Trong đoạn trích tác giả đã nhận định như thế nào về tập thơ thơ của Xuân Diệu

BÀI LÀM

Xuân Diệu là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Theo nhà phê bình văn học Hoài Thanh, “Xuân Diệu là nhà Thờ mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Bài thơ Vội vàng, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi sĩ trước Cách mạng tháng Tám, rút từ tập Thơ thơ, là một minh chứng hùng hồn cho nhận định đó.

Vội vàng là khúc tư bạch, là lời giãi bày chân thành và thiết tha của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, say đắm về triết lí sống gấp, sống vội để tận hưởng một cách trọn vẹn những tinh túy của mùa xuân và cuộc đời.

Bài thơ “mới” trước hết trong cái nhìn, trong quan niệm của thi nhân về cái đẹp của cuộc đời. Xưa nay mọi người vẫn thường mơ ước vươn tới những cõi bồng lai tiên cảnh, những chốn ảo mộng, hư huyền, những vẻ đẹp không có trên trần thế. Trong các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, Thế Lữ là một ví dụ điển hình. Nhưng Xuân Diệu mang một quan điểm hoàn toàn khác. Ông mời gọi, ru bước chân người đọc vào ,một “thiên đường trần thế”, gần gũi như cỏ cây mà đẹp lạ lùng tựa khu vườn địa đàng. Bằng con mắt “tươi non” và “biếc rờn” của người nghệ sĩ mang trái tim nhạy cảm và tinh tế, Xuân Diệu khám phá và trân trọng từng chút gì nhỏ bé nhất, bình thường nhất của tạo hóa, bởi tất thảy chúng đều hiến dâng những tuyệt diệu cho đời:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;

Không gian mùa xuân hiện lên trong trẻo, trinh tươi, căng mọng sức sống. Cảnh vật thân quen: có ong bướm trong “tuần tháng mật”, có “hoa của đồng nội xanh rì”, có “lá của cành tơ phơ phất” mang “cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. Có lẽ, với Xuân Diệu, cuộc đời bao giờ cũng mới mẻ, thiên nhiên mùa xuân lúc nào cũng tươi non mượt mà. “Thiên đường trần thế” của ông chẳng khác nào một bàn tiệc thịnh soạn với đầy đủ những thức ăn tinh thần quyến rũ, một khu vườn tình nơi “yên anh” cất cao khúc nhạc tình si. Mùa xuân như vị thần hào hiệp mỗi sớm gõ cửa từng nhà ban phát niềm vui. Mùa xuân chính là mùa của niềm vui, hi vọng, mùa của hẹn hò, của những khát khao yêu đương cháy bỏng. Hóa ra chẳng cần đi đâu xa tìm hoa thơm trái lạ, bởi ở ngay quanh ta đã có một thiên đường. Xuân Diệu đã gieo vào lòng người một lẽ sống đẹp đến thế!.

Thơ Xuân Diệu còn mang nét mới trong cách nhìn về mối tương quan vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thiên nhiên:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

“Tháng giêng” - tháng của mùa xuân, mà cũng có thể là những tháng năm tuổi trẻ. được so sánh với “cặp môi gần” - làn môi của người thiếu nữ ta yêu - một so sánh thật táo bạo! “Tháng giêng” không còn là khái niệm thời gian chung chung mà cụ thể, hữu hình. “Tháng giêng” ngon lành, mời mọc, hấp dẫn đáng yêu khi được ướp trong hương tình. Mà với Xuân Diệu, con người không ngừng khao khát yêu và được yêu, thì mùa xuân, tuổi trẻ chính là những gì quý giá nhất. Điều đáng nói ở đây là trong khi các nhà thơ xưa chọn thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người, như cụ Nguyễn Du tả vẻ đẹp nàng Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”, của Thúy Vân là “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” thì Xuân Diệu làm điều ngược lại. Với ông, con người mới là chuẩn mực cho mọi so sánh. Thiên nhiên đẹp hơn, “sống” hơn, đáng yêu hơn khi được so sánh với con người. Quả là một quan niệm rất mới. Nhưng có lẽ, cái “mới” nhất của Xuân Diệu trong áng thơ này, chính là quan điểm sống của ông, một cách sống luôn quấn quýt, hối hả, vội vàng:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mất xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lẽ thường tình, con người ta chỉ nhớ tiếc mùa xuân khi xuân đã trôi qua, chỉ nhớ tiếc kỉ niệm khi kỉ niệm chỉ còn là quá khứ. Nhưng Xuân Diệu, ông “không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Với thi nhân, xuân đương tới nghĩa là sắp đến lúc phải giã biệt mùa xuân. Những cái khoảnh khắc đương "xuân thì" rồi sẽ già nua, tàn lìa. Xuân Diệu không ngừng bị ám ảnh về bước đi gấp gáp của thời gian:

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

Khao khát sống của con người là vô biên, nhưng đời người là hữu hạn. Mùa xuân của đất trời ra đi, rồi sẽ trở lại theo cái vòng tuần hoàn vĩnh cửu của nó. Nhưng mùa xuân của đời người chỉ đến một lần duy nhất trước khi ta trở về với cát bụi. Vì thế, Xuân Diệu mới “bâng khuâng” tiếc cả đất trời. Mùa xuân tươi đẹp là mùa xuân vĩnh hằng, tràn trề nhựa sống như món quà thượng đế ban cho con người. Nhưng có nghĩa lí gì khi con người chẳng còn mãi để thưởng thức mùa xuân. Và từ “tiếc”, Xuân Diệu bày tỏ một ước muốn, một “khát khao” thật Xuân Diệu, thật mới:

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Cái ước muốn táo bạo được chế ngự thiên nhiên, vô hiệu hóa bánh xe thời gian để lưu giữ mãi những hương sắc của cuộc đời, của mùa xuân được thi nhân giãi bày thật ý vị. Xuân Diệu khao khát có trong tay mình một năng lực siêu nhiên để được ở mãi cùng “mùa xuân” bởi với ông, tuổi trẻ qua đi thì cuộc đời cũng chẳng còn ý nghĩa nữa. Tuổi trẻ là độ sung mãn nhất của một đời người, khi ta được sống trọn vẹn những đam mê rạo rực, những yêu đương cháy bỏng.

Đời người là hữu hạn, tuổi trẻ rồi cũng sẽ qua, vậy làm sao tận hưởng trọn vẹn mùa xuân - “thiên đường nơi trần thế"? Chỉ có thể vĩnh hằng hóa cái hữu hạn về lượng bằng cái vô hạn về chất. Nghĩa là biết quý trọng từng phút, từng giây, sống chân thành, say đắm hết mình. Xuân Diệu giục giã chính mình và những người đang ở vào quãng đẹp nhất của cuộc đời:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ cũng từng nhắc nhở chúng ta phải biết sống một cuộc đời ý nghĩa, sống cống hiến để tuổi trẻ trôi đi không hoài phí “Ta làm con chim hót - Ta làm một nhành hoa”. Nhưng Xuân Diệu, với Vội vàng, đã giục giã, thức tỉnh ta bằng những vần thơ cuồng nhiệt hơn, hối hả và mãnh liệt hơn:

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!

Ta như lắng nghe được nhịp tim gấp gáp, hối hả, tràn trề nhiệt huyết của chàng trai đang độ mười tám, đôi mươi. Lời thơ như những con sóng bạc đầu trên biển cả, từng đợt sóng tình cảm cứ dâng lên hết lớp này đến lớp khác. Câu chữ cứ chen chúc, xô đẩy nhau như sợ không theo kịp mạch cảm xúc dạt dào. Điệp từ “ta muốn” lặp lại bốn lần khẳng định một khao khát dữ dội, mãnh liệt. Dường như trong một khoảnh khắc, thi nhân muốn bật tung cánh cửa tâm hồn mình để ôm, để thâu trọn tất cả tinh túy của cuộc đời của mùa xuân vào trong. Hàng loạt những động từ mạnh được sử dụng với cấp độ tăng tiến: “ôm” -"riết“ - “say” - “thâu” bày tỏ sự gấp gáp, cuống quýt, hối hả, vội vàng của tác giả để nắm lấy, chiếm giữ, hưởng thụ ở mức độ cao nhất những cái đẹp của thiên đường trần thế”. “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”'- cuộc đời rộng mở quá, phong phú quá, làm sao tận hưởng cho trọn những tuyệt diệu xung quanh mình? Chỉ có cách là sống hết mình, sống cuồng nhiệt, đắm say “Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng. Cho no nê thanh sắc của thời tươi”.

“Chếch choáng“, “đã đầy”, “no nê” đều là những động từ diễn tả một trạng thái say mê, ứ tràn, thuê thoa. Xuân Diệu khát khao được “thâu” trọn vũ trụ tươi đẹp vào tâm hồn để được nhập hòa làm một. Khát khao cháy bỏng, tha thiết làm rung động lòng người! Xuân Diệu không chấp nhận một cách sống mờ mờ nhân ảnh, uể oải, rệu rạo. sống là phải dốc trọn nhiệt tâm của mình, sống cho trọn chữ “sống”, sống làm sao để thâu hết ý nghĩa của cuộc đời khi tuổi trẻ đã đi qua.

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!

Một tiếng thốt lên tha thiết, mới mẻ chưa từng có trong văn chương! Nơi đây, lòng yêu đời, niềm khát khao sống thăng hoa hơn bao giờ hết. Cuộc đời trở thành một trái đời đỏ hồng, căng mọng, hấp dẫn mà Xuân Diệu khao khát được “cắn” để tận hưởng cho trọn những giọt lành của nó.

Với bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu khẳng định thêm nhận định của Hoài Thanh về mình. Những lời thơ rống riết, giục giã như hồi chuông thức tỉnh lòng ta. Cuộc đời tươi đẹp và đáng quý biết bao! Hãy sống gấp, sống vội vã để tận hưởng hết những giá trị của cuộc đời, đi trọn những đam mê của tuổi trẻ.

Vội vàng – Xuân Diệu – Phân tích Vội vàng để thấy quan niệm sống của Xuân Diệu. Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người.

 Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm Xuân Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như vẫn còn ở lại. Cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non trẻ của các thế hệ học sinh lại rung lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi gắm với đời trong bài thơ Vội vàng, gắn với niềm khát khao giao cảm với đất trời, con người tràn mê đắm của thi nhân, trong mùa xuân diệu kì!

Làm thơ xuân vốn là một truyền thống của thi ca Việt Nam, bao nét xuân đi vào thi ca đều mang một dấu ấn cảm xúc riêng. Đặc biệt, trong thơ lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, mùa xuân còn gắn với cái tôi cá nhân cá thể giàu cảm xúc của các nhà thơ mới. Có thể kể đến một Hàn Mặc Tử với “khách xa gặp lúc mùa xuân chín…”, một Nguyễn Bính với “mùaxuân là cả một mùa xanh…”. Nhưng có lẽ Xuân Diệu chính là người đã đem vào trong cảm xúc mùa xuân tất cả cái rạo rực đắm say của tình yêu. Vội vàng là lời tâm tình với mùa xuân của trái tim thơ tuổi hai mươi căng nhựa sống.
Bài thơ mở đầu bằng những ước muốn thật kì lạ:

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Con người ở giữa không gian của “nắng” và “hương” này thật lạ! Anh ta có những ước muốn và đòi hỏi thật vô lí, muốn vượt ra khỏi qui luật bình thường của tạo hoá. Nhưng qui luật thời gian vẫn lạnh lùng nghiệt ngã, nắng vẫn chầm chậm trôi về cuối ngày, gió vẫn lang thang hoài không nghỉ, báo hiệu cho tàn phai và phôi pha sắp sửa bắt đầu. Xuất phát từ điểm nhìn của một cái tôi chủ quan, chẳng qua Xuân Diệu chỉ muốn diễn giải đầy đủ hơn sự có lí của tâm hồn: giữ trọn vẹn hơn những vẻ đẹp cuộc đời, hưởng thụ tận cùng màu sắc và hương vị của sự sống.
Điều nhà thơ “muốn” trong một không gian ngập đầy nắng gió đã nói lên ý thức về thời gian trong tâm tưởng con người: nỗi lo sợ trước viễn cảnh chia li, như có lần Xuân Diệu đã từng chứng kiến:

Đương lúc hoàng hôn xuốngLà giờ viễn khách điNước đượm màu li biệtTrời vương hương biệt li

[Viễn khách]

Ý niệm về thời gian ấy còn là nỗi lo sợ cho tương lai “Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn” nên trái tim “giục giã” nhà thơ bày tỏ nỗi niềm tha thiết với mùa xuân.
Mùa xuân đến, trong sự mong đợi của nhà thơ, cùng với hương và sắc, làm bừng lên sức sống của không gian:

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa

Chưa bao giờ, trong thi ca Việt Nam, mùa xuân lại hiện ra xôn xao như thế. Xuân không còn là bóng dáng mà đã hiện hình cụ thể đến từng chi tiết: vẻ đẹp ngọt ngào trong “tuần tháng mật” “của ong bướm”, rực rỡ trong “hoa của đồng nội xanh rì”, mơn mởn trong “lá của cành tơ phơ phất”, mê đắm trong “khúc tình si” “của yến anh” và ngây ngất niềm vui “gõ cửa” cho mọi tâm hồn bừng lên “ánh sáng”! Sức sống của mùa xuân làm vạn vật có linh hồn, quấn quít giao cảm đến độ cuồng nhiệt. Bằng những tiếng “này đây” vồ vập, linh hoạt giữa những hàng thơ, tạo nên điệp khúc, Xuân Diệu háo hức như muốn sờ tận tay, chạm mặt mùa xuân. Bước chuyển của mùa xuân nhờ vậy cũng rõ rệt hơn, bay lên cùng cái náo nức rộn rã, mê mải trong lòng tác giả, nồng nàn và tinh tế.

Tuyệt đỉnh của mê say là một niềm hạnh phúc:
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần

Mùa xuân không còn riêng của đất trời vạn vật mà đã hoà vào hồn người. Mùa xuân đến với con người như một người yêu, góp hết sự sống của muôn loài lên “cặp môi gần” hiến dâng, đầy ham muốn của con người. Qua cách cảm của Xuân Diệu, cuối cùng cái đích của sự sống vẫn là con người, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp cuộc sống vẫn là con người với tất cả khát khao về hạnh phúc. Hạnh phúc cùng mùa xuân, tận hưởng vị “ngon” của cả một không gian xuân, nhà thơ đã biểu lộ cảm xúc cực điểm của sự sung sướng. Niềm hạnh phúc trần thế ấy đồng nghĩa với sự sống!
Mùa xuân đem đến cho chàng trai Xuân Diệu một niềm ham sống và men say của tình yêu. Nhưng nhịp hoan ca bỗng khựng lại giữa chừng trong một câu thơ tách ra hai thái cực:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Nhà thơ cắt nghĩa cái vội vàng ấy bằng những dự cảm của tâm hồn. Trước một niềm khoái lạc vô biên khiến con người như bồng bềnh chao đảo trong cảm giác ngất ngây, linh cảm về một cuộc chia li đã hiện hình rõ nét:

Xuân đang tới nghĩa là xuân đang quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Quảng cáo

Những cái “nghĩa là” ấy gắn liền với triết lí về sự sống đã có tự ngàn xưa, không phải là một ý` niệm mới mẻ. Cách Xuân Diệu một ngàn năm, trong thế giớ i của thơ Đường, ta đã gặp nỗi lòng của một Trần Tử Ngang trước vũ trụ bao la:

Ai người trước đã quaAi người sau chưa lạiNgẫm trời đất thật vô cùngRiêng lòng đau mà lệ chảy

[Bản dịch Đăng U Châu đài ca]

Suy tư ấy có liên quan đến thân phận con người: cái hữu hạn của đời người – cái vô hạn của đất trời. Với Xuân Diệu, khi mùa xuân đồng nghĩa với tuổi trẻ, sự sống, tình yêu, gắn bó với cái tôi yêu đời của nhà thơ, thì chia li đồng nghĩa với cái chết.
Trong khi đồng nhất hoá mùa xuân với con người, Xuân Diệu đã sống đến tận cùng cảm giác, yêu đến tận cùng mê say và gửi cả vào mùa xuân khát vọng của một tâm hồn muốn vươn tới cõi vô biên. Nhưng khi ý thức về thời gian đi liền với tàn phai và hủy diệt, nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bi kịch của con người phải chịu sự chi phối của qui luật khách quan. Đó cũng là nỗi niềm chung của con người khi chôn vùi tuổi trẻ trong một cuộc sống đã mất ý nghĩa. “Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại – Mảnh tình san sẻ tí con con”, Hồ Xuân Hương đã chẳng từng than thở đó sao? Điều đặc biệt là Xuân Diệu không thu gọn cảm xúc trong nỗi niềm ngao ngán cho riêng bản thân. Thi nhân đã dành hẳn một niềm “bâng khuân”, “tiếc cả đất trời” để làm nên một cuộc chia li bi tráng với mùa xuân:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôiKhắp sông núi đều than thầm tiễn biệtCơn gió xinh thì thào trong lá biếcPhải chăng hờn vì nỗi phải bay điChim vội vàng bỗng đứt tiếng reo thiPhải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa?

Những cuộc chia li nổi tiếng trong lịch sử văn chương cổ kim có lẽ cũng chỉ bùi ngùi đến vậy. Nước sông Dịch lạnh theo nỗi niềm thái tử Đan đưa tiễn Kinh Kha sang sông hành thích bạo chúa, người chinh phụ đưa chồng ra chiến trận “nhủ rồi nhủ lại cầm tay- bước đi một bước giây giây lại dừng” [Chinh phụ ngâm], tất cả đều cảm động lưu luyến nhưng đó là cảnh chia li giữa người với người. Tản Đà mượn lời “thề non nước”, “tống biệt”, “cảm thu, tiễn thu” cũng chỉ là mượn cảnh nói người, cảm xúc man mác lặng lẽ. Còn Xuân Diệu đã diễn tả đầy đủ đến từng chi tiết cụ thể không khí của cuộc chia li, từ thời gian “tháng năm”, không gian “sông núi than” đến “cơn gió xinh hờn tủi”, chim “đứt tiếng”… Cảm quan lãng mạn cùng hoà với suy tư về bản thân đã khắc hoạ độc đáo cảm giác tinh tế của nhà thơ. Khung cảnh “rớm vị chia phôi” như san sẻ nỗi niềm của thi nhân, bật thành tiếng than não nuột “chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa”, tiếc thương cho vẻ đẹp mùa xuân, tuổi trẻ, sự sống một đi không trở lại.
Từ cảnh “trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” này. trước nỗi lo âu, linh cảm về sự tàn phai cùng dòng chảy thời gian, có một giao điểm hội tụ tình cảm và lí trí củanhà thơ, trở thành một niềm thôi thúc cháy bỏng:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Đó là lời kêu gọi của tình yêu, của đam mê và khát khao vượt ra thực tại đáng buồn để tìm đến mùa xuân. Chính vào lúc tưởng như rợn ngợp trong sự hoang mang, nhà thơ đã vượt lên để thể hiện rõ chất Người cao đẹp – tìm về ý nghĩa của sự sống.
Không quay về quá khứ để hoài niệm, không tìm kiếm một ngày mai vô vọng, con người ở đây sống cùng thực tại mãnh liệt, dường như cùng với các động tác vội vàng cuống quít kia là sự cuồng nhiệt với đời:

Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước và mây và cỏ rạngCho chếnh choáng mùi hương cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi

– Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Tưởng chừng những cái “ta muốn” là sự lặp lại cảm xúc đầu bài thơ. Nhưng đi liền với các cảm giác và hành động ôm, riết, say, thâu, hôn, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn, cảm xúc đã phát triển đầy đủ, trẻ trung trong trạng thái ngây ngất. Từ thái độ ban đầu còn có chút e dè đến thái độ vồ vập vội vàng, có chút tham lam là cả một sự chuyển hướng của suy tư. Xuân Diệu không chờ đợi mà muốn chiếm lĩnh sự sống, thâu vào đầy đủ vẻ đẹp cuộc sống, sống thành thật với chính mình, sống hết mình.
Thái độ sống ấy đã được nhà thơ tuân thủ suốt cuộc đời mình và ông đã tìm ra ý nghĩa của sự sống trước ranh giới của mất mát, tàn phai và cái chết, chiến thắng nỗi sợ hãi hư vô. Khát khao được sống, được yêu, được giao cảm cùng vũ trụ và cuộc đời, Xuân Diệu đã chiến thắng thời gian, vẫn vẹn nguyên sức sống dồi dào của tuổi hai mươi:

Trong hơi thở chót dâng trời đấtCũng vẫn si tình đến ngất ngư

[Không đề – 1983]

Bài thơ Vội vàng đã thể hiện tinh tế những giác quan bén nhạy của hồn thơ Xuân Diệu trước mùa xuân, gắn với quan niệm sống của ông về ý nghĩa sự sống đời người. Con Người, với những tính cách và cảm xúc độc đáo hiện diện trong từng câu chữ, mang nét đặc trưng của cảm quan lãng mạn. Bài thơ còn đưa ra một quan niệm sống tích cực: phải biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời. Hiểu một cách đúng đắn quan niệm này có nghĩa là mỗi người cần phải sống hết mình với cuộc sống hôm nay, sôi nổi chân thành và thiết tha với đời. Chính vẻ đẹp của con người sẽ làm nên vẻ đẹp bất tử cho cuộc đời. Lời nhắn nhủ trong Vội vàng cũng là tâm niệm suốt đời của nhà thơ, đã làm ta hiểu hơn về “tấm lòng trần gian” của một người thơ yêu đời mê đắm.

Video liên quan

Chủ Đề