Chúng ta có nên bước qua ranh giới trong cuộc sống

Hướng dẫn

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

NĂM 2018

Thời gian làm bài thi: 180 phút

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (8 điểm):

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu hỏi: “Chúng ta có nên bước qua ranh giới trong cuộc sống?”

Câu 2 (12 điểm):

Bàn về nghề văn, nếu nhà văn Pautốpxki cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là người dẫn đường vào xứ sở cái Đẹp” thì Gô – gôn khẳng định “Có những thời đại nếu không chỉ ra tận cùng toàn bộ cái xấu xa, đê tiện của cuộc sống hiện tại thì ta sẽ không có cách nào để hướng xã hội tới cái Đẹp”.

Giải thích và trình bày ý kiến của anh/ chị về hai nhận định trên.

Người ra đề: Phạm Thị Thu Vân

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

NĂM 2018

Câu 1(8 điểm):

Yêu cầu về kĩ năng:

– Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí được thể hiện qua một câu hỏi. Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ, lập luận xác đáng, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, sắc sảo, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:

Nêu vấn đề nghị luận.

Dựa trên việc giải nghĩa, hiểu đúng và diễn đạt rành mạch về các từ ngữ, hình ảnh: thế nào là “ranh giới”, thế nào là “bước qua ranh giới”? (“Ranh giới” là những lằn vạch hữu hình hoặc vô hình trong cuộc sống ngăn cách các khoảng không gian, phân định các địa phận hoặc các vấn đề khác nhau. “Bước qua ranh giới” thể hiện hành động bức phá khỏi giới hạn ranh giới này để bước sang ranh giới khác, dẫn con người đến những lựa chọn thay đổi.)

Từ đó đặt ra vấn đề suy tư về câu hỏi: “nên bước qua ranh giới” hay “không nên bước qua ranh giới”.

Trình bày suy nghĩ về vấn đề.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

– “nên bước qua ranh giới”:

+Trong cuộc sống, có những ranh giới nào nên bước qua? (những khó khăn, những trở ngại, những nghịch cảnh, những thách thức trong cuộc sống, những ý kiến lỗi thời, hủ lậu, thiếu khoa học…)

+ Tại sao chúng ta nên bước qua những ranh giới đó? (thể hiện được bản lĩnh, có sự tự tin, có sự trưởng thành, tạo được những bứt phá, những kì tích, góp công cho đời…)

– “không nên bước qua ranh giới”:

+ Những ranh giới nào không nên bước qua?(đạo đức, luật pháp, truyền thống, văn hóa tốt đẹp…)

+ Tại sao không nên bước qua những ranh giới này? (vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, trở thành kẻ có hại cho đời…)

– Tuy nhiên, trong thực tếcó những ranh giới mà ta không được quyền chọn lựa “nên bước qua” hay “không nên bước qua” hoặc nhiều ranh giới mơ hồ, mong manh, không dễ nhận ra nên cần một cái nhìn sắc bén, một bản lĩnh vững vàng…

Bài học

Rút ra bài học cho bản thân về một thái độ sống đúng đắn.

III. Cách cho điểm:

7 – 8 điểm: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, nghị luận có sức thuyết phục, diễn đạt xúc cảm, sáng tạo.

5 -6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu, biết cách triển khai vấn đề, không có sai sót lớn về diễn đạt.

3 – 4 điểm: Hiểu vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, nhưng còn sơ sài về nội dung hoặc mắc nhiều lỗi.

1 -2 điểm: Hiểu vấn đề lơ mơ, diễn đạt yếu.

Câu 2 (12 điểm):

Yêu cầu về kĩ năng:

– Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, xác định đúng yêu cầu đề bài, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục, biết phân tích, cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề, hành văn trong sáng, xúc cảm, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Giải thích nhận định

giải thích thuật ngữ: Cái đẹp là gì?

– Giải thích nhận định của Pautốpxki: Pautốpxki dùng cách nói hình ảnh để khẳng định hướng về cái đẹp, nhiệm vụ cao cả của người nghệ sĩ là viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp.

– Giải thích nhận định của Gô- gôn: Gô –gôn dùng cách lập luận bác bỏ để nhấn mạnh rằng: hướng về cái đẹp, công việc của nhà văn là viết về cái xấu xa, đê tiện để lên án nó.

Hai tác giả nêu những ngả đường khác nhau để những người cầm bút hoàn thành trách nhiệm nghệ thuật của mình.

Trình bày suy nghĩ về nhận định:

Đặc trưng của văn học là cái Đẹp. Con đường đến với sự yêu thích và trái tim bạn đọc, đánh dấu giá trị của tác phẩm văn học là chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Mọi người nghệ sĩ sáng tác đều thuộc lòng chân lí nghệ thuật này và hướng tác phẩm của mình tới đích giá trị chân – thiện –mĩ.

– Nhưng mỗi người nghệ sĩ lại có nhiều ngả đường để hướng về đích chung ấy, bởi:

+ Hiện thực cuộc sống phong phú, song hành nhiều mảng đối lập. Tùy vào đôi mắt nhìn đời, nhìn người, nhà văn có thể chọn một mảng điển hình trong cuộc sống ấy để tái hiện vào tác phẩm của mình.

+ Nhà văn là cha đẻ của những tác phẩm văn chương, những đứa con tinh thần này là linh hồn, là gương mặt, là đại diện cho tư tưởng, suy nghĩ, con người của nhà văn. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có những phong cách nghệ thuật riêng, thể hiện cá tính sáng tạo của mỗi người nghệ sĩ. Do đó, văn chương là địa hạt “người nghệ sĩ không được lặp lại người khác, kể cả lặp lại chính mình”

Như vậy, hai nhận định bổ sung những mặt khuyết thiếu cho nhau để từ hai vấn đề tưởng như đối lập, mỗi người nghệ sĩ chân chính trên con đường sáng tạo nghệ thuật hoàn thiện thiên chức của mình.

Chứng minh làm sáng tỏ nhận định.

– Có những nhà văn viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp để tạo nên giá trị cho tác phẩm (học sinh có thể tìm minh chứng trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, Thạch lam …)

– Có những nhà văn chỉ ra tận cùng bộ mặt của cái xấu, tả chân hiện thực xấu xa của cuộc đời để tạo nên giá trị tác phẩm (học sinh có thể lấy minh chứng trong các sáng tác của Tú Xương, Vũ Trọng Phụng…)

– Và có những nhà văn biết ngợi ca, khơi gợi cái đẹp từ bên trong những cái có bề ngoài xấu xí, khó nhìn…

Đánh giá và mở rộng vấn đề:

– Tác phẩm chân chính là lời khẳng định cho những cống hiến và tấm lòng của nhà văn dành cho văn học và dân tộc nước nhà.

– Nhận thức về vai trò của hoạt động lao động sáng tạo trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng.

III. Cách cho điểm:

10 – 12 điểm: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt giàu chất văn, lập luận rõ,chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, phân tích sâu sắc.

7 – 9 điểm: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

4 – 6 điểm: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu. Lập luận và phân tích sơ sài, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

1 – 3 điểm: Bài viết hiểu chưa rõ vấn đề, chủ yếu thuật kể dẫn chứng. Diễn đạt và kĩ năng viết yếu.

0 điểm: Bài viết lạc đề hoặc không viết bài.

Người soạn đáp án: Phạm Thị Thu Vân

 việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống. Giới hạn là những phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua. Nhận thức thông thường chính là  sự tiếp thu, am hiểu kiến thức thường có, thường thấy, không có gì đặc biệt. Đó chính là ý nghĩa, vai trò của việc vượt lên những nhận thức phổ biến, theo đám đông, theo lối mòn tư duy. Với cá nhân,  việc phá vỡ giới hạn về nhận thức thông thường, phổ biến như bao người khác sẽ giúp chúng ta thoát khỏi lối mòn nhận thức, phát huy hết trí tuệ bản thân, vượt qua thử thách để thành công. Với cộng đồng, phá vỡ giới hạn nhận thức thông thường mang đến những phát minh mới, những thành tựu tiến bộ, thậm chí những bước ngoặt cho nhân loại. Thứck tế chứng minh có rất nhièu những phát minh vĩ đại, ở tại thời điểm nó ra đời bị cười nhạo là ngớ ngẩn, ngu ngốc. Nhưng đến những thế kỉ sau, chính sự tiến bộ, sự vượt trội của người phát minh lại được ngợi ca.   Tuy nhiên, phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người sống gấp, sống vội, bỏ qua những giới hạn đạo đức, đốt cháy mình. Tự phá vỡ giới hạn chỉ có ý nghĩa khi cái giới hạn đó chật hẹp, đi ngược với xu thế tiến bộ. Để làm được điều đó đòi hỏi con người phải không ngừng học hỏi, khám phá, phải quyết tâm đẩy xa các giới hạn nhận thức, phải biết chấp nhận sự chỉ trích, cười nhạo,…

em cần khoảng bao nhiêu chữ nhỉ

Có rất nhiều người lưỡng lự trước câu hỏi “Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?”. Cũng là một câu nói liên quan đến vấn đề đó, nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết : " Cuộc đời không có những giới hạn, chỉ có những ranh giới. Vấn đề là ta có đủ can đảm để bước qua những ranh giới đó hay không". Thật vậy, chúng ta đều có hoặc không thể bước qua ranh giới bởi nó còn tùy thuộc ranh giới bạn nhắc đến là gì. “Nói một cách đơn giản, ranh giới là giới hạn hoặc khoảng cách giữa bạn và một người khác; là khoảng trống nơi bạn bắt đầu và là điểm kết của người khác. Hãy nghĩ về nó như một hàng rào sân sau nhà bạn. Bạn là người gác cổng và quyết định người bạn giữ lại và người bạn tiễn đi, người mà bạn cho họ vào hẳn toàn sân sau, hoặc là người mà bạn chỉ cho họ bước qua khỏi cửa chính. Bạn có thể vẫn giữ khoảng cách, nhưng bạn đang cho họ cơ hội chứng minh rằng họ đáng tin cậy cả về mặt thể chất lẫn ctình cảm. Mục đích của việc thiết lập ranh giới lành mạnh, tất nhiên, là để bảo vệ và chăm sóc tốt bản thân bạn.”, có ai đó đã từng nói như vậy. Qủa thực, ranh giới là đường phân đoạn giữa hai khu vực, hai con người, hai sự việc,...và bước qua ranh giới là vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn để chuyển từ bên này sang bên kia. Bàn về chuyện có nên vượt qua ranh giới hay không thì có lẽ câu trả lời sẽ là cả có và không. Thực tế thì có những ranh giới mà khi bước qua con người dễ bị xoáy vào vòng tròn cạm bẫy, mất đi giá trị đạo đức, nhân phẩm con người. Với những điều như thế cần ở con người là sự tỉnh táo, biết đâu là bạn đâu là thù, hãy biết giữ khoảng cách với chúng đừng để đi quá giới hạn của bản thân. Lúc đó có hối hận thì cũng không kịp nữa. Cũng đừng vì tính cố chấp mà lừa mình dối người rồi sự việc lại không thể cứu vãn. Tuy nhiên, không phải ranh giới nào cũng tiêu cực. Con người ta có cơ hội được tiếp cận với những ranh giới nơi mà ta có thể tự mình vượt qua, vượt qua một cách mạnh mẽ để giành lấy phần hơn, giành lấy sự tiến bộ, thắng lợi và ánh hào quang. Cũng chính ngay tại đây lại cần một con người đủ bản lĩnh để bước qua. Chỉ khi đủ tâm, đủ tầm thì bước qua giới hạn mới thực sự mang lại nhiều ý nghĩa đích thực. Một người bạn luôn nhút nhát vào một ngày nọ đã dám giơ tay phát biểu ý kiến, đó cũng là một biểu hiện tốt trong việc bước ra khỏi giới hạn của bản thân. Hay diễn viên, ca sĩ mà đặc biệt là thí sinh tham dự các cuộc thi lớn nhỏ họ thậm chí phải thử cả những tiết mục, tiểu phẩm, bài hát không thuộc vào sở trường của mình để chứng tỏ bản thân, bước qua giới hạn tài năng vốn có để tiến cao tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp. Cuộc đời là một bài toán khó, là một con đường không bằng phẳng, nhưng chính những cái chông gai, những cái tưởng như là bước đường cùng ấy lại là sự rèn luyện, giúp con người trở nên mạnh mẽ, cường đại hơn trước cuộc sống. Giới hạn cũng vậy, nó được thiết lập để con người có cơ hội trải mình. Chín chắn trong suy nghĩ, hoàn thiện trong tư duy là những hành trang cần thiết để bước ra khỏi giới hạn, đột phá và thành công hơn. Chỉ có nỗ lực vượt qua những ranh giới thì chúng ta mới có thể chạm tay đến ước mơ, hoài bão, khát vọng, giúp chúng ta sống có ích và hạnh phúc hơn trong cuộc đời và không có người thành công nào chưa từng cảm thấy bế tắc, chán nản và tuyệt vọng nhưng họ đã vượt qua nó bằng chính ý chí và quyết tâm mạnh mẽ, bằng một trái tim kiên cường, bằng một niềm tin chắc thắng. Những người than thở, chán nản và cho rằng cuộc sống đang dồn họ đến đường cùng chỉ cho thấy rằng họ là một kẻ yếu đuối, thiếu tự tin và nhu nhược trước cuộc đời. Bản thân chúng ta khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường cũng phải tự ý thức mà rèn luyện cho mình một tâm thế vững chắc, một nội tâm mạnh mẽ, một tấm lòng kiên trì không đổi, tự xác định cho mình một ước mơ hoặc một niềm đam mê để chúng ta thấy cuộc sống có hy vọng có đích đến, để rồi lấy đó làm động lực.