Chủ sở hữu bản quyền có quyền tạo bản ghi âm không và tại sao

Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Tôi có đọc và tìm hiểu về Luật Sở hữu trí tuệ và được biết tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có quyền công bố tác phẩm. Tôi thắc mắc là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền phân phối đến công chúng bản ghi âm, ghi hình đó hay không? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.

Xin chân thành cảm ơn!

Phim điện ảnh “tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được xếp vào loại hình nào?
Quyền sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn là gì?
Phần mềm máy tính có được bảo vệ bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ?

Trả lời:

Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
  • Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền phân phối đến công chúng bản ghi âm, ghi hình đó?

Theo đó, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền công bố bản ghi âm, ghi hình tới công chúng. Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố bản ghi âm, ghi hình là việc phát hành các bản ghi âm, ghi hình đó đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Họ được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng [xem thêm tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ].

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ tư vấn đăng ký quyền tác giả hay có thắc mắc thêm cần giải đáp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:

PHAN LAW VIETNAM

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888

Email:


Bản ghi âm, ghi hình là đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả cho chủ thể quyền là nhà sản xuất các bản ghi này. Theo đó, khi những bản ghi âm, ghi hình đã được công bố thì quyền sử dụng đối với các bản ghi này là một trong những ngoại lệ quyền của nhà sản xuất được pháp luật ghi nhận tại Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ. 

Xem thêm:
>> Quyền của người biểu diễn được bảo hộ bao lâu?
>> Khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình được quy định như thế nào?
>> Bản ghi âm, ghi hình sản xuất bởi cá nhân quốc tịch nước ngoài có được bảo hộ?

Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc sử dụng trực tiếp của tổ chức, cá nhân được hiểu là việc tổ chức phát sóng dùng chính bản ghi âm, ghi hình đó để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, môi trường kỹ thuật số.

Việc sử dụng gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào được hiểu là việc tiếp sóng, phát lại chương trình đã phát sóng; chuyển chương trình trong môi trường kỹ thuật số lên sóng.

Quyền sử dụng bản ghi âm ghi hình đã được công bố

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Việc Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại được hiểu là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng.

Cần lưu ý rằng, các tổ chức, cá nhân sử dụng quyền sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố mà không cần phải xin phép nhưng phải trả tiền không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ bảo hộ quyền liên quan đối với  những bản ghi âm, ghi hình thuộc sở hữu của mình, có thể liên hệ ngay với Phan Law để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:

PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email:
Liên hệ Văn phòng Luật Sư


Bảo hộ quyền tác giả cũng có nghĩa là việc tác phẩm thuộc sở hữu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ. Hay nói cách khác bạn chính là chủ sở hữu tác phẩm đó và bạn hoàn toàn có quyền được chuyển nhượng nó hợp pháp.
Do đó, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề quan trọng là chủ sở hữu và chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan.

Chủ sở hữu quyền tác giả: là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật.
Hiện nay, chủ sở hữu quyền tác giả được phân chia như sau:

Thứ nhất: chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: trong trường hợp này, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp này người sáng tạo ra tác phẩm đồng thời là người đầu tư thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác quyết định việc hình thành tác phẩm, như việc nhà văn viết tiểu thuyết, nhạc sĩ viết nhạc.

Thứ hai: chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả, trong trường hợp này thay hai hoặc nhiều người cùng đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ, tiền bạc để cùng sáng tạo ra tác phẩm. Do đó, các đồng tác giả đồng thời là đồng sở hữu đối với tác phẩm.

Thứ ba: chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả. Dạng này bao gồm việc sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ do tổ chức quản lí nhân sự giao, như nhân viên được giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm. 

Thứ tư: chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: di sản của người chết để lại, trong đó có di sản là tài sản trí tuệ.

Thứ năm: chủ sở hữu quyền tác giả là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả: dạng này bao gồm các trường hợp của chủ sở hữu quyền tác giả chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo cam kết tại hợp đồng. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là chủ sở hữu.

Thứ sáu: chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước, dạng này bao gồm các trường hợp, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ nhưng chủ sở hữu quyền đã chết và không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản hoặc trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền tác giả cho Nhà nước.

2. Chủ sở hữu quyền liên quan tới quyền tác giả

Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

3. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền tác giả và quyền liên quan.

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
  • Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
  • Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
  • Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
  •  Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
  • Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
  • Định hình chương trình phát sóng của mình;
  • Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu;
Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

- Đối với các quyền nhân thân như: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả hoặc được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn; bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn là những quyền không được chuyển nhượng.

V.L.C là một tổ chức hoạt động chuyên sâu tư vấn trong lĩnh vực tư vấn Sở hữu trí tuệ, tư vấn Pháp luật và tư vấn Đầu tư, sẽ tư vấn các giải pháp tối ưu và đại diện cho các chủ sở hữu xin bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan một cách nhanh chóng và hợp pháp.
V.L.C giới thiệu đến Quý khách hàng những công việc mà V.L.C tư vấn cho khách hàng như sau:

- Tư vấn điều kiện chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
- Tư vấn về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Tư vấn đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Tư vấn giải quyết những tranh chấp trong quá trình chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý để chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng
- Soạn thảo hợp đồng quyền tác giả, quyền liên quan
- Rà soát tính pháp lý của hợp đồng quyền tác giả, quyền liên quan
- Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Trao đổi với thẩm định viên về hồ sơ và theo dõi cập nhật tình hình xử lý hồ sơ tới khách hàng
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác

Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, các chuyên gia của V.L.C sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

V.L.C - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu!
Đến với
V.L.C Quý khách không đi lại, không đợi chờ được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Video liên quan

Chủ Đề