Chiỉ số đánh giá con người ở trung quốc

Ðó là đánh giá trong Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022 được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố sáng 9/9. Theo báo cáo, Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia.

Với chủ đề "Thời đại bất định, cuộc sống bất an: Xây dựng tương lai trong một thế giới đang chuyển đổi", báo cáo phản ánh nhiều cuộc khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt và nỗ lực chung nhằm giảm thiểu tác động đối với sự phát triển của con người. Báo cáo của UNDP nhận định, Việt Nam thuộc Nhóm Phát triển con người cao từ năm 2019 và đã đạt tiến bộ ổn định trong cả ba khía cạnh của HDI kể từ những năm 1990. Chỉ số Bất bình đẳng giới (GII) của Việt Nam (đo lường sự sụt giảm phát triển con người do bất bình đẳng giữa nam và nữ) tiếp tục được cải thiện vào năm 2021. GII của Việt Nam là 0,296, xếp hạng 71 trong số 170 quốc gia. Tỷ lệ trẻ em gái đi học và phụ nữ tham gia lực lượng lao động tăng...

Phát biểu tại lễ công bố báo cáo, chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP, Giáo sư Jonathan Pincus cho biết, Việt Nam có đủ khả năng để khôi phục đà phát triển vốn sụt giảm do đại dịch. Ông cho rằng, việc triển khai tiêm nhanh chóng và phổ cập vaccine đã giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm áp lực cho các bệnh viện, trạm y tế và trường học. Chính sách linh hoạt và thích ứng của Chính phủ Việt Nam đã giúp các ngành như du lịch và vận tải phục hồi ấn tượng vào năm 2022.

Theo UNDP, biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất với Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào xu hướng tăng trưởng ở phần còn lại của thế giới. UNDP khuyến nghị Việt Nam tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giáo dục-đào tạo và nghiên cứu, để nâng cao khả năng chống chịu của quốc gia và năng lực điều chỉnh nhanh chóng, linh hoạt trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi.

Trong nhóm các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển xã hội, có 2 chỉ tiêu tổng hợp quan trọng bao trùm rất nhiều chỉ tiêu đơn lẻ khác, đó là chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội (SPI), nhưng trong nội dung của cuốn sách này chúng tôi đề xuất chọn chỉ số HDI vì so với chỉ số tiến bộ xã hội thì HDI là tiêu chí dễ hiểu, dễ tính toán, khả năng lượng hóa cao và so sánh được với quốc tế. Tuy trọng tâm phản ánh trình độ phát triển xã hội, nâng cao mức sống vật chất và văn hóa của người dân, nhưng HDI cũng còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung của một quốc gia. Cụ thể là:

Thứ nhất, HDI là chỉ số do UNDP đưa ra và đã được xác định để xếp hạng các nước trên thế giới, công bố kết quả hằng năm. Ở Việt Nam, HDI được xác định là một trong các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội quốc gia. Giá trị và kết quả xếp hạng HDI cho phép mỗi quốc gia nhìn nhận được việc giải quyết các vấn đề xã hội như tuổi thọ, giáo dục, thu nhập đến đâu và cần cải thiện như thế nào trong mối quan hệ với các yếu tố cấu thành khác. HDI được nhiều quốc gia lựa chọn nên thông dụng, dễ tính toán hơn chỉ số tiến bộ xã hội.

Thứ hai, việc lựa chọn HDI vừa phù hợp với quan điểm của Đảng coi con người “vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển", vừa phù hợp với xu thế của thế giới, bảo đảm so sánh quốc tế. Hơn nữa, việc sử dụng HDI còn cho phép tránh thiên hướng đưa vào hệ tiêu chỉ nước công nghiệp theo hướng hiện đại những tiêu chí cụ thể khác như tuổi thọ bình quân, giáo dục - đào tạo hay số bác sĩ/10.000 dân, v.v…

Lựa chọn HDI như là 1 tiêu chí đánh giá kết quả của việc giải quyết các vấn đề xã hội trong hệ tiêu chí của các nước công nghiệp hiện đại đã được nhiều nhà khoa học lựa chọn như Bài Tất Thắng (2013), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2014), Nguyễn Kế Tuấn (2015), Lưu Bích Hổ (2015)... Hầu hết các tác giả đều chọn giá trị chuẩn của HDI là 0,7. Giá trị chuẩn HDI của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại được các nhà nghiên cứu đưa ra dựa trên chuẩn của các nước ở thời điểm hoàn thành công nghiệp hóa và mức chuẩn mà UNDP đưa ra. Sau đây là tổng hợp giá trị của tiêu chí do các tác giải đề xuất.

Tác giả bộ tiêu chí Giá trị của tiêu chí Năm Trương Văn Đoan Top 50 thế giới 2007 Bùi Tất Thắng \> 0,7 2013/2018 Cao Viết Sinh \> 0,7 2014 Nguyễn Hồng Sơn Mức Cao 2014 Lưu Bích Hồ \> 0,7 2015 Nguyễn Kế Tuấn \> 0,7 2015/2017 Các nước OECD \> 0,77 - Các nước thu nhập cao \> 0,8 -

2. Giá trị và dự báo thời gian đạt được tiêu chí

Trước hết, theo UNDP để được coi là nước phát triển, giá trị HDI phải nằm trong khoảng từ 0,701 đến 0,796 và các chỉ số thành phần đều ở mức cao, tuy nhiên, cần lưu ý là ngưỡng phân chia này có xu hướng tăng theo thời gian, bởi các quốc gia luôn không ngừng nỗ lực cải thiện chỉ số này. Theo UNDP (2010, 2013), ngưỡng HDI cao năm 2010 là 0,661 – 0,792, đến năm 2012 là 0,681 – 0,796.

Thứ hai, trong số các nước đã đạt tiêu chuẩn của nước công nghiệp, Hàn Quốc là nước đã lựa chọn mô hình phát triển toàn diện, các điều kiện phát triển của Hàn Quốc khi bắt đầu quá trình xây dựng nước công nghiệp có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Đối chiếu với quá trình phát triển của Hàn Quốc, giá trị HDI của Hàn Quốc năm 1990 là 0,731 điểm; đến năm 1996 năm Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD đánh dấu trở thành nước phát triển, giá trị HDI của nước này đạt giá trị 0,792.

Tính đến năm 2015, giá trị HDI của Việt Nam đạt 0,683 điểm, đứng thứ 115/188 nước về trình độ phát triển con người, được xếp loại nước có trình độ phát triển con người trung bình. Xét về thứ hạng thì HDI của Việt Nam thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á, như Thái Lan (87/188); Malaysia (59/188), Philippines (116/188), Singapore (5/188).

Có thể thấy rằng, việc cải thiện chỉ số phát triển con người là hoàn toàn không dễ. Nghiên cứu sự thay đổi HDI của một số NICs sẽ càng thấy rõ điều này. HDI cao nhất của nước công nghiệp mới, trong nhóm thu nhập cao như Malaysia là trên 0,8 điểm, trong khi Trung Quốc là 0,75 điểm, Indonesia là 0,70 điểm, Philipines là 0,7 điểm và Thái Lan là 0,76 điểm.

Trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2015, HDI của Việt Nam liên tục tăng trong 25 năm, từ 0,477 năm 1990 lên 0,683 năm 2015 và 0,694 năm 2019. Theo đó, tuổi thọ bình quân đầu người đã tăng 5,4 năm trong vòng 25 năm, số năm đi học trung bình tăng 4,1 năm và số năm đi học trung bình kỳ vọng tăng 4,8 năm và thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 278,4%. Từ số liệu của Liên hợp quốc, xin tổng hợp bảng số liệu cụ thể được mô tả trong biểu đồ giúp khái quát những phân tích đánh giá trên đây đảm bảo tính chính xác.

Năm

GNI/người 2011

(USD – PPP)

Tuổi thọ bình quân Số đi học trung bình thực tế Số năm đi học trung bình kỳ vọng HDI 1990 1.410 70,5 3,9 7,8 0,477 1995 2,020 72 4,6 9,3 0,531 2000 2.615 73,3 5,4 10,6 0,576 2005 3.423 74,3 6,4 11,3 0,617 2010 4.314 75,1 7,5 12 0,655 2011 4.513 75,3 7,6 12,2 0,662 2012 4.707 75,5 7,8 12,3 0,668 2013 4.899 75,6 7,9 12,5 0,675 2014 5.098 75,8 7,8 12,6 0,678 2015 5.335 75,9 8,0 12,6 0,683

Tiến bộ về HDI của Việt Nam là không đều qua các năm. Từ năm 1990 đến năm 2000, HDI tăng nhanh với tốc độ 1,92%/năm và sau đó bắt đầu giảm xuống. Giai đoạn 2000–2010, tốc độ tăng HDI trung bình đạt 1,28%/năm, đến giai đoạn 2010-2015 giảm xuống mức 0,99%/năm. Như vậy, tính chung cho cả giai đoạn trong 15 năm, từ năm 2000 đến năm 2015, tốc độ tăng HDI của Việt Nam chỉ đạt 1,15%/năm, thấp hơn so với nhóm nước HDI trung bình (1,23%/năm) và khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (1,28%/năm). Nguyên nhân HDI của Việt Nam thấp là do chỉ số về giáo dục không cai thiện suốt giai đoạn 2010-2013.

Xét về các nhân tố thành phần của HDI cho thấy, giáo dục vẫn là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đóng góp vào HDI, cụ thể: giai đoạn 2000-2015, chỉ số giáo dục đóng góp đến 51,52% trong tăng trưởng của HDI, tiếp đến là chỉ số về thu nhập đóng góp đến 38,74% và tuổi thọ là 9,73%. Như vậy, so với các nước trong khu vực thì xu hướng này của Việt Nam trái ngược với Trung Quốc, chỉ số thu nhập đóng góp cao nhất, đạt 46,37% theo biểu đồ mô phỏng về tỷ lệ đóng góp các yếu tố thành phần trong HDI của Việt Nam và một số nước giai đoạn 2000 -2015.

Quốc gia % đóng góp của giáo dục % đóng góp của thu nhập % đóng góp của tuổi thọ Việt Nam 51,52 38,74 9,73 Trung Quốc 40,97 47,03 12,00 Nhật Bản 60,61 14,09 25,30 Hàn Quốc 31,10 32,70 36,20 Lào 42,07 32,58 25,34 Thái Lan 55,04 25,71 19,25

Dựa trên quan điểm "coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển" và tham khảo xếp hạng HDI hàng năm của UNDP xin xuất giá trị HDI để định vị Việt Nam là nước công nghiệp hiện đại nên nằm trong khoảng 0,8-0,82.

Với giả thiết Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng HDI như trong giai đoạn 2010-2015 và thúc đẩy được tác động lan tỏa của tăng trưởng tới chỉ số phát triển con người, Việt Nam sẽ đạt được chuẩn của nước công nghiệp hiện đại của tiêu chỉ HDI là 0,8 vào khoảng năm 2035.

Như vậy, HDI là tiêu chí thể hiện tính công bằng, dân chủ của xã hội ngay trong nội hàm của các yếu tố cấu thành bao gồm tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và mức thu nhập trung bình. Đây là chỉ số được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn trong bộ chỉ tiêu của mình. HDI còn được UNDP sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát triển, nước kém phát triển và xác định sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống. Hàn Quốc có HDI đạt giá trị là 0,79 - ngưỡng cao nhất của mức cao. Hiện nay, Hàn Quốc, Malaysia và các nước công nghiệp mới, các nước có thu nhập cao đều có HDI đạt giá trị trên 0,8. Do đó, xin đề xuất HDI của Việt Nam trong tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại đạt mức từ 0.8 trở lên, đây là ngưỡng thấp nhất của các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao và tương đương với chỉ số này ở các nước công nghiệp mới. Có thể dự báo, đến năm 2035 Việt Nam sẽ đạt HDI ở mức 0,8 điểm.

3. Phân tích chính sách đối với các giải pháp tăng HDI đạt tối thiểu 0,8 điểm vào năm 2035

Hiện nay HDI của Việt Nam có tỷ lệ đóng góp từ giáo dục là cao nhất (khoảng 51,5%), tiếp đến là đóng góp của thu nhập (khoảng 38%), tỷ lệ đóng góp từ tuổi thọ trung bình là thấp nhất (khoảng 10,5%). Để tăng HDI nhanh, sớm đưa Việt Nam đạt được tiêu chí tiến bộ xã hội trên 0,8 điểm vào năm 2035. Trong thời gian tới, Việt Nam nên tập trung vào cải thiện tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và giáo dục, đây cũng là hai cấu phần quan trọng nhất trong HDI. Những năm qua Việt Nam không cải thiện được HDI nhiều vì yếu tố giáo dục không phát triển. Vì vậy, những giải pháp cần tập trung là:

Một là, hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng khung trình độ quốc gia về giáo dục tương thích với các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm phân luồng trong hệ thống, đặc biệt là phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo.

Hai là, tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục. Chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện bảo đảm chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học - công nghệ và khoa học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học. Nâng cao chất lượng của giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục.

Bên cạnh đó, đổi mới chương trình, tài liệu dạy học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học dựa trên nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, vận dụng có chọn lọc một số chương trình tiên tiến trên thế giới, phát huy vai trò của các trường trọng điểm trong từng khối ngành, nghề đào tạo để thiết kế các chương trình liên thông. Phát triển các chương trình đào tạo đại học theo hai hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng.

Ba là, tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội; bảo đảm nguồn lực tài chính cho một số cơ sở giáo dục Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Bốn là, tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội.

Năm là, phát triển và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân. Kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ Trung ương đến địa phương; vừa củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, vừa phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu; tăng cường đầu tư phát triển y tế công lập đi đôi với việc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển y tế ngoài công lập; phát triển y học hiện đại gắn với y học cổ truyền.

Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối đơn vị nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.

Hoàn thiện mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; phát triển kỹ thuật y học ngang tầm khu vực, đủ khả năng khám và điều trị hầu hết các bệnh có yêu cầu kỹ thuật cao ở tuyến trung ương; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện tuyến tỉnh; sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo địa bàn cụm dân cư; mở rộng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, mạng lưới các bệnh viện chuyên khoa. Xây dựng cơ sở y tế kết hợp quân - dân y, đặc biệt là ở các khu vực biên giới và hải đảo. Củng cố, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới vận chuyển cấp cứu cả trên bộ và trên biển.

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS và an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; phát triển đội ngũ nhân lực và khoa học kỹ thuật y tế.