Vì sao đức chúa bị đóng đinh

Năm 33 tuổi, Chúa Giêsu bị kết án tử hình.

Vào thời đó, đóng đinh là cái chết “tệ” nhất. Chỉ có những người phạm tội nặng nhất, mới bị kết án đóng đinh.

Ðối với Chúa Giêsu thì án này còn dễ sợ hơn, vì không như những tử tội bị xử án đóng đinh khác, Chúa Giêsu bị đóng đinh tay và chân vào thánh giá.

Mỗi cái đinh dài từ 6 cho tới 8 inches.

Ðinh được đóng vào cổ tay Chúa. Không phải nơi bàn tay như thường được minh họa. Ở cổ tay, có gân vươn tới vai.

Lính La Mã biết điều đó khi những chiếc đinh được đóng vào cổ tay, gân bị xé ra và đứt, khiến Chúa phải dùng bắp thịt ở lưng để nâng mình dậy, như thế, Ngài mới có thể thở.

Cả hai bàn chân được đóng đinh dính vào nhau. Như thế, Ngài buộc phải chống đỡ mình trên chiếc đinh xuyên qua hai bàn chân và Thánh Giá. Chúa Giêsu không thể chống đỡ với hai chân vì đau đớn, như thế, Ngài buộc phải luân phiên uốn cong lưng và dùng hai chân để tiếp tục thở.

Hãy tưởng tượng đến sự vật lộn, đau đớn, thống khổ, cam đảm của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đã chịu đựng trong hơn 3 tiếng đồng hồ. Phải, trong hơn 3 tiếng đồng hồ! Bạn có thể tưởng tượng được sự đau đớn này không?

Vài phút trước khi chết, Chúa Giêsu bị ngưng chảy máu. Ngài chỉ chảy nước từ những vết thương.

Trong những hình ảnh, chúng ta thường thấy những vết thương trên bàn tay và chân và vết thương ở cạnh sườn do lưỡi đòng…nhưng chúng ta có nhận thức được rằng những vết thương đó thật đã được làm nơi thân thể của Chúa Giêsu không?

Một cái búa đóng những chiếc đinh dài xuyên qua cổ tay, và chiếc đinh lớn xuyên qua hai bàn chân chồng lên nhau và qua miếng gỗ chêm, rồi người lính canh đâm cạnh sườn Ngài với ngọn giáo.

Trước khi bị đóng đinh và bị ngọn giáo đâm, Chúa Giêsu đã bị quất bằng roi và bị đánh. Cú đánh bằng roi khủng khiếp đến nỗi xé thịt từ thân thể Ngài ra. Cú đánh ghê rợn đến nỗi mặt Ngài bị đứt và râu bị xé toạt trên mặt Ngài.

Mão gai đâm vào tận xương sọ của Chúa Giêsu.

Hầu như con người của Chúa Giêsu không thể sống sót được với cuộc tra tấn này!

Chúa Giêsu không còn máu để đổ ra nữa, chỉ có nước tuôn ra ở những vết thương. Cơ thể con người chứa chừng 3,5 lít máu [ít hơn một gallon]. Chúa đã đổ hết 3,5 lít máu.

Ba chiếc đinh quyên qua tứ chi; một mão gai trên đầu, và bên cạnh đó, người lính La Mã đâm ngọn giáo vào ngực. Tất cả những điều này, không kể đến sự nhạo cười Chúa Giêsu đã trải qua khi vác thập giá trên đoạn đường dài 2 cây số, trong lúc đó, đám đông vả vào mặt Ngài và ném đá.

Thập giá nặng cỡ 30 ký, chỉ có thanh ngang.

***

Chúa Giêsu đã chịu đựng tất cả để cho Bạn được tự do đến với Chúa, để tội lỗi của Bạn được tẩy sạch. Tất cả tội lỗi, không trừ tội nào! ...

CHÚA GIÊSU ÐÃ CHẾT CHO BẠN!...

Ðừng nghĩ rằng Ngài chết cho ai khác... Ngài chết cho Bạn! ...

Chúa có chương trình cho Bạn.

Bạn hãy tỏ cho tất cả bạn bè của mình biết kinh nghiệm của Chúa Giêsu để cứu Bạn....

Xin Chúa Giêsu chúc bình an cho Bạn!

Chúa Giêsu là tượng đài tâm linh cho những người theo đạo Thiên chúa giáo. Chúa Giêsu chính là người đã truyền bá đạo Thiên Chúa đến nhiều vùng khác nhau. Người luôn giảng dạy cho dân chúng những điều hay về cách làm người và tình yêu. Vậy tại sao chúa giêsu lại bị đóng đinh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự việc này nhé.

Nguyên nhân dẫn tới cái chết của Chúa Giêsu

Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi tại sao chúa Giêsu bị đóng đinh. 

Nguyên nhân chính trị

Nếu sống ở thời Đức Giêsu, chúng ta có thể nhận thấy nhiều lần Người bị thế lực chính trị để mắt đến. Điều này xảy ra vì mức độ nổi tiếng của Chúa Giêsu quy tụ đám đông và vì những lời giảng của Ngài đụng chạm đến vài chính khách. Vì vậy, họ buộc phải để tâm đến từng cử chỉ của chúa Giêsu.

Hiển nhiên, Đức Giêsu tới thế gian không nhằm làm chính trị. Vì muốn giới thiệu Tin Mừng Nước Trời, Ngài sẵn sàng lên án luật lệ vô lối của người đương thời. Ngài muốn đòi công bằng xã hội, muốn ai ai cũng tôn trọng phẩm giá con người.  Chắc có lẽ, những lý do ấy khiến giới lãnh đạo dân sự phải vào cuộc.

Trong Bài Thương Khó, chúng ta thấy giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã bắt Đức Giêsu. Suốt ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu đã trực tiếp hay gián tiếp công kích tới các lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ. Ngài đến để kiện toàn bộ lề luật và đưa con người về với luật lệ yêu thương. Hơn thế nữa, Đức Giêsu không chỉ phê phán, lên án nhiều lãnh đạo tôn giáo, mà Ngài còn bắt họ phải đổi thay. Chính vì vậy, giữa họ và Đức Giêsu là hai phương trời cách biệt, mỗi lúc một lớn.

Có lẽ, đây dường như là nguyên nhân dễ thấy để dẫn đến cái chết của Đức Giêsu. Trong Biên bản thượng hội đồng Do thái ghi rõ: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” . Ngay sau đó, họ lập tức truy bắt Đức Giêsu. Tuy nhiên, họ không có quyền kết án tử hình bất kỳ ai, vì vậy họ mới dẫn Đức Giêsu đến Philatô để tố cáo tội. Bài Thương Khó đã ghi lại tất cả tình tiết của phiên tòa này. Và cuối cùng, kết quả là giới lãnh đạo tôn giáo đã thành công để loại trừ Đức Giêsu.

Đức Giêsu tự nguyện chịu chết

Vì cứu độ con người, chúa Giêsu đã tự nguyện hiến mạng sống mình. Đó là cách duy nhất Thiên Chúa dành cho con của Người. Vì yêu mến và vâng phục, Đức Giêsu bước vào con đường khổ giá. Ngài cũng mời gọi các môn đệ của mình bước theo sau. Với Chúa Giêsu, chết là mở ra một chân trời vinh quang mới. Nơi đó, với cái chết và sự phục sinh, Đức Giêsu quy tụ dân Do Thái và dân ngoại thành đông đảo những người được cứu độ.  Vì vậy, những ai muốn bước theo chúa Giêsu, muốn phục vụ Ngài, con đường chông gai đó cũng chờ họ phía trước.

Theo International Business Times, cảnh Chúa Jesus phải chịu khổ hình đóng đinh trên cây thánh giá là một trong những hình ảnh quen thuộc của Cơ Đốc giáo. Đóng đinh là một hình phạt nặng thời La Mã. Bị treo trên một giá chữ thập lớn, chúa Giêsu cuối cùng sẽ chết do ngạt thở hoặc kiệt sức. Quá trình tra tấn cực hình này kéo dài và hết sức đau đớn.

Hình phạt này được sử dụng để làm nhục công khai nô lệ hoặc tội nhân mà không giết họ. Hình phạt này dành cho những cá nhân có địa vị thấp hoặc phạm tội chống lại giới cầm quyền. Chúa Jesus phải chịu phạt đóng đinh bởi vì ông thách thức quyền lực tối cao của đế chế La Mã.

Theo Meredith J C Warren

Theo truyền thống Cơ Đốc giáo, tứ chi bị đóng vào giá chữ thập bằng gỗ nhưng không rõ phần đóng đinh là bàn tay hay cổ tay. Tuy nhiên, người La Mã không hay đóng đinh nạn nhân. Mà thay vào đó, đôi khi họ trói phạm nhân bằng dây thừng. Bằng chứng khảo cổ duy nhất chỉ ra hình phạt đóng đinh của phạm nhân là một đoạn xương mắt cá chân từ ngôi mộ của Jehohanan, người đàn ông bị hành quyết vào thế kỷ 1..

Một số sách phúc âm đầu tiên [sách phúc âm Thánh Thomas] không tường thuật chi tiết khổ hình của Chúa Jesus mà tập trung vào quá trình truyền đạo của Ngài. Tuy nhiên, 4 cuốn sách phúc âm chuẩn mực về Thánh Matthew, Mark, Luke, và John đều đề cập tới cái chết của Đức Jesus sau khi chịu phạt đóng đinh.

Không cuốn sách phúc âm nào trong kinh Tân Ước đề cập chi tiết về việc Chúa Jesus bị đóng đinh hay bị trói.  Sách phúc âm thánh John có nói về những vết thương trên cánh tay bị treo lên của Chúa Jesus, từ đó dẫn tới niềm tin rằng cả bàn tay và bàn chân ông đều bị đóng đinh. Sách phúc âm thánh Peter, một cuốn sách xuất hiện từ thế kỷ 1 hoặc 2 không nằm trong kinh Tân Ước, đặc biệt mô tả trong đoạn 21 về những cái đinh được lấy ra khỏi tay chúa Jesus sau khi người chết.  

Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu biết thêm về những nguyên nhân mà Chúa Giêsu mất và biết được tại sao Chúa Giêsu bị đóng đinh.

Video liên quan

Chủ Đề