Chứng chỉ tiếng Nhật N2 là gì

Cấp độ JLPT N2 là giai đoạn đoạn bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của tiếng Nhật ở trình độ cao cấp, cũng vì vậy mà lượng kiến thức mà người học phải tiếp thu là rất nhiều. Nhưng thách thức nào cũng có cách để giải quyết.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ hành trình chinh phục chứng chỉ JLPT N2 trong vòng 1 năm với xuất phát điểm từ trình độ sơ cấp của bản thân. Hy vọng đây sẽ là những kinh nghiệm quý giá và nguồn động lực cho các bạn đang học tiếng Nhật.

Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng 

Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai 

Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió.

Chặng đường đỗ N2 cũng giống như những câu thơ trên, trải đầy những khó khăn cho một đứa không xuất thân từ ngoại ngữ như mình. Có lẽ nhiều bạn cũng cảm thấy như vậy.

Nhưng bạn ơi đừng lo lắng, bởi vì chúng ta luôn có thể làm những việc mà ngay cả bản thân nghĩ rằng mình không bao giờ có thể làm được.

Thế mình đã vượt qua được những thách thức trên con đường tiếng Nhật như thế nào, mời các bạn lắng nghe câu chuyện của mình nhé.

Cơ duyên nào đưa mình đến với tiếng Nhật? 

Mình tin rằng mọi sự trên đời xảy ra đều có nguyên do riêng của nó. Việc học tiếng Nhật cũng vậy. Hồi đó mình gặp một biến cố thanh xuân nho nhỏ sau khi tốt nghiệp đại học và quyết định xuất ngoại sang Nhật. Suy cho cùng tất cả cũng là vì “Sài Gòn đau lòng quá toàn kỷ niệm hai ta.”

Trước khi sang Nhật, ai cũng phải đạt được ít nhất là chứng chỉ N5 để hoàn thiện hồ sơ. Và thế là chặng đường học tiếng Nhật bắt đầu.

Trước khi làm gì cũng thế, việc đặt mục tiêu và lập kế hoạch là không thể thiếu. Do học toàn thời gian nên mình thiết lập mục tiêu rất khắt khe với các bước khởi đầu sau:

– Kẻ một bảng thời khóa biểu.

– Ghi rõ lịch học theo ngày, tuần.

– Học nằm lòng bảng chữ cái Hiragana, Katakana trong vòng 1 tuần đầu

Sau khi học xong 2 bảng chữ cái, mình bắt đầu chuyển giai đoạn sang học 25 bài theo chương trình của giáo trình Minna no Nihongo. Mục tiêu mình đặt ra là phải hoàn thành cả 25 bài trong vòng 1 tháng, vậy nên mình đặt kế hoạch mỗi ngày 1 bài. 

Quá trình học 25 bài Minna no Nihongo của mình

Học ngữ pháp và làm bài tập cơ bản

Mình học ngữ pháp ở quyển dịch, làm bài tập trong 練習B、問題 và quyển 標準問題集. Bài tập mình đều viết ra hết lên giấy. Các phần còn lại mình đều đọc.

Mỗi ngày mình dành ra 2 tiếng làm bài tập và 1 tiếng để đọc phần hội thoại và câu ví dụ. Vì thế nên ngữ pháp và từ vựng mình nhớ rất nhanh. Mình nghĩ do mình sử dùng nhiều và thường xuyên. 

Bắt đầu học thêm chữ Kanji

Học được khoảng 5 bài đầu, mình bắt đầu học thêm kanji. Ban đầu mình cũng viết từng chữ Kanji một ra học. Nhiều lúc bị lười viết thì mình đọc, che phần furigana nhỏ nhỏ trên chữ hán rồi đọc. Lâu dần cũng nhớ. 

Tiếp cận với các bài nghe hiểu

Luyện tập kỹ năng nghe hiểu cũng . Mình luyện nghe theo giáo trình 聴解タスク. Thường mình sẽ nghe rồi nói lại, theo phương pháp shadowing, rồi làm bài tập trong quyển nghe đó. 

Khó khăn mình gặp phải mới bắt đầu học N4

Sau khi kết thúc giai đoạn 1 tháng kể trên, mình lên máy bay sang Nhật.

Chặng đường ở Nhật bắt đầu không còn màu hồng khi mình hỏi người ta このあたりにスーパーがありますか? mà người ta không hiểu mình đang hỏi gì.

Một cảm giác bật lực khó tả và đã phải dùng đến sự trợ giúp của tiếng Anh các bạn ạ. Đấy là lúc mình nhận ra nhớ ngữ pháp từ vựng thôi chưa đủ, phát âm sai thì chẳng ai hiểu mình nói gì. 

Thế là mình bắt đầu chặng được học N4. Trình độ N4 cũng chỉ có 25 bài mina thôi nên mình lại quyết tâm mục tiêu 1 tháng.

Tuy nhiên do N4 khó hơn, nhiều từ vựng ngữ pháp hơn, mà ở Nhật mình phải đi làm đi học nên bận hơn. Thế là kế hoạch bị trượt mất 2 tuần, 1 tháng rưỡi mình mới xong chương trình N4. 

May mắn là ở Nhật mình chịu khó giao tiếp nhiều với người Nhật cùng chỗ làm, dần dần mình đỡ sợ giao tiếp hơn, tự tin hơn và có phần ngữ điệu hay hơn. 

Sau khi hoàn thành học N4, mình không vội thi JLPT mà học lên luôn N3, cũng là vì tiếc 5 sen rưỡi phí dự thi.

Mình bắt đầu vào học N3 với bộ giáo trình Soumatome. Tuy nhiên cảm thấy quyển này khá khó học, phải tra từ vựng thì mới hiểu về cách sử dụng từ.

Review về giáo trình Soumatome của mình: 

Quyển từ vựng: Ưu điểm của cuốn này là có nhiều từ hay dùng trong cuộc sống và chia theo chủ đề. Tuy nhiên nhược điểm là lại ít ví dụ quá, dẫn đến mình phải tra từ điển rất nhiều. Và mục tiêu của quyển này cũng là 日常生活 nên cũng không đủ để đi thi. 

Quyển ngữ pháp: Quyển này có các mẫu câu phổ biến hay dùng trong giao tiếp. Điểm mạnh là có bài tập luyện tập luôn, nhưng mình vẫn thấy ít ví dụ quá. 

Quyển đọc nghe: Quyển này được chia theo các dạng bài đi thi từ dễ đến khó. Học quyển này xong là làm đề thoải mái. 

Quyển kanji: Mình học kanji theo từ vựng nên quyển này mình thấy cũng ổn. 

Cũng vì vậy mà mình được các đàn anh, đàn chị gợi cho bộ Mimikara Oboeru. Bắt cũng bắt đầu học giáo trình này bằng từ vựng và ngữ pháp.

Phải nói lúc ban đầu quả thực sốc toàn tập vì từ vựng nhiều không tưởng các bạn ạ. Nhưng đã đâm lao rồi thì phải theo lao thôi, cũng đang là trình độ N3 mà, chắc chắn phải khó hơn N4 chứ. Động lực để mình duy trì học tập ở giai đoạn này chính là để dễ tìm việc, nâng cao mức lương của mình hơn.

Kiến thức của N3 lớn hơn N4 rất nhiều, cụ thể mình cần phải học:

– 880 từ vựng

– 110 mẫu ngữ pháp

Để có thể học lượng kiến thức trên, mình đã lập kế hoạch như sau:

– Học 20 từ vựng/ngày

– Học 5 mẫu ngữ pháp/ngày

– Ôn tập kiến thức hàng tuần

“Học nhiều như thế thì có nhớ được không?”

Nhiều bạn bào mình học nhanh thế có nhớ được không. Nói thật là mình không nhớ hết 100% kiến thức đâu.

Bí quyết nhớ của mình là học xong không phải là xong, mà trước khi đi ngủ, khi đi vệ sinh phải nhớ lại hôm nay mình đã học gì, nhớ lại ví dụ với ngữ pháp và từ vựng đó.

Giáo trình Mimikara Oboeru có ưu điểm rất hay là có file nghe. Thế là mình hầu như ngày nào cũng phải mở khoảng 1 tiếng vừa làm việc nhà vừa nghe ở nhà. Đảm bảo hiệu quả ghi cực tốt luôn các bạn ạ. Hơn nữa mình phải thức đêm học khá vất vả.

Nhưng như đầu bài mình có nói đó, đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió mà.

Được đà kinh nghiệm học từ N3, mình tiếp tục đi theo bộ giáo trình Mimikara Oboeru để chuẩn bị cho trình độ N2.

Trong lần này mình quyết tâm phải thi N2 vì muốn biết khả năng của bản thân đến đâu, tránh bị tự mãn như ếch ngồi đáy giếng.

Ngoài bộ Mimikara Oboeru, mình còn theo học cả bộ Shinkanzen Master nhưng chỉ tập trung vào phần nghe hiểu thôi.

Do kiến thức N2 khó hơn nên mình mất tận 4 tháng để học kiến thức nền của 2 bộ sách, sau đó là 1 tháng để ôn tập và luyện thêm nghe hiểu.

Lộ trình 4 tháng học kiến thức nền N2 qua giáo trình từ vựng Mimikara Oboeru

– Học tổng cộng 1160 từ vựng, chia theo lộ trình học 20 từ vựng/ngày và ôn tập hàng tuần.

– Học tổng cộng 110 mẫu ngữ pháp, chia theo lộ trình học 3 mẫu/ngày.

Thực sự là từ vựng của N2 kinh khủng hơn N3 rất nhiều nên mình phải dành nhiều thời gian để học phần kiến thức này hơn. Trong thời gian này, mình vẫn luyện nghe theo file ghi âm của Mimikara Oboeru hàng ngày và luyện nói theo.

Kết quả là sau 4 tháng mình đã hoàn thành xong kiến thức nền cho trình độ N2.

Mình đã làm gì trong 1 tháng trước khi bước vào phòng thi?

Vào 1 tháng rưỡi trước lúc thi, mình quyết định dành thời gian để giải đề. Mình làm các quyển đề có trên mạng, có đề thi các năm, có bộ sách ドリル&ドリル, có sách Shin 500 câu hỏi…

Mỗi ngày ít nhất mình giải 1 đề và 25 câu hỏi trong sách Shinkanzen Master. Gợi ý cho các bạn một bí quyết để nhớ lâu đấy là mình làm hết sách, sau đó mình sẽ đảo làm lại 1 lần nữa. Do đó, các bạn đừng viết vào sách nhé. Lần 1 làm ra nháp đã. Làm đi làm lại thì mình sẽ được nhớ 2 lần dẫn đến nhớ lâu hơn. 

Sau cùng mình vẫn đỗ và giành được chứng chỉ N2. Mặc dù điểm không thật sự cao nhưng đấy là cả một chặng đường thức đêm, một chặng đường vừa đi vừa nghe từ vựng ngữ pháp, một chặng đường vừa đánh răng vừa bật file nghe để nghe

Ngoài ra, trong suốt 1 năm học từ sơ cấp lên N2, mình cũng dùng một số ứng dụng trên điện thoại để có thể “hít thở” cùng tiếng Nhật mỗi ngày. Để mình giới thiệu cho các bạn 3 ứng dụng mà mình đã dùng nhé.

Học từ vựng bằng ứng dụng Memrise

Ứng dụng này giúp người dùng ôn luyện từ vựng mỗi ngày với nhiều học phần từ N5 cho tới tận N1. Bản thân mình dùng đặt chế độ học 15 phút mỗi ngày để ôn luyện lại từ vựng đã học trong giáo trình Mimikara Oboeru.

Điểm đặc biệt của ứng dụng này là nó nhắc nhở bạn ôn lại các từ vựng đã học qua từ lâu, kèm theo đó cả hệ thống tính điểm và xếp hạng cùng các bạn học khác giúp tạo động lực cho quá trình học.

Bạn có thể tải ứng dụng Memrise tại đây:

Android: shorturl.at/csuwV

iOS: shorturl.at/sADG4

Luyện đọc hiểu và nghe hiểu qua TODAI

Ngoài các bài đọc hiểu và nghe hiểu trong giáo trình Shinkanzen Master ra, mình cũng luyện các kỹ năng này bằng việc đọc và nghe tin tức bằng tiếng Nhật. Không cách học nào hiệu quả bằng việc thực hành đúng không?

Mình thường dùng ứng dụng TODAI để cập nhật tin tức tiếng Nhật vì ứng dụng này có rất nhiều cái tiện. Thứ nhất là nó có cả phân loại từ vựng theo từng cấp độ JLPT giúp người học đọc hiểu dễ hơn. Thứ hai là TODAI có cả giải thích ngữ pháp xuất hiện trong bản tin giúp bạn vừa dễ hiểu vừa dễ ôn lại kiến thức đã học.

Bạn có thể tải ứng dụng TODAI tại đây:

Android: shorturl.at/quyH1

iOS: shorturl.at/bekxH

Nhìn lại, trong quá trình tự học có nhiều lúc mình cũng bị nản chí lắm lắm. Bởi vì tự học sẽ khó ở phần tự tra từ, tra ngữ pháp. Nhiều lúc khó hiểu, thậm chí không dịch được mình sẽ tìm đến các senpai để hỏi.

Có lẽ cuộc sống ở Nhật đòi hỏi mình phải có tiếng Nhật nên động lực học của mình cao hơn. Nhưng mình nghĩ bí quyết chính là ở việc học cách lập kế hoạch học và thực thi nó. Cái này mình nghĩ cho dù học trung tâm hay tự học đều làm được.

Đối với mình tự học hay đi học trung tâm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng như sau: 

– Tự học: Ưu điểm là học được cách tự quản lý sắp xếp thời gian, tự chọn giáo trình mình thích, nói chung là tự mình hết. Nhược điểm là cần thời gian thử nghiệm sách, cần thời gian lên kế hoạch, cần có quyết tâm và động lực cực kỳ cao. 

– Học ở trung tâm: Ưu điểm là không mất thời gian chọn giáo trình, không mất thời gian lập kế hoạch, không mất thời gian tra từ tra ngữ pháp, lại còn có người định hướng, có người khích lệ tăng động lực. Thậm chí còn được giới thiệu việc làm như Riki nữa. 

Mình muốn nhắn nhủ đến các bạn học tiếng Nhật rằng: Cuộc đời có nhiều đích đến, học cũng là một trong những đích đến đó. Hãy đặt mục tiêu và tận dụng thời gian, thành công sẽ đến nhanh hơn bạn nghĩ. Vì tốt luôn có thể tốt hơn, nỗ lực luôn có thể nỗ lực hơn.

Đừng quên truy cập Thư viện tiếng Nhật để được ôn luyện JLPT cùng hàng trăm bài giảng video và hàng chục cuốn ebook hữu ích và thú vị nhé!

  • Hệ thống 125 video phân cấp cụ thể theo mọi cấp độ, từ bảng chữ cái sơ cấp N5 tới cao cấp N1.
  • Kho tài liệu với gần 50 cuốn ebook được thiết kế bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm tới từ Riki Nihongo.
  • Nội dung chuyên sâu đặc biệt về từ vựng, chữ hán, ngữ pháp phục vụ kì thi JLPT.
  • Hình thức học qua video vui nhộn, dễ học, dễ nhớ phù hợp để tự luyện Kaiwa tại nhà.

Riki Nihongo

Video liên quan

Chủ Đề