thời nêu rõ các mục tiêu, phƣơng thức, phạm vi nghiên cứu
của đề tài và kết cấu chính của đề tài.
Chƣơng 2: Lý luận chung về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng
container đƣờng biển
 Trong chƣơng này trình bày một cách tổng quan những cơ sở lý luận về
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu
nói riêng nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động giao nhận, vai
trò quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời giao nhận đồng thời
chỉ ra mối quan hệ giữa ngƣời giao nhận và các bên có liên quan; giới
thiệu sơ lƣợc về container và giao nhận vận tải hàng hóa bằng container.
Chƣơng 3: Thực trạng quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng container đƣờng biển tại ITL
Trong chƣơng này trình bày về:
 Khái quát lịch sử hình thành, phát triển, tổ chức nhân sự của công ty
Indo Trans Logistics và tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm
(2010-2012)
 Thực trạng về quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
container đƣờng biển tại công ty Indo Trans Logistics, chi tiết thực tế
đƣờng luân chuyển của bộ chứng từ hàng xuất qua các bộ phận và các
đối tƣợng có liên quan.
 Qua phân tích thực tế quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng container đƣờng biển, rút ra đánh giá chung về những ƣu điểm và
những tồn tại tại công ty Indo Trans Logistics làm cơ sở để đƣa ra những
giải pháp và kiến nghị ở chƣơng 4.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp
Chƣơng 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm
soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đƣờng biển tại ITL
Trong chƣơng này trình bày về:
 Trong chƣơng này trình bày bối cảnh tình hình kinh tế chung trên thế
giới và tại Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn có tác động đến lĩnh
vực giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đƣờng biển nói riêng và của toàn
công ty nói chung.
 Đề ra một số giải pháp và kiến nghị thực tế nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đƣờng
biển và xử lý bộ chứng từ tại công ty Indo Trans Logistics.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG
CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
2.1.1 Khái niệm về giao nhận
Giao nhận là một bộ phận cấu thành quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế,
nó gắn liền và song hành với quá trình lƣu thông hàng hóa nhằm đƣa hàng hoá từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ ngƣời bán đến ngƣời mua. Vậy dịch vụ giao nhận là gì?
Một số định nghĩa đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
 Định nghĩa thứ nhất:
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về
dịch vụ giao nhận - Dịch vụ giao nhận (freight forwarding service) là bất kỳ
loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lƣu kho, bốc xếp,
đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng nhƣ các dịch vụ tƣ vấn hay có liên
quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
 Định nghĩa thứ hai:
Giao nhận hàng hóa là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động logistics
nên đƣợc hiểu theo khái niệm của logistics, theo điều 233 Luật thương mại
Việt Nam 2005 định nghĩa là hoạt động thƣơng mại, theo đó ngƣời làm dịch
vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ ngƣời gửi, tổ chức vận chuyển, lƣu
kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan và các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, các dịch vụ liên quan khác để giao
hàng cho ngƣời nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của ngƣời vận tải hoặc
của ngƣời giao nhận khác.
 Nhƣ vậy tổng kết lại, giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ
tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển
hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người
nhận hàng).
Trƣớc kia, lúc mới bắt đầu ở xuất phát điểm truyền thống thì việc giao nhận có
thể do ngƣời gửi hàng (nhà xuất khẩu), ngƣời nhận hàng (nhà nhập khẩu) hay do ngƣời
chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự vận động
Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp
và phát triển không ngừng của thƣơng mại quốc tế, sự phân công lao động quốc tế với
mức độ chuyên môn hoá ngày càng cao và quy mô đƣợc mở rộng liên tục, giao nhận
cũng dần dần đƣợc chuyên môn hóa và phát triển mang tính đa dạng nhƣng chuyên
biệt hơn, do các tổ chức, các nghiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tổ chức tiến hành
và giao nhận đã chính thức trở thành một Nghề.
Nghề giao nhận là một ngành quan trọng trong vận tải quốc tế, ra đời cách đây
gần 500 năm tại Thụy Sĩ. Với mốc đánh dấu là năm 1552, hãng E. Vansai đã ra đời ở
Badiley - Thụy Sĩ, đảm nhận công việc giao nhận và kiêm cả việc vận tải hàng hoá và
thu phí giao nhận rất cao, khoảng gần 1/3 giá trị của hàng hóa, chênh lệch rất lớn về
giá dịch vụ so với ngày nay khi ngành giao nhận đang phát triển mạnh nhƣng cạnh
tranh cũng theo đó mà tăng lên. Ngành giao nhận nói chung và đặc biệt là giao nhận
bằng đƣờng biển nói riêng đã có bề dày lịch sử và khẳng định sự tồn tại cũng nhƣ vai
trò của mình trong sự phát triển của kinh tế thế giới xuyên suốt các thế kỷ qua.

2.1.2 Đặc điểm của giao nhận
Giao nhận hàng hóa mang một số nét đặc trƣng sau đây:
Thứ nhất, không tạo ra sản phẩm vật chất: Giao nhận là tập hợp các hoạt
động có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp nhằm thay đổi vị trí về mặt không gian của
hàng hóa chứ không làm thay đổi bản chất của loại hàng hóa, đây là đặc điểm dễ nhận
thấy và đặc trƣng vì bản chất giao nhận là dịch vụ.
Thứ hai, giao nhận là ngành có tính thời vụ: Thƣơng mại và vận tải luôn gắn
liền với nhau, đó cũng là mối quan hệ giữa giao nhận vận tải và hoạt động xuất nhập
khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động mang tính thời vụ, sản lƣợng và giá trị
xuất nhập khẩu thay đổi theo mùa kinh doanh nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh
hƣởng từ đặc điểm này của xuất nhập khẩu.
Thứ ba, giao nhận có tính thụ động khá cao: Hoạt động giao nhận phục vụ
cho nhu cầu vận tải hảng hóa của khách hàng, nên chịu ảnh hƣởng chính và còn tùy
thuộc vào nhu cầu của khách hàng, có một lƣợng khách hàng ổn định và quy mô tƣơng
đối lớn, thƣờng xuyên có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và sử dụng các dịch vụ
đƣợc cung cấp là mục tiêu chung cũng nhƣ sẽ tạo ra ƣu thế cho các doanh nghiệp giao
nhận; bên cạnh sự phụ thuộc vào nguồn khách hàng thì hoạt động giao nhận còn chịu
sự ảnh hƣởng ít nhiều từ các quy định và mối quan hệ với ngƣời vận chuyển, các ràng
buộc khác nhau về pháp luật, một số quy định riêng biệt của nƣớc ngƣời xuất khẩu,
nhập khẩu, nƣớc thứ ba...
Thứ tư, hoạt động giao nhận phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của
người giao nhận: Các nƣớc lớn trên thế giới đều có lịch sử phát triển khá dài và nhiều
Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo My

Trang 11