Chương iv cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1.1. Nguyên nhân hình thành

2.1.2. Giá cả và lợi nhuận độc quyền

2.1.3. Tác động của độc quyền

2.2. Đặc điểm của độc quyền

2.2.1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

2.2.1.1. Khái niệm tổ chức độc quyền

2.2.1.2. Nguyên nhân hình thành tổ chức độc quyền

2.2.1.3. Các hình thức tổ chức độc quyền

2.2.1.4. Biểu hiện mới của tập trung sản xuất và tổ chức độc quyền

2.2.2. Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt

2.2.2.1. Khái niệm tư bản tài chính và tài phiệt

2.2.2.2. Vai trò

2.2.2.3. Biện pháp thống trị

2.2.2.4. Các biểu hiện mới

2.2.3. Xuất khẩu tư bản

2.2.3.1. Khái niệm xuất khẩu tư bản

2.2.3.2. Nguyên nhân và chiều hướng

2.2.3.3. Các hình thức xuất khẩu tư bản

2.2.3.4. Chủ thể và mục tiêu

2.2.3.5. Các biểu hiện mới

2.2.4. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn độc quyền

2.2.4.1. Bản chất

2.2.4.2. Nguyên nhân hình thành sự phân chia thế giới giữa các tổ chức độc quyền

2.2.4.3. Biện pháp

2.2.4.4. Các biểu hiện mới

2.2.5. Sự phân chia thế giới về địa lý giữa các đại cường quốc

2.2.5.1. Bản chất và biểu hiện

2.2.5.2. Nguyên nhân hình thành

2.2.5.3. Hậu quả

2.2.5.4. Các biểu hiện mới

3. ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

3.1. Bản chất

3.2. Nguyên nhân ra đời

3.3. Các biểu hiện

3.4. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

3.4.1. Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản

3.4.2. Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

3.4.3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Buổi 5 Chương 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGMục tiêu Chương 4 cung cấp hệ thống tri thức về mối quan hệ giữa cạnh tranh và độcquyền và lý luận về độc quyền và độc quyền nhà nước. Thông qua đó, sinh viên có thểhiểu được bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những đặc trưng mới và hình thànhđược tư duy thích ứng với bối cảnh thế giới luôn có nhiều thách thức.Nội dung:4.1. QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINHTẾ THỊ TRƯỜNG Nghiên cứu về CNTB tự do cạnh tranh, C.Mác và Ăng ghen đã dự báo rằng: tựdo cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuấtphát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớnviệc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền,nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do nhưng khi xuất hiện độc quyền khôngnhững không thủ tiêu cạnh tranh tự do mà còn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn, khốcliệt hơn. Xuất hiện các loại cạnh tranh: - Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền - Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau - Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.4.2. ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG4.2.1. Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường4.2.1.1. Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền * Nguyên nhân hình thành độc quyền: - Sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ KH – KT, đòi hỏi các DNphải ứng dụng những tiến bộ KT mới vào SXKD đòi hỏi các DN phải có vốn lớn… 1- Cuối TK XIX những thành tựu KH mới xuất hiện: xe hơi, tàu thủy…đòi hỏicác DN phải có quy mô lớn -> thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.- Tác động của các quy luật KTTT như: QLGT, QLGTTD, QL tích lũy…làmbiến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.- Cạnh tranh gay gắt làm cho các DN vừa và nhỏ bị phá sản…- Khủng hoảng kinh tế 1873 làm phá sản hàng loạt các DN vừa và nhỏ..- Sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành một đòn bẩy mạnh mẽthúc đẩy tích tụ và tập trung tư bản..* Lợi nhuận độc quyền: là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, dosự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại.Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhânlàm việc trong các xí nghiệp độc quyền, trong các xí nghiệp ngoài độc quyền; 1 phầnGTTD của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh;phần lao động thặng dư và đôi khi cả 1 phần lao động tấy yếu của những người sảnxuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc.* Giá cả độc quyền: Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền ápđặt trong mua và bán hàng hóa.Giá cả độc quyền gồm chi phí sản xuất cộng với nhuận độc quyền* Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế:- Những tác động tích cực:+ Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạtđộng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.+ Độc quyền có thể làm tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thântổ chức độc quyền+ Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế pháttriển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.- Những tác động tiêu cực:+ Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại chongười tiêu dùng và xã hội.+ Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triểnkinh tế, xã hội. 2+ Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàunghèo.4.2.1.2. Những đặc điểm của độc quyền tỏng chủ nghĩa tư bản *Đặc điểm thứ nhất: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền - Tập trung sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền: + Quy mô lớn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn, phức tạp hơn dẫn đến khuynhhướng thoả hiệp liên minh với nhau. + Quy mô lớn nên trong một ngành còn một số xí nghiệp, do đó các xí nghiệp dễdàng thoả hiệp với nhau. - Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thànhtheo liên kết ngang – liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành. Sau đó các tổchức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. + Cácten (Cartel): Là một liên minh độc quyền về: giá cả, phân chia thị trường, số lượng hàng hoásản xuất… các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và lưu thông. Cácten là một liên minh độc quyền không vững chắc. + Xanhđica (Cydicate): Là tổ chức độc quyền về lưu thông: mọi việc mua bán do một ban quản trị đảmnhiệm. Họ vẫn độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông. Mục đích của họ là thống nhất đầu mối mua, bán để bán hàng hoá với giá đắt vàmua nguyên liệu với giá rẻ. + Tơrớt (Trust): Là một hình thức độc quyền thống nhất cả việc sản xuất và lưu thông dưới sự quảnlí của hội đồng quản trị. Các nhà tư bản tham gia tơrớt trỏ thành các cổ đông thu lợi nhuận theo cổ phần. Tờrớt đánh dấu bước ngoặt về hình thức vận động mới của QHSX TBCN. Nước Mỹ là quê hương của tơrớt. + Côngxoocxiom: Côngxoocxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn cáchình thức độc quyền trên, tham gia côngxoocxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn màcòn các xanhđica, tờrớt thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về mặt 3kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một côngxoocxiom có thể có hàng trămxí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếchxù. - Biểu hiện mới của độc quyền + Về hình thức: do sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đãdiễn ra quá trình hình thành sự liên kết giữa các độc quyền theo chiều dọc và ngang hìnhthành các concern và cônglomerate. Concern: là tổ chức độc quyền đa ngành có hàng trăm xí nghiệp có quan hệ vớinhững ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước. Conglomerate: là hình thức độc quyền kết hợp vài ba chục hãng vừa và nhỏ khôngcó bất kỳ sự liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ. Mục đích của các Conglomerate làthu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán. Mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận bằng kinhdoanh chứng khoán. + Về cơ cấu: đó là sự liên kết giữa các hãng vừa và nhỏ với các hãng lớn trong tổchức độc quyền. Sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triểncủa các xí nghiệp vừa và nhỏ Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do: Thứ nhất, việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ chophép tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hìnhthành hệ thống gia công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện,cơ khí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở. Nhìn bề ngoài, dường như đó làhiện tượng “phi tập trung hóa”, nhưng thực chất đó chỉ là một biểu hiện mới của sựtập trung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi phối của cácchủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị trường, v.v… Thứ hai, những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạtứng phó với tình hình biến động của thị trường, mạnh dạn trong việc đầu tư vào nhữngngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, kể cả những ngành lúc đầu ít lợi nhuận và nhữngngành sản phẩm đảp ứng nhu cầu cá biệt các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng đổi mới trangbị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung. 4* Đặc điểm thứ hai: Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắcnền kinh tế Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngânhàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản, dẫn đến hình thành các tổ chứcđộc quyền trong ngân hàng. Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong côngnghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hìnhthành những ngân hàng lớn. V.I. Lênin viết: "Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngânhàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độcquyền các nhà công nghiệp". Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độcquyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội, gọi là bọn đầusỏ tài chính (trùm tài chính, trùm tài phiệt). Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua “chế độ thamdự”… Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn nhưlập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sởgiao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi và những biểuhiện mới: Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trongnền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là cácngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm... ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu có mệnh giá nhỏđược phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng lên, nhiều tầng lớp dân cư mua cổphiếu... kéo theo đó là "chế độ tham dự" được bổ sung thêm bằng "chế độ uỷ nhiệm". Để vươn ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế,toàn cầu hoá kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốcgia và xuyên quốc gia thực hiện việc điều tiết các consơn và congơlômêrết, xâm nhập 5vào nền kinh tế của các quốc gia khác như: Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệquốc tế (IMF). * Đặc điểm thứ ba: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến V.I.Lênin vạch rõ xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tưbản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độcquyền. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nướcngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở cácnước nhập khẩu tư bản. - Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì: Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có mộtsố "tư bản thừa" tương đối, cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ởtrong nước. Đồng thời, nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinhtế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp,nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản. - Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực tiếpvà đầu tư gián tiếp. + Đầu tư trực tiếp (xuất khẩu tư bản hoạt động) là hình thức xuất khẩu tư bảnđể xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ởnước nhận đầu tư để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chinhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc. + Đầu tư gián tiếp (xuất khẩu tư bản cho vay) là hình thức xuất khẩu tư bảndưới dạng cho vay thu lãi. Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay. - Xét về chủ sở hữu tư bản, thì xuất khẩu tư bản được chia thành: xuất khẩu tưbản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước. + Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu do tư bản tư nhân thựchiện. Hình thức này có đặc điểm cơ bản là nó thường được đầu tư vào những ngànhkinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hìnhthức các hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia. + Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốntừ ngân quỹ của mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khẩu 6tư bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu vềkinh tế, chính trị và quân sự. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kếtcấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tưbản “viện trợ” không hoàn lại cho nước nhập khẩu tư bản để ký được những hiệpđịnh thương mại và đầu tư có lợi... Về chính trị, “viện trợ” của nhà nước tư bản thường nhằm duy trì và bảo vệchế độ chính trị "thân cận" đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cườngsự phụ thuộc của các nước đó vào các nước tư bản, thực hiện chủ nghĩa thực dânmới, tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản. Về quân sự, “viện trợ” của nhà nước tư bản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộcvào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xuất khẩu tưbản lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình... Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ranước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính trênphạm vi toàn thế giới. - Ngày nay, trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản có những biến đổilớn: Thứ nhất, trước kia luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản pháttriển sang các nước kém phát triển (chiếm tỷ trọng trên 70%). Nhưng những thập kỷgần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển vớinhau. Sở dĩ có sự chuyển hướng đầu tư như vậy, là do: + Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọttrong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiềungành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn như: ngànhcông nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngànhvũ trụ và đại dương, đặc biệt hiện nay với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với côngnghệ tự động hóa... Sự xuất hiện những ngành mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫnvì trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch lớn. + Ở các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành sảnxuất: phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao và hàm lượng vốn 7lớn, nên đầu tư vào đây lại thu được lợi nhuận cao. + Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển vì ở cácnước đang phát triển có kết cấu hạ tầng lạc hậu, tình hình chính trị kém ổn định, tỷsuất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như trước. Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của cáccông ty xuyên quốc gia (TNCs) trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt làđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tưbản từ các nước đang phát triển. Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tưbản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn trong đầu tư trực tiếp xuất hiệnnhững hình thức mới như BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT (xây dựng- chuyển giao), ... Sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hànghoá, dịch vụ, chất xám, … không ngừng tăng lên. Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡbỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao. * Đặc điểm thứ tư: Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bảnđộc quyền Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lêncả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa cáctập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nướcluôn luôn gắn với thị trường ngoài nước. V.I. Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ácđặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào conđường ấy để kiếm lời". Ngày nay, sự phân chia thế giới về kinh tế có những biểu hiện mới, đó là xuhướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vựchoá nền kinh tế. Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs)tăng lên đã thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế và sự phân chiaphạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ 8nghĩa tư bản độc quyền quốc tế. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế lại diễn ra xu hướng khu vực hoákinh tế, hình thành nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liên minh châu Âu (EU) rađời từ ngày 1-1-1999 với đồng tiền chung châu Âu (EURO). Đến nay liên minh nàyđã bao gồm 27 (ngoại trừ nước Anh đã tách ra khỏi EU năm 2017) quốc gia thamgia. Khối Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm: Canađa, Mêhicô và Mỹ… Việc phân chia thế giới về kinh tế cũng có sự tham gia của một loạt nước đangphát triển nhằm chống lại sức ép của các cường quốc tư bản. Đó là việc thành lập tổchức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); thị trường chung vùng chóp nón Nam Mỹ(MERCOSUS), gồm 4 nước: Brazin, Achentina, Urugoay, Paragoay; ... Ngày càngcó nhiều nước tham gia vào các Liên minh mậu dịch tự do (FTA) và các Liên minhthuế quan (CU), … Tư bản độc quyền quốc tế là thế lực đang chi phối quá trình toàn cầu hoáthông qua các tổ chức kinh tế quốc tế và đang ra sức hạn chế sự phát triển của các tổchức khu vực. * Đặc điểm thứ năm là: Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cườngquốc tư bản Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phânchia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triển càngcao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm cácnguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộcđịa càng quyết liệt hơn" Các cường quốc tư bản ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơiđảm bảo nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, là nơi tương đối an toàntrong cạnh tranh, đảm bảo thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sựvà chính trị. Đến đầu thế kỷ XX, các nước tư bản đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổthế giới. Sự phân chia này phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của từng nước tư bản.Nước Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga hoàng) và Pháp.Số dân thuộc địa của Anh nhiều hơn 12 lần số dân thuộc địa của Nga và bằng 7 lầncủa Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước 9Đức, Mỹ, Nhật cộng lại. Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản,tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới sau khi đã chia xong. Đólà nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)và lần thứ hai (1939-1945). Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc pháttriển mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhưng điều đókhông có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các cường quốc tư bảnchuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùngviện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển. Hiện nay, sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản vẫntiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới: Vào nửa cuối thế kỷ XX, tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ vàchủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản vẫn tranh giànhnhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "chiến lược biên giới mềm", ra sứcbành trướng "biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối cácnước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trịvào các cường quốc dưới mọi hình thức lúc ngấm ngầm, lúc công khai. Sang đầu thế kỷ XXI, chiến tranh lạnh đã kết thúc, nguy cơ chiến tranh thếgiới bị đẩy lùi, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ chạy đua vũ trang mới, thực chất lànguy cơ chiến tranh lạnh phục hồi trở lại. Mặt khác, sự phân chia lãnh thổ thế giới lạiđược thay thế bằng những cuộc chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắctộc, tôn giáo mà đứng bên trong hoặc núp đằng sau các cuộc đụng độ đó chính là cáccường quốc tư bản. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền có quan hệ chặtchẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền về mặt kinh tế là sựthống trị của tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.4.2.2. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản4.2.2.1. Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước trong chủnghĩa tư bản. Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất 10càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có một sự điều tiết xãhội đối với sản xuất và phân phối từ một trung tâm.Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một sốngành mới mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinhdoanh, do vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộckết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa họccơ bản, ... Vì vậy, nhà nước tư sản phải đảm nhận các ngành đó, tạo điều kiện chocác tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giaicấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chínhsách để xoa dịu những mâu thuẫn đó, như: trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhậpquốc dân, phát triển phúc lợi xã hội, ...Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng củacác liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xungđột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sựđiều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò củanhà nước tư bản.Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩaxã hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũngđòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.4.2.2.2. Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bảnChủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chứcđộc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chếthống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủnghĩa tư bản.Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủnghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trìnhgắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò canthiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sứcmạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vàocác tổ chức độc quyền. 11Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hộitrong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nóthống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thíchhợp đối với xã hội đó. Ngày nay vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, khôngchỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chứcvà quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biệnpháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phânphối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệsản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủnghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.4.2.2.3. Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Một là, sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước Hai là, sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền cónhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, pháttriển của chủ nghĩa tư bản. Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần chohoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong côngnghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, như: giao thông vận tải,giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, ... Trong đó, ngân sách nhà nước là bộ phận quantrọng nhất. Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựngdoanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhânbằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân; mở rộngdoanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân... Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn chosự phát triển của chủ nghĩa tư bản. 12Thứ hai là, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổchức độc quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từngành này sang ngành khác, từ những ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh cóhiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi. Thứ ba là, làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa theo nhữngchương trình nhất định. Ba là, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chếvà thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chínhsách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức như:hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và các côngcụ hành chính - pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những giải pháp chiếnlược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, khoa học,công nghệ, bảo vệ môi trường, bảo hiểm xã hội, ... và bằng cả các giải pháp ngắn hạn Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều tiếtkinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực nhưchính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát, chính sách về tăng trưởngkinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại. Các công cụ chủ yếu của nhà nước tư sản để điều tiết kinh tế và thực hiện cácchính sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ - tín dụng, các doanh nghiệpnhà nước, kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính -pháp lý. Để điều tiết kinh tế, nhà nước tư bản độc quyền đã tổ chức bộ máy điều tiết. Bộmáy đó gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có sự tham giacủa những đại biểu của tập đoàn lớn và các quan chức nhà nước. Cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợpcả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huymặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế.4.2.2.4. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản 13- Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản + Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng + Chuyển nền sản xuất nhó thành nền sản xuất lớn hiện đại + Thực hiện xã hội hóa sản xuất - Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản + Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết tập trung chủ yếu vì lợiích của thiểu số giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của đại đa số quần chúng nhândân lao động 1 cách tự giác. + Chủ nghĩa tư bản là một trong những nguyên nhân châm ngòi của hầu hết cáccuộc chiến tranh trên thế giới. + Sự phân hóa giảu nghèo ở chính ngay trong lòng các nước tư bản và có xuhướng ngày càng sâu săc. - Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nó, một mặt đã thúc đẩy lực lượngsản xuất phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiệnđại, mặt khác cũng làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó – mâu thuẫn giữa tính chất xã hộihoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủnghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng gay gắt. Ngày nay chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, côngnghệ, thị trường, đang có khả năng thích nghi và phát triển trong chừng mực nhất định;chủ nghĩa tư bản cũng đã buộc phải thực hiện một số điều chỉnh về quan hệ sản xuất trongkhuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn cócủa nó, không thể vượt quá giới hạn lịch sử của nó. Mặt khác, các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để lựa chọnvà quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới từ những bàihọc thành công cũng như không thành công, từ những khát vọng và sự thức tỉnh của cácdân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Vì vậy, sớm hay muộn chủnghĩa tư bản cũng sẽ bị thay thế bằng một chế độ xã hội mới cao hơn đó là chế độ cộngsản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.

14