Các bài thơ trong tập thơ một tiếng đờn năm 2024

Sau Máu và Hoa, ở tuổi ngoài 70 Tố Hữu tiếp tục cho ra mắt tập thơ Một tiếng đờn xuất bản năm 1993 với 72 bài thơ sáng tác trong thời hòa bình vào khoảng hơn mười năm (1978 - 1992). Một tiếng đờn, vẫn Tố Hữu trong tiếng thơ quen thuộc nhằm nhắc nhở con người hướng vào những tình cảm lớn của dân tộc, những mục tiêu cao cả của cách mạng, ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của toàn đất nước.

Trước một hiện thực mới mẻ, đã có một tiếng nói mới, một giọng điệu mới nơi Tố Hữu, đó là những dòng tâm tư, trăn trở từ mạch cảm xúc trong thời hoà bình, vì đời thôi lửa cháy, nên xuất hiện những dòng thơ tươi xanh - mang đậm cảm hứng thế sự. Ðề tài thơ phong phú, đa dạng: ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, con người; công cuộc xây dựng đất nước đầy phức tạp; tình yêu và số phận con người;... Âm hưởng thơ bớt vang xa (hướng ngoại) mà vọng sâu hơn (hướng nội), đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại: "Đêm cuối năm riêng một ngọn đèn". Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ "Từ ấy". Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh:"Mới bảy mươi sao đã gọi là già".

Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946): tập thơ gồm ba phần tương ứng với ba chặng đường thơ trong mười năm hoạt động của Tố Hữu:

Đề bài

Trình bày ngắn gọn nội dung từng tập thơ của Tố Hữu

Lời giải chi tiết

  1. Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946): tập thơ gồm ba phần tương ứng với ba chặng đường thơ trong mười năm hoạt động của Tố Hữu:

- Máu lửa: ca ngợi lý tưởng và kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh.

- Xiềng xích: ghi lại những cuộc đấu tranh gay go của những chiến sĩ Cách mạng trong nhà tù thực dân. Thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên Cách mạng qua thử thách bộc lộ một tâm hồn yêu đời tha thiết.

- Giải phóng: thể hiện niềm vui chiến thắng, ca ngợi Cách mạng thành công.

  1. Tập thơ “Việt Bắc” (1947-1954): là chặng đường thơ của Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tập thơ ca ngợi cuộc kháng chiến, con người kháng chiến, đồng thời phản ánh những gian lao, lòng anh dũng của quân và dân ta. Sự trưởng thành của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi (Cả nước, Lên Tây Bắc, Việt Bắc, Bầm ơi, Lượm…)
  1. Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961): là tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và bộc lộ tình cảm tha thiết với miền Nam, đồng thời thể hiện ý chí thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản với các dân tộc anh em trong niềm vui, Tố Hữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của ông cha (Mùa thu tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Quê mẹ…)
  1. Tập thơ “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977): là hai tập thơ ra đời trong thời kì cả nước chiến đấu kiên cường, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả hai tập thơ khẳng định phẩm chất con người Việt Nam, đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến đấu, Bắc Nam một nhà, non song liền một dải (Tiếng hát sang xuân, Nước non ngàn dặm)
  1. Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999): viết trong thời kì sau chiến thắng 1975 chan chứa niềm vui, biểu lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời, giọng thơ vì thế trầm lắng ,thấm đượm chất suy tư. Điều đáng trân trọng đó là: trước sau Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường Cách mạng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

\>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Các bài thơ của Tố Hữu luôn có sự gắn kết tuyệt vời giữa cách mạng và lãng mạn thi sĩ. Nhiều người nói rằng, chặng đường làm thơ của ông cũng là chặng đường cách mạng của dân tộc.

Được biểu dương như “nhà thơ của cách mạng”, những tác phẩm của ông gắn bó với chiều dài lịch sử, đôi khi mang tính cổ động, có lúc thể hiện sức mạnh tinh thần, đậm tính sử thi.

Tổng hợp những tác phẩm của Tố Hữu

Phong cách thơ của Tố Hữu mang đậm chất trữ tính chính trị, làm thơ phục vụ cách mạng. Đồng thời, các tác phẩm của ông cũng có nét riêng như lời tâm tình, thủ thỉ, gần gũi thân mật. Các tập thơ ông có trong sự nghiệp của mình gồm:

  1. Từ ấy (1937 – 1946), 72 bài thơ
  2. Việt Bắc (1947 – 1954), 26 bài thơ
  3. Gió lộng (1955 – 1961), 25 bài thơ
  4. Ra trận (1962 – 1971), 35 bài thơ
  5. Máu và Hoa (1972 – 1977), 13 bài thơ
  6. Một tiếng đờn (1978 – 1992), 74 bài thơ
  7. Ta với ta (1992 – 1999)
  8. Một khúc ca xuân (thơ, 1977)

Ngoài thơ, Tố Hữu cũng có các tác phẩm tiểu luận, hồi ký được đánh giá cao, bao gồm:

  1. Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
  2. Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)
    Các bài thơ trong tập thơ một tiếng đờn năm 2024
    Thơ của Tố Hữu mang tính cách mạng, lịch sử

Top các bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu

Các tập thơ của Tố Hữu có sự gắn kết giữa chính trị, tính dân tộc & nghệ thuật lãng mạn. Có rất nhiều bài thơ thuộc các tập thơ của ông được đánh giá cao về giá trị văn học, tiêu biểu như:

Việt Bắc

Mình về mình có nhớ ta? Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù? Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…

Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi, ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không? Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng. Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà… Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Ai về ai có nhớ không? Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang. Nắng trưa rực rỡ sao vàng Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công Điều quân chiến dịch thu đông Nông thôn phát động, giao thông mở đường Giữ đê, phòng hạn, thu lương Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…

Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Mười lăm năm ấy, ai quên Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà Mình về mình lại nhớ ta Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

Nước trôi nước có về nguồn Mây đi mây có cùng non trở về? Mình về, ta gửi về quê Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai Nâu này nhuộm áo không phai Cho lòng thêm đậm, cho ai nhớ mình. Trâu về, xanh lại Thái Bình Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.

Nước trôi, lòng suối chẳng trôi Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà. Nứa mai mình gửi quê nhà Nước non đâu cũng là ta với mình. Thái Bình đồng lại tươi xanh Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui…

Mình về thành thị xa xôi Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? Phố đông, còn nhớ bản làng Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? Mình đi, ta hỏi thăm chừng Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?

Đường về, đây đó gần thôi! Hôm nay rời bản về nơi thị thành Nhà cao, chẳng khuất non xanh Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường. Ngày mai về lại thôn hương Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về. Ngày mai rộn rã sơn khê Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng. Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng Phố phường như nấm như măng giữa trời. Mái trường ngói mới đỏ tươi Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh. Ai về mua vại Hương Canh Ai lên mình gửi cho anh với nàng Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông Áo em thêu chỉ biếc hồng Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi Còn non, còn nước, còn trời Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!

Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

Lòng ta ơn Đảng đời đời Ngược xuôi, đôi mặt một lời song song. Ngàn năm xưa, nước non Hồng Còn đây, ơn Đảng nối dòng dài lâu Ngàn năm non nước mai sau Đời đời ơn Đảng càng sâu càng nồng.

Cầm tay nhau hát vui chung Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô.10-1954

Các bài thơ trong tập thơ một tiếng đờn năm 2024
Việt Bắc là một trong những bài thơ xuất sắc của Tố Hữu

Từ ấy

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Tháng 7-1938

Bác ơi

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa… Chiều nay con chạy về thǎm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ơi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm Quanh mặt hồ xanh mây trắng bay…

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ Cho hôm nay và cho mai sau…

Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha Bác nghe từng bước trên tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh Vui mỗi mầm non, trái chín cành Vui tiếng ca chung hòa bốn biển Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu? Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…” Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác – Lênin, thế giới Người hiền Ánh hào quang đỏ thêm sông núi Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

Bài ca xuân 1961

Tôi viết bài thơ xuân Nghìn chín trăm sáu mốt Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt Nắng soi sương giọt long lanh…

Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng? Giã từ năm cũ bâng khuâng Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!

Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy Như buổi đầu hò hẹn, say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về Mà nói vậy: “Trái tim anh đó Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu…” Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!” Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!

Ô tiếng hót vui say con chim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng Xuân ơi xuân, vui tới mông mênh Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh Thơ đã hát, mát trong lời chúc: Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh. Tam Đảo, Ba Vì vui núi xuân xanh…

Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu!

Trải qua một cuộc bể dâu Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình Nổi chìm kiếp sống lênh đênh Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều! Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng…

Ôi tiếng của cha ông thuở trước Xin hát mừng non nước hôm nay: Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng! Việt Nam, dân tộc anh hùng Tay không mà đã thành công nên Người!

Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người, sống để yêu nhau Đảng cho ta trái tim giàu Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!

Đời vui đó, hôm nay mở cửa Như dãy hàng bách hoá của ta Hỡi những người yêu, hãy ghé mua hoa Và đến đó, sắm ít quà lễ cưới: Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh! Ta còn nghèo, phố chật nhà gianh Nhưng cũng đủ vài tranh treo Tết.

Đời vui đó, tiếng ca Đoàn kết Ta nắm tay nhau xây lại đời ta Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà Chuồng lợn, bầy gà, đàn trâu, ao cá Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ!

Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc Rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần Cả không gian như xích lại gần Thời gian cũng quên tuần quên tháng. Đời trẻ lại. Tất cả đều cách mạng! Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng Quê hương ta rộn rã cuộc vui chung Người hợp tác nên lúa dày thêm đó.

Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm. Xuân ơi Xuân, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội Như hôm nay, giữa công trường đỏ bụi Những đoàn xe vận tải nối nhau đi Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì Tên đất nước reo vui bao tiếng gọi…

Nào đi tới! Bác Hồ ta nói Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân Kế hoạch năm năm. Mời những đoàn quân Mời những bàn chân, tiến lên phía trước. Tất cả dưới cờ, hát lên và bước! Đi ta đi! Khai phá rừng hoang Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng? Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy? Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?

Hỡi những người trai, những cô gái yêu Trên những đèo mây, những tầng núi đá Hai bàn tay ta hãy làm tất cả! Xuân đã đến rồi. Hối hả tương lai Khói những nhà máy mới ban mai…

Tôi viết cho ai bài thơ 61? Đêm đã khuya rồi, rét về tê buốt Hà Nội rì rầm… Còi thổi ngoài ga Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa Tiếng xình xịch, chạy dọc đường Nam Bộ…

Ôi đâu phải con tàu! Trái tim ta đó. Tiếng đập thình thình, muốn vỡ làm đôi! Ta biết em rất khoẻ, tim ơi Không khóc đấy. Nhưng sao mà nóng bỏng Như lửa cháy trong lòng ta gió lộng?

Mấy hôm nay, như đứa nhớ nhà Ta vẩn vơ hoài, rạo rực, vào ra Nghe tiếng mõ và nghe tiếng súng Miền Nam dậy, hò reo náo động!

Ba con tôi đã ngủ lâu rồi Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi Miền Bắc thiên đường của các con tôi!

Gà gáy sáng. Thơ ơi, mang cánh lửa Hãy bay đi! Con chim kêu trước cửa Thêm một ngày xuân đến. Bình minh Cành táo đầu hè quả ngọt rung rinh Như hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ Treo trước mắt của loài người ta đó: Hoà bình Độc lập Ấm no Cho Con người Sung sướng Tự do!

Các bài thơ trong tập thơ một tiếng đờn năm 2024
Áng thơ lãng mạn trong những tác phẩm của Tố Hữu

Bài ca quê hương

29 năm dằng dặc xa quê Nay mới về thăm, mừng tái tê… Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt “Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!”

Ôi, cơ chi anh được về với Huế Không đợi trưa nay phượng nở với cờ Về với phá Tam Giang, như con trích con chuồn dưới bể Về với rừng lá bến Tuần, lợp nón bài thơ…

Cơ chi anh sớm được về bên nội Hoá nỗi đau tan nát Phù Lài Như quê bạn, Niệm Phò trơ trụi Đạn bom cày cả nương sắn, đồng khoai!

Cơ chi anh sớm được về bên ngoại Giữ bờ tre, bến nước Thanh Lương Thương các cậu, các dì chịu khảo tra, không nói Đào hầm nuôi cán bộ tháng năm trường!

Quê hương ơi, sao mà da diết thế Giọng đò đưa… lòng Huế đó chăng? Ví dù đèn tắt, đã có trăng Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ…

Câu hò xưa mối tương tư Thiết tha đôi lứa, mà như đôi miền Bây giờ, nước lớn, thuyền lên Bắc Nam mình lại nối liền thịt da.

Bây giờ hết nỗi gần xa Anh vào Hương Thuỷ, anh ra Phong Điền Đường làng, lạ mấy cũng quen Bước chân cứ nhớ, chẳng quên lối nào.

Ngày đi lòng vẫn tự hào Nay về càng ngẩng đầu cao với trời Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người Nút xanh khí phách, biển ngời sức xuân

Núi này Bạch Mã, Hải Vân Mây đưa Anh Giải phóng quân lên đèo Biển này, Cửa Thuận sóng reo Thanh thanh vành mũ tai bèo là em.

Hương Giang ơi… dòng sông êm Qủa tim ta, vẫn ngày đêm tự tình Vẫn là duyên đó, quê anh Gió mưa tan, lại trong lành mặt gương.

Bến nghèo, xưa chuyến đò ngang Nay cầu chống Mỹ, xe sang dập dìu Tràng Tiền, biết mấy là yêu! Tuổi thơ áo trắng, sớm chiều bướm bay.

Ngự Bình, thông lại xanh cây Bên kia Vọng Cảnh, bên này Thiên Thai. Bức tranh non nước tuyệt vời Bàn tay ta lại xây đời ta đây!

Hoàng cung, thôi đã rêu dày Ngẩn ngơ thần tượng còn say thủa nào? Tươi rồi cuộc sống thanh tao Bát cơm hến cũng ngọt ngào lòng ta.

Huế ơi, đẹp lắm quê nhà Câu Nam ai hoá bài ca anh hùng. Ai đi qua đó miền Trung Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi!

(Kỷ niệm tháng 5-1975)

Bầm ơi!

Con cá chột nưa

Có thể nào yên?

Đi đi em!

Đời đời nhớ Ông

Đợi anh về (tập thơ dịch, 1998)

Em ơi… Ba Lan

Gặp anh Hồ Giáo

Hai đứa trẻ

Hồ Chí Minh

Hãy nhớ lấy lời tôi

Hoa tím

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Kính gửi cụ Nguyễn Du

Khi con tu hú

Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Huế, tháng 7-1939

Lượm

Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

– “Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí, Má đỏ bồ quân: – “Thôi, chào đồng chí!” Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà.

Ra thế Lượm ơi!

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “Thượng khẩn” Sợ chi hiểm nghèo?

Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Ca-lô chú bé Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng…

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

1949

Tiếng chổi tre

Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác…

Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác…

Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta Nhớ nghe hoa Người quét rác Đêm qua.

Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe!

6-1960

Lao Bảo

Đèo cao vút vươn mình trong lau xám Đá uy nghiêm trầm mặc dưới trời tro Gió nói gì với rừng sâu u ám Đường sao run, tê tái cả hồn thơ!

Xe dừng lại! Tường ai xây tháp núi? Một thành trì đổ nát những ngày xưa Của một giống dân vùi trong máu bụi Nay điêu tàn, khối đá đứng chơ vơ?

Vũng nước đọng ven bờ hoen sắc gạch, Đàn muỗi rừng huyên náo vù vù bay Chao hiu quạnh! Trên vùng khô đỏ chạch Không vết chân, không một dấu đường cày.

Là Lao Bảo, chốn này đây, Lao Bảo Tên đun sôi sùng sục tuỷ xương tàn Là nơi đây, nấm mồ bao khối não Là nơi đây, huyết ứ dưới lời than!

Là nơi đây, pháp trường thân chiến sĩ Nát bầm da quằn quại, là nơi đây Roi đế quốc, báng súng trường quất xé Thịt hy sinh của những kiếp đi đày!

Nhắm mí mắt: chờn vờn trong đêm tối Nhánh xương khô khua rợn cả lòng tôi Tim không khóc, nhưng sôi lên, dữ dội Sóng máu hờn nào uất khí tanh hôi.

Hỡi chiến sĩ rữa tan trong mả loạn Hãy về đây trong đáy giếng hồn tôi! Hãy về đây những ảnh hình ly tán Nấu sôi niềm oán hận của muôn đời

Cho tôi hưởng tinh thần hăng chiến đấu Cho da tôi dày dạn với ngày mai Cho tôi hiến đến cuối cùng suối máu Để nhuộm hồng bao cảnh xám bi ai!

Tháng 6-1938

Lạ chưa

Lạ chưa, vẫn ở bên em Mà anh cứ nhớ, cứ thèm gần hơn! Cứ lo em giận, em hờn Mải mê anh để cô đơn, em buồn…

Cơ chi chắp được đôi hồn Như chim đôi cánh lượn hôn mây trời Cơ chi đi suốt đường đời Như hình với bóng sóng đôi tháng ngày?

Em cười, anh cũng vui lây Anh đau, em lại lệ cay, xót thầm Qua bao xao động, thăng trầm Tâm ca được mấy tri âm không lời?

Tình yêu là thế, em ơi! Hai người mà hoá một người, trăm năm…

3-1991

Mẹ Suốt

Lặng nghe mẹ kể ngày xưa Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền Sớm chiều, nước xuống triều lên Cực thân từ thuở mới lên chín mười Lớn đi ở bốn cửa người Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua Lấy chồng, cũng khổ con ra Tám lần đẻ, mấy lần sa, tội tình! Nghĩ mà thương mẹ cha sinh Thương chồng con lại thương mình xót xa…

Bây chừ sông nước về ta Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào Bây chừ biển rộng trời cao Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân! Ông nhà theo bạn “xuất quân” Tui may cũng được vô chân “sẵn sàng” Một tay, lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày Sợ chi sóng gió tàu bay Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua! Kể chi tuổi tác già nua Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng! Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ…

Gan chi gan rứa, mẹ nờ? Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai? Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…

Ghé tai mẹ, hỏi tò mò: Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo? Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông! Nghe ra, ông cũng vui lòng Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò: “Coi chừng sóng lớn, gió to Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”

Vui sao, câu chuyện ơn tình Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say…

4-11-1965

Mẹ Tơm

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa, nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát…

Mười chín năm rồi. Hôm nay lại bước Đoạn đường xưa, cát bỏng lưng đồi. Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước Hay biển đau xưa rút nước xa rồi?

Hòn Nẹ ta ơi! Mảng về chưa đó Có nhiều không con nục con thu? Chào những buồm nâu thuyền câu Diêm Phố! Nhớ nhau chăng, hỡi Hanh Cát, Hanh Cù?

Tôi lại về đây, hỡi các anh: Hỡi rừng sa mộc, khóm dừa xanh Hỡi đồi cát trắng rung rinh nắng Hỡi những vườn dưa đỏ ngọt lành!

Như đứa con đi, biệt xóm làng Nửa đời bỗng nhớ bóng quê hương Nhớ lều rơm ướt sương khuya sớm Bãi vắng đìu hiu lạc dấu đường…

Con đã về đây, ơi mẹ Tơm Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy Không sợ tù gông, chấp súng gươm!

Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng Thơm nức mùi tôm nặng mấy nong Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong?

Ngơ ngác trông quanh, lạ mấy lần Hỏi thăm cô gái má bồ quân Mái đầu tóc xoã xanh bên giếng – Vâng, đúng nhà em, bác nghỉ chân

– Ô kìa, cô bé nói hay sao! Nhà của tôi, ai lại hỏi chào Như thể khách đường xa ghé lại Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?

Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi? – Hai mươi – Ờ nhỉ, tháng năm trôi Sóng bồi thêm bãi, thuyền thêm bến Gió lộng đường khơi, rộng đất trời!

– Ông mất năm nao, ngày độc lập Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao Bà “về” năm đói, làng treo lưới Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào…

Bâng khuâng chuyện cũ: một chiều thu Mười chín năm xưa, mấy bạn tù Vượt ngục, băng rừng, tìm mối Đảng Duyên may, dây nối, đất Hanh Cù.

Đầu thôn, cồn vắng, túp lều rơm; Tổ ấm chim về. Có mẹ Tơm Hai đứa trai ngày đi cúp dạo Nồi khoai sớm tối lót thay cơm.

Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con Đêm đêm chó sủa… Làng bên động? Bóng Mẹ ngồi canh lẩn bóng cồn…

Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…

Sóng hãy gầm lên, gió thét lên! Triều dâng. Chèo mạnh, thuyền ơi thuyền! Vui chăng, hỡi Mẹ, đời vui đó: Cờ đỏ ta lay động mọi miền!

Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn Lính về, lính trói cả hai con Máu con đỏ cát đường thôn lạnh Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!

Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi. Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời!

Đốt nén hương thơm, mát dạ Người Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi! Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi…

7-1961

Một tiếng đờn

Mới bình minh đó, đã hoàng hôn Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn!

Ôi! Kiếp trăm năm được mấy ngày Trời xanh không gợn bóng mây bay Gian nan vẫn thuỷ chung bè bạn Êm ấm tình yêu mỗi phút giây!

Còn khổ đau nào đau khổ hơn Trái tim tự xát muối cô đơn Em ơi, nghe đó… Trong đêm lạnh Đằm thắm bên em, một tiếng đờn!

20-2-1991

Người con gái Việt Nam

Tặng chị Trần Thị Lý anh dũng

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng?

Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh Trên mình em đau đớn cả thân cành!

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!

Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho Lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!

Từ cõi chết, em trở về, chói lọi Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi Em trở về, người con gái quang vinh Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình.

Em đã sống, bởi vì em đã thắng Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa…

Cả Nước cho em, cho em tất cả Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân Cho thịt da em lại nở trắng ngần!

Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng!

Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹp Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép Như quê em gò nổi Kỳ Lam Hỡi em, người con gái Việt Nam!

7-12-1958

Miền Nam

Nếu tâm sự cùng ta, bạn hỏi Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói Như nỗi niềm nhức nhói tim gan? – Trong lòng ta, hai tiếng: Miền Nam!

Khi âu yếm cùng anh, em hỏi Tên nào trong muôn ngàn tên gọi Như mối tình chung thuỷ không tan? – Trong lòng anh, tên ấy: Miền Nam!

Nếu con hỏi quê nào đẹp nhất? Bóng dừa xanh quanh sóng biển lam Óng xanh lúa chan hoà mặt đất Xanh ngát trời… Quê ấy: Miền Nam!

Ôi Miền Nam, vì sao mỗi lúc Mây chiều xa bay giục cánh chim Đêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúc Một câu hò… cũng động trong tim?

Vì sao chẳng ngày vui trọn vẹn Như bâng khuâng việc hẹn chưa làm? Vì sao miếng cơm ăn bỗng nghẹn? – Một nửa còn cay đắng: Miền Nam!

Có ai biết ba ngàn đêm ấy Mỗi đêm là biết mấy thân rơi! Có ai biết bao nhiêu máu chảy Máu Miền Nam, hơn chín năm trời!

Vì sao, hỡi Miền Nam yêu dấu Người không hề tiếc máu hy sinh? Vì sao, hỡi Miền Nam chiến đấu Người hiên ngang không chịu cúi mình?

Có ai hỏi vì sao không nhỉ Ở Miền Nam còn lửa chiến tranh? Có phải ở Miền Nam, giặc Mỹ Đang cùng ta chung sống hoà bình?

Xin hãy trông những đôi mắt nhỏ Đôi tròng đen lặng ngó, rưng rưng Rào gai thép giam em bé đó Và quanh em lửa đỏ bừng bừng!

Hãy trông những người con gái ấy Người ta yêu, khuôn mặt trái xoan Một sáng sớm mùa xuân, thức dậy Bỗng giội tràn bom cháy, thành than!

Hãy nghe tự Miền Nam, tiếng rú Xé “trời xanh”, lũ “phượng hoàng” bay Bầy chó dữ, những con người-thú Ăn gan người, uống máu no say!

Hãy nghe tiếng những người đang sống Như biển động, ầm ầm tiếng sóng Và hãy nghe cả tiếng người xưa Như gió khơi reo vọng rừng dừa!

Tất cả nói một lời: Giải phóng! Cứu Miền Nam! Cứu Miền Nam! Ôi cửa Phật, cũng dầu sôi lửa bỏng Dẫu thiêu mình làm đuốc, vẫn cam!

Có phải, hỡi Miền Nam anh dũng! Khi ta đứng lên cầm khẩu súng Ta vì ta, ba chục triệu người Cũng vì ba ngàn triệu trên đời!

Ta tha thiết tự do dân tộc Không chỉ vì một dải đất riêng Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc Giết màu xanh cả trái đất thiêng!

Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi! Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống Mỹ Có Miền Nam, anh dũng tuyệt vời.

Miền Nam trong lửa đạn, sáng ngời!

14-12-1963

Mưa rơi

Mưa rơi đầm lá cỏ Mái tóc em ướt rồi, Đôi má em bừng đỏ Muốn hôn quá… mà thôi Sợ em mình xấu hổ Cầm hai bàn tay nhỏ Xa nhau, chẳng muốn rời.

Em đi, đường đất mưa rơi Bùn non son quánh chân đồi Phù Ninh Em đi anh nhớ dáng hình Cái khăn mỏ quạ, cái mình áo nâu Chiều nay heo hút rừng sâu Mưa nguồn suối lũ biết đâu mà tìm? Ước gì anh hoá thành chim Bay theo em, hót cho tim đỡ buồn!

(1948)

Năm xưa

Năm xưa tôi tới chốn này Trông vời ngọn núi, đá xây thành trì Băng ngàn lớp lớp mây đi Gió lay từng trận, rừng cây sóng dồi…

Rồi bỗng bao nhiêu mối hận sầu Trong lòng tôi, khoét vết thương sâu Giữa miền địa ngục trần gian ấy Ôi đã hy sinh biết mấy đầu!

Tôi nhớ đàn anh tự thuở xưa! Thiết tha, tuy chửa gặp bao giờ Tôi hình dung những linh hồn ấy Để tặng tình thương trong cõi mơ…

Năm nay lại tới chốn này Trông vời ngọn núi, đá xây thành trì Băng ngàn lớp lớp mây đi Gió lay từng trận, rừng cây sóng dồi…

Xưa cũng trời đây, đất đá đây Khách qua đường cũ, cũng tôi rày Cũng từng ấy cảnh, chi đâu khác? Duy chỉ đời tôi đã đổi thay.

Tôi thấy lòng tôi sao dửng dưng Vô tâm như một khách quen đường Những hình ảnh cũ treo lên đó Song chẳng làm tôi khóc cảm thương.

Có phải chi đâu gió bụi đời Đã làm khô cạn suối tình tôi? Phải đâu vì lệ không gieo nữa Mà hận cừu chung đã dập rồi?

Tôi khóc năm xưa những kiếp tù Bởi đời tôi đã khổ chi đâu Đứng ngoài đau khổ, ta thường khổ Hơn lúc vào trong cảnh khổ đau.

Tôi của năm nay lại chốn này Thân đày, xích sắt nặng còng tay Trên đường theo dấu chân muôn bạn Gót rỗ hằng quen dẫm bước gai

Đau đớn làm tôi hoá dạn dày Như dòng sông giá buốt tê tay Lòng không muốn khóc rên than nữa Tôi chỉ cười thôi, ôi đắng cay!

Lao Bảo, tháng 9-1940

Sáng tháng Năm

Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn…

Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ Con bồ câu trắng ngây thơ

Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng. Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non… Bác Hồ, cha của chúng con Hồn của muôn hồn Cho con được ôm hôn má Bác Cho con hôn mái đầu tóc bạc Hôn chòm râu mát rượi hoà bình!

Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh! Trong sáng lòng anh du kích Nửa đêm bôn tập diệt đồn. Vững tay người chiến sĩ nông thôn Bắt sỏi đá phải thành sắn gạo. Anh thợ, má anh vàng thuốc pháo Cánh tay anh dày sẹo lửa gang. Ôi những em đốt đuốc đến trường làng Và các chị dân công mòn đêm vận tải! Các anh chị, các em ơi, có phải Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh Môi ta thầm kêu Bác: Hồ Chí Minh! Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kỳ Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi…

Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao! Giọng của Người, không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau…

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà Ta bên Người, Người toả sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút. Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.

Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi! Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

Hồ Chí Minh Người ở khắp nơi nơi…

Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ Lắng từng câu, từng ý chưa thành Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ Người ngồi đó, với cây chì đỏ Vạch đường đi, từng bước, từng giờ…

Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại! Con nhớ hết mỗi lời Người dạy: Kháng chiến gian nan, kháng chiến trường kỳ Bác bảo đi, là đi. Bác bảo thắng, là thắng. Việt Nam có Bác Hồ Thế giới có Xta-lin. Việt Nam phải tự do Thế giới phải hoà bình! Chúng con chiến đấu hy sinh Tấm lòng son sắt, đinh ninh lời thề.

Bắt tay Bác tiễn ra về Nhớ hoài buổi sáng mùa hè chiến khu…

5-1951

Ta đi tới

Ta đi giữa ban ngày Trên đường cái, ung dung ta bước. Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên Đường cách mạng, dài theo kháng chiến… Đến hôm nay đường xuôi về biển Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Ai qua Phú Thọ Ai xuôi Trung Hà Ai về Hưng Hoá Ai xuống khu Ba Ai vào khu Bốn Đường ta đó, tự do cuồn cuộn Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi! Sông Thao nao nức sóng dồi Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền.

Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ! Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân. Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần Tháng Tám mùa thu xanh thắm Mây nhởn nhơ bay Hôm nay ngày đẹp lắm! Mây của ta, trời thắm của ta Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà!

Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng Tám Trên đường ta về lại Thủ đô Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!

Mẹ ơi, lau nước mắt Làng ta giặc chạy rồi! Tre làng ta lại mọc Chuối vườn ta xanh chồi Trâu ta ra bãi ra đồi Đồng ta lại hát hơn mười năm xưa… Các em ơi, đã học chưa? Các anh dựng cho em trường mới nữa. Chúng nó chẳng còn mong dội lửa Trường của em đứng giữa đồi quang Tiếng các em thánh thót quanh làng.

Ai đi Nam Bộ Tiền Giang, Hậu Giang Ai vô thành phố Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng. Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp Nơi chôn rau cắt rốn của ta! Ai đi Nam – Ngãi, Bình Phú, Khánh Hoà Ai vô Phan Rang, Phan Thiết Ai lên Tây Nguyên, Kông Tum, Đắc Lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung Ai về với quê hương ta tha thiết Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng…

Ai vô đó, với đồng bào, đồng chí Nói với Nửa – Việt Nam yêu quý Rằng: Nước ta là của chúng ta Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà! Chúng ta, con một cha, nhà một nóc Thịt với xương, tim óc dính liền.

Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Dù ai rào giậu ngăn sân Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!

Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa Chúng nó chẳng còn mong được nữa Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng. Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn Đã bước dưới mặt trời cách mạng. Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao – Lạng Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng. Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

Ta đi tới, không thể gì chia cắt Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau Trời ta chỉ một trên đầu Bắc Nam liền một biển Lòng ta không giới tuyến Lòng ta chung một cụ Hồ Lòng ta chung một Thủ đô Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!

8-1954

Tâm tư trong tù

Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u…

Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở kia vui sướng biết bao nhiêu! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…

Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá! Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá Nghe mênh mang sức khoẻ của trăm loài Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi Đang hút mật của đời sây hoa trái Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày…

Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây Tôi phút bỗng như quên đời thê thảm Ở ngoài kia… biết bao thân tù hãm Đoạ đầy trong những hố thẳm không cùng Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng Chỉ là một giữa loài người đau khổ Tôi chỉ một con chim bé nhỏ Vứt trong lồng con giữa một lồng to

Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!

Tôi, hôm nay, dầu xa tạm ngọn cờ Hồn tranh đấu vẫn còn thôi thúc não! Nơi đày ải là Đắc Pao, Lao Bảo Là Côn Lôn thế giới của ưu phiền? Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin Giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn: Tôi chưa chết, nghĩa là chưa hết hận Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi Còn trừ diệt cả một loài thú độc!

Có một tiếng còi xa trong gió rúc…

Xà lim số 1, lao Thừa Thiên 29 tháng 4-1939

Tương tri

Anh không hỏi từ đâu Em lạc loài trôi tới Hỏi mà chi em hỡi Càng thêm tủi lòng nhau!

Anh đã biết rằng em Sống rày đây mai đó Trong bụi đường sương gió Bên xó chợ chân thềm.

Chiều hôm nay gió lạnh Đẩy em tới buồng anh Em ơi nghèo không bánh Anh chỉ có chút tình…

Anh nhìn em không nói Nhẹ nhẹ để bàn tay Trên đầu non tóc rối Rũ rợi xoã ngang mày.

Nhìn anh không chớp mắt Em chẳng nói năng gì Hai đứa con phiêu bạt Bữa ni thành tương tri…

Huế, tháng 11-1937

Theo chân Bác

Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác

Tháng năm ơi, có thể nào quên Hàng bóng cờ tang thắt dải đen Rủ giữa lòng đau. Ta nhớ mãi Cuộc đời như ngọn lửa đầu tiên.

Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn Chắc như thường lệ. Người đi vắng Để mọi lời ca tặng nước non.

Tôi viết bài thơ cho các con Mai sau được thấy Bác như còn Phơ phơ tóc bạc, chòm râu mát Đôi dép mòn đi, in dấu son.

Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay…

Lạ thay, sức mạnh của tâm hồn Mắt vẫn tươi như suối tận nguồn Tay nhịp cho đời cao tiếng hát Trời thu xanh ngát sáng Tuyên ngôn.

Như thế, Người đi… Phút cuối cùng Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung Lời Di chúc gửi, êm bên gối Quên nỗi mình đau, để nhớ chung.

Bác ơi! Thôi đập rồi chăng? một trái tim Đỏ như sao Hoả, sáng sao Kim! Muốn oà nức nở bên em nhỏ Nước mắt ta đành nuốt, lặng im.

Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh Cơn mưa vừa tạnh. Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình.

Súng hãy gầm lên, nén xót đau Hãy lau ráo lệ, ngẩng cao đầu! Chỉ xin nhớ để lời đêm trước: Đốt pháo hoa mừng, đến lễ sau.

Bác đi… Di chúc giục lòng ta Cho cả muôn đời một khúc ca Lẽ sống, niềm tin, mong ước lớn Và tình thương, ơn nghĩa bao la.

Tôi trở về quê Bác, làng Sen Ơi hoa sen đẹp của bùn đen! Làng quen như thể quê chung vậy, Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn.

Thăm lại vườn xưa, mái cỏ tranh Thương hàng râm bụt, luống rau xanh Ba gian nhà trống, nồm đưa võng Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

Ôi sáng hè vui, Bác trở về Vẫn không quên lối cũ, tình quê Bạn xưa, còn nhớ khi câu cá Nhớ quả cà ngon, nhớ gốc chè….

Nhớ những năm nao… Máu Cửa Rào Thân yêu hai tiếng gọi “đồng bào” Phận nghèo, nước mất, dân nô lệ Đêm tối, trời mây, chẳng ánh sao.

Đã tắt lâu rồi, lửa nghĩa quân Phan Đình Phùng đó, Tống Duy Tân Nguyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám Đầu dám thay đầu, chân nối chân!

Muôn dặm đường xa, biết đến đâu? Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng Bạn cùng ai, đất khách dãi dầu?

Cha đã đi đày, đau nỗi riêng Còn nghe tiếng gót nặng dây xiềng… Mẹ nằm dưới đất, hay chăng hỡi Xin sáng lòng con ngọn lửa thiêng!

Từ đó, Người đi… những bước đầu Lênh đênh bốn biển, một con tàu Cuộc đời sóng gió. Trong than bụi Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.

Mở mắt trông quanh, màu sắc mới Những bờ biển lạ, nước nông sâu Á, Âu đâu cũng lòng trong đục Vàng máu chia hai cảnh khổ giàu.

Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn Một hòn gạch nóng nung tâm huyết Mẩu bánh mì con nuôi chí bền.

Bao nẻo người đi, bước trước sau Một câu hỏi lớn: Hướng về đâu? Năm châu thăm thẳm, trời im tiếng Sách thánh hiền lâu đã nhạt màu.

Găng-đi, quay lại chiếc xa xưa Dệt tấm lòng nhân đựng gió mưa! Nghiệp lớn, Tôn Văn vừa dựng đó Trăm năm tay lái vững vàng chưa?

Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng Lò sát sinh ngập máu xương rơi Lũ đế quốc như bầy quỉ sống Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười.

Bỗng sấm nổ, Rạng đông chớp giật Hoan hô Cách mạng tháng Mười Nga! Tủ sắt ngai vàng quăng xuống đất Công nông ta làm chủ đời ta,

Xóm thợ Pa-ri nghèo cuối ngõ Tưng bừng gác trọ đón bình minh Mác – Lê-nin đến… Từng trang đỏ Chân lý đây rồi, lẽ tử sinh!

Đứng dậy! Ơi Người cùng khổ ơi! Tiếng chuông ta đánh, giục liên hồi Hãy bay đi, hãy bay qua sóng Về nước non xa, thức tỉnh đời…

Tháng Giêng, Mạc-tư-khoa tuyết trắng Một người đi, quên rét buốt xương Từ xa đến… Lòng đau trĩu nặng Giữa dòng người im lặng trên đường.

Anh tìm ai? Lê-nin vĩ đại Tinh hoa trái đất, chất kim cương Con người đẹp nhất trong nhân loại Trí tuệ, tình yêu của bốn phương.

Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha Niềm tin trong sáng mãi lòng ta Đêm nay nằm đó, mà thanh thản Vầng trán mênh mông toả chói loà.

Tưởng nghe tiếng Người vang giục bước Hãy trở về châu Á trẻ trung Hỡi người trai Việt Nam yêu nước Thổi bùng lên ngọn lửa anh hùng!

Về phương Đông, ta về phương Đông Cùng phương Tây, giương ngọn cờ hồng Đi ta đi, anh em đồng chí Chặt xiềng gông, chặt hết xiềng gông!

Chào Trung Quốc trào sôi sức sống Chào Quảng Châu công xã chính quyền Đất tươi tốt. Đây mùa gieo giống Hỡi Thanh niên cách mạng, vùng lên!

Hồn Nước gọi. Tiếng bom Sa Diện Trái tim Hồng Thái nổ vang trời Máu thơm tưới mầm non. Xuân đến Vui lại rồi, Tổ quốc ta ơi!

Bác về kia! Đảng đã ra đời! Trải mấy phong trần tuổi bốn mươi Tay Bác cầm tay đồng chí trẻ Tiến lên! Thời đại giục chân người.

Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!

Như thế, buổi xuất quân hùng vĩ Chúng ta đi, quyết chí, tự hào Đường Kách mệnh sáng ngời chân lý Đảng cầm cương lịch sử lên cao.

Hãy nghe khúc nhạc đầu hùng tráng Bản trường ca chiến đấu Việt Nam Trống Xô-viết rung trời Cách mạng Cờ búa liềm đỏ đất Hồng Lam!

Khủng bố trắng. Máu dầm mặt đất Chật Côn Lôn, Lao Bảo, Sơn La Muôn chiến sĩ, một lòng bất khuất Chỉ thương người sương tuyết bôn ba.

Nguyễn Ái Quốc. Ôi tên tha thiết Của đời ta. Người ở phương nào? Gió ơi gió, ơi chim có biết Một người tù cất cánh bay cao?

Ta lại dấn chân vào trận mới Sóng người dâng ngập lối, biểu tình Rầm rộ cuộc diễu binh vĩ đại Vì tự do, cơm áo, hoà bình.

Và những ngày qua, những tháng qua Thư về từng lá, ấm lòng ta Đường dài nẻo ngắn, lời khuyên dặn Trăm nỗi buồn vui, việc nước nhà…

Chiến tranh nổ. Gần xa hùm sói Cắn cổ nhau. Pháp bại, Nhật vào. Thân một cổ hai tròng buộc trói Phải vùng lên, này súng này dao!

Bắc Sơn gọi, Nam Kỳ nổi dậy Sống một ngày hơn mấy mươi năm Lửa căm giận sôi dòng máu chảy Sức mỗi người bỗng hoá thành trăm!

Chiều mùa thu ấy… Đến Diên An Có một Hồng quân, tay nóng ran Đẩy chiếc xe bò lên với bạn Rồi đi…. Lần bước xuống phương Nam…

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về… Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi!

Ai đã đến, ai chưa đến đó Có hòn núi Mác, suối Lê-nin Hãy về thăm quê ta Pác-bó Nơi Bác về, nguồn nước mới sinh.

Hỏi dòng khe ấy, hỏi tre lau Những tháng ngày xưa…. Bác ở đâu? Núi vẫn nghiêng đầu nghe vách đá Hát cùng cây lá gió ngàn sâu…

Hát rằng: Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Hang lạnh nhớ tay Người đốt củi Bập bùng lửa cháy suốt đêm thâu Ai hay ngọn lửa trong hang núi Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau!

Ngày hội lớn. Trung ương quanh Bác Lán tre vừa lợp, ấm tình thương Lịch sử hôm nay, đầu ngọn thác Gọi toàn dân cứu nước, lên đường.

Việt Minh, hai tiếng dậy biên khu Truyền khắp dân gian, đuổi giặc thù Cây đá mừng reo theo mỗi bước Sớm hôm xóm núi bóng Già Thu….

Lam Sơn dậy một vùng Núi đỏ Du kích quân rộn rã thao trường Cao-Bắc-Lạng khơi dòng thác đổ Chảy về xuôi, mở lối đại dương.

Lại thương nỗi: đoạ đày thân Bác Mười bốn trăng tê tái gông cùm Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay… cánh hạc ung dung!

Xta-lin-grát. Đất trời vang động Én thu sang. Mừng Bác lại về! Hoan hô đội Tuyên truyền giải phóng Buổi ra quân, gươm nóng lời thề!

Già nào Trẻ nào Đàn ông nào Đàn bà nào Kẻ có súng dùng súng Kẻ có dao dùng dao. Thấy Tây, cứ chém phứa Thấy Nhật, cứ chặt nhào!

Ào ào ào… ào ào ào Đường tiến công, sông núi xôn xao Bác đã về xuôi. Chào Đại hội Tiến quân ca sôi nổi Tân Trào!

Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước Sáng quân ra giải phóng Thái Nguyên Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước Đứng lên ta giành hết chính quyền!

Việt Nam, ta lại gọi tên mình Hạnh phúc nào hơn được tái sinh Mát dạ ông cha nghìn thuở trước Cho đời, hai tiếng mới quang vinh!

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ… chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình

HỒ CHÍ MINH! HỒ CHÍ MINH!

Người đứng trên đài, lặng phút giây Trông đàn con đó, vẫy hai tay Cao cao vầng trán… Ngời đôi mắt Độc lập bây giờ mới thấy đây!

Người đọc tuyên ngôn…. Rồi chợt hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói rõ không?” Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!

Cả muôn triệu một lời đáp: “Có!” Như Trường Sơn say gió biển Đông Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.

Trời bỗng xanh hơn, nắng chói loà Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà!

Ta đứng đây, lẫm liệt đường hoàng Như Thạch Sanh, khí phách hiên ngang Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ Chém Mãng xà vương, giết đại bàng.

Chúng đến đó. Cả bầy hùm sói Pháp theo Anh, một giống thực dân Máu đã chảy. Miền Nam đã gọi Những chuyến tàu hối hả ra quân…

Ghê thay lũ ô binh thổ phỉ Kéo vào ăn, miền Bắc xác xơ Nguy vận nước mong manh đầu chỉ Sức toàn dân quyết giữ cơ đồ!

Bác Hồ thức. Năm canh không ngủ Nghe phong ba gào thét đá ghềnh Vững tay lái. Ôi người thuỷ thủ Đã từng quen bốn biển lênh đênh!

Người trông gió bỏ buồm, chọn lúc Nước cờ hay, xoay vạn kiêu binh Lòng nhẫn nhục quyết không khuất phục Yêu hoà bình, đâu sợ chiến chinh!

Giặc đã đánh. Thì ta quyết đánh! Thà hy sinh tất cả, không nao. Lời Bác gọi, nửa đêm vang lệnh: “Hãy xông lên, chiến sĩ đồng bào!”

Cả nước đáp một lời: Quyết thắng! Phố phường giăng chiến luỹ, vươn cao Xóm thôn dựng pháo đài, đứng thẳng Tre thành chông, người hoá anh hào!

Trải chín năm trường, đi kháng chiến Gót chân trơn càng luyện tinh thần. Con suối nhỏ cũng mang hồn biển Mỗi đời riêng lớn giữa lòng dân.

Ta có Bác dẫn đường lên trước Bác cùng ta, mỗi bước gian lao Vui sao buổi hành quân nắng lửa Bỗng gặp Người, lưng ngựa đèo cao…

Thương sao, sáng lên đường ra trận Người đến thăm ta, vượt lũ nguồn Nhớ sao giữa chiến trường lửa đạn Người đứng trông ta đánh diệt đồn!

Chống gậy lên non xem trận địa Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy

Ôi những chiều mưa đầm lá cọ Bác vào, tươi mỗi lán lều con… Bữa cơm muối, măng non bí đỏ Tháng ngày vui có Bác mà ngon!

Nơi Bác ở: sàn mây vách gió Sáng nghe chim rừng gáy bên nhà Đêm trắng một ngọn đèn khêu nhỏ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng hát xa đưa… Muôn tiếng hát Điện Biên! Trời đất dậy tin mừng Bác Hồ khẽ vuốt chòm râu mát Gió sớm đưa hương ngát cả rừng…

Điện Biên! Lừng lẫy Việt Nam ta Vang tiếng kèn vui gọi mọi nhà Mời bạn gần xa ra tuyến lửa Mở đường giải phóng Á-Phi-La!

Chưa vẹn tròn vui, đã sáng tươi Đường lên hạnh phúc đỏ chân trời Bốn nghìn năm cũ, bao mơ ước Đã dược hôm nay, rạng mặt người!

Chung sức lại, ơi anh ơi chị Ruộng đồng ta, nhà máy ta đây Chỉ hai tiếng thân yêu: đồng chí Đã thương rồi, ấm những bàn tay.

Đơn giản vậy, cơm ăn áo mặc Của ta nay, nặng biết bao tình. Cả không khí, trời xanh miền Bắc Cũng trong như lòng Bác thương mình!

Muôn dặm ta đi, mới bước đầu Nhớ lời Bác dạy, dễ quên đâu! Nước non còn nỗi đau chia cắt Nam Bắc hai miền, ta có nhau

Giặc Mỹ ngông cuồng đã đến đây Hắn thường đem súng doạ Đông Tây Lương tâm quen thói vàng mua bán Có chúng ta đây, diệt chúng mày!

Máu đọng chưa khô, máu lại đầy Hỡi Miền Nam trăm đắng nghìn cay Hăm lăm năm chẳng rời tay súng Đi trước về sau, đã dạn dày

Hỡi miền Bắc đó, nặng đôi vai Gánh cả non sông, vượt dặm dài Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai!

Ôi! đất anh hùng dễ mấy mươi Chìm trong khói lửa, vẫn xanh tươi Mưa bom, bão đạn, lòng than thản Nhạt muối, vơi cơm, miệng vẫn cười.

Thời đại lớn cho ta đôi cánh Không có gì hơn Độc lập Tự do! Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận Có Đảng ta đây, có Bác Hồ.

Ta hiểu. Miền Nam thương nhớ Bác Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác Bác thường trăn trở, nhớ miền Nam!

Ai nói giùm ta hết tấm lòng Bác Hồ thương nhớ mỗi dòng sông Mỗi hòn núi ở Miền Nam đó Như thịt da ta rỏ máu hồng!

Bản đồ bên vách treo, không nói In mãi bàn tay Bác chỉ đường Tấm lịch ngày ngày nghe Bác hỏi: Hôm nay, đâu thắng ở tiền phương?

Ơi anh Giải phóng chân không mỏi Mỗi bước hành quân, mỗi chiến công Có thấy ấm lòng nghe Bác gọi Sáng đường, đôi mắt Bác hằng trông!

Các anh, các chị ở trong ra Những đứa con yêu trở lại nhà Có phải mỗi lần ta gặp Bác Bác vui như trẻ lại cùng ta?

Ôi! nụ cười vui của Bác Hồ “Miền Nam đánh giỏi, Mỹ thua to!” Bác ơi! Con biết con chưa giỏi Quét sạch đường đi, để Bác vô!

Còn những ai chưa được một lần Trong đời, gặp Bác? Hãy nhanh chân Tiến lên phía trước! Trên cao ấy Bác vẫn đưa tay đón lại gần….

Bác vẫn đi kia… giữa cánh đồng Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong….

Bác vẫn về kia… Những sớm trưa Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy Vàng ngọc thi đua được mấy giờ?

Ơi anh bộ đội trên mâm pháo Mắt lượn trời cao, dõi bóng mây Có thấy, bốn mùa, quên nắng bão Bên ta, Bác vẫn thức đêm ngày?

Biết chăng, hỡi mẹ rất anh hùng Con mấy lần đi lập chiến công Hỡi chị hằng trông ngày thắng trận Bác khuyên thương nhớ vững bền lòng.

Và các em, có hiểu vì sao Lòng Bác mênh mông vẫn dạt dào Yêu nụ mầm non, yêu tuổi trẻ? Biển thường yêu vậy sóng xôn xao…

Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh Như một niềm tin, như dũng khí Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh.

Đâu chẳng vang lời Bác thiết tha? Đời vui tiếng Bác ấm muôn nhà Bác đi… Đâu cũng nghe chân bước Như gió xuân về, đất nở hoa….

Nếu có hôm nào ta vắng Bác Chắc là Người bận chuyến đi xa… Ơi đàn em nhỏ quên ca hát Hãy lớn ngoan như Bác có nhà!

Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ măng tre….

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.

Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn Thong dong chiếc gậy gác bên bàn Còn đôi dép cũ, mòn quai gót Bác vẫn thường đi giữa thế gian…

Bụt mọc dầm chân đứng đợi ai Quanh hồ thấp thoáng bóng hôm mai Ngọn đèn kia thức bên ai đó Mà dạ hương còn phảng phất bay!

Ô vẫn còn đây, của các em Chồng thư mới mở, Bác đang xem Chắc Người thương lắm lòng con trẻ Nên để bâng khuâng gió động rèm…

Con cá rô ơi, chớ có buồn Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.

Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình, cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa.

Như đỉnh non cao tự giấu hình Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh Bác mong con cháu mau khôn lớn Nối gót ông cha, bước kịp mình.

Ta vào thăm Bác, gặp Lê-nin Trán rộng yêu thương, dõi mắt nhìn Người đến cùng ta, ngồi với Bác Như hình với bóng, một anh linh.

Bác ơi! Xin để Người yên giấc mộng say Còn trời đất đó, nước non đây. Còn ba mươi triệu con Nam Bắc Quyết thắng, bền gan, tay nắm tay.

Còn triệu anh em đồng chí đó Bốn mươi năm Đảng, óc tim này. Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác Lên những tầng cao, thẳng cánh bay!

Ngày mai, thống nhất lại non sông Mẹ được gần con, vợ gần chồng Ôi đến ngày ta vui sướng nhất Thoả lòng Bác lại trở về trông!

Đời sẽ tươi hơn, xây dựng mới Đàng hoàng to đẹp, sáng trời Đông Tuổi xanh vững bước lên phơi phới Đi tới, như lòng Bác ước mong.

Đem ngày gần lại, đổi năm xa Nghĩa lớn tình chung, vẫn ruột rà Bốn biển anh em hoà hợp lại Trăm đường một hướng, nở muôn hoa

Bác ơi! Tết đến. Giao thừa đó Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần Ríu rít đàn em vui pháo nổ Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân…

1-1970

Tiếng hát sông Hương

Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo Em buông mái chèo Trên dòng Hương Giang.

Trăng lên trăng đứng trăng tàn Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Thuyền em rách nát Mà em chưa chồng Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô! Trời ơi em biết khi mô Thân em hết nhục dày vò năm canh. Tình ôi gian dối là tình Thuyền em rách nát còn lành được không?

– Răng không, cô gái trên sông Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài Thơm như hương nhuỵ hoa lài Trong như nước suối ban mai giữa rừng Ngày mai gió mới ngàn phương Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân Ngày mai trong nắng trắng ngần Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ Ngày mai bao lớp đời dơ Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay Cô ơi tháng rộng ngày dài Mỏ lòng ra đón ngày mai huy hoàng Trên dòng Hương Giang…

Tháng 8-1938

Tiếng ru

Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời. Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người – đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày. Mai sau con lớn hơn thày Các con ôm cả hai tay đất tròn.

Vườn nhà

Viết cho Hương Giang của ông

Cây mơ mọc trước vườn nhà Đợi mùa xuân để ra hoa trắng ngần Nước mơ như ước mơ gần Mát lòng trưa nắng, khoẻ chân đường đời. Cây đào chín mọng quả tươi Ngày chim rúc rích, đêm dơi lượn vòng Dịu thơm quả trắng quả hồng Chát tê chút vị cho lòng nhớ quê. Sân ngoải, cây bưởi xum xuê Xuân sang hương ngát, thu về quả treo Bưởi vàng cho nắng vàng theo Ngọt thanh từng múi, trong veo duyên thầm. Hiên tây xanh mát bóng râm Đơn xơ cây ổi cứ ngầm ra hoa Quả tơ nấp dưới lá già Để sang thu bỗng oà ra ngọt ngào. Chuối tiêu đứng tựa bờ rào Ngả tàu lá nõn, xanh vào hồn ta. Vải thiều trĩu quả đỏ da Đung đưa chùm nhãn như là ru con Giàn leo dây nhót xanh non Đẻ ra chi chít trứng son, ngon là! Mấy em mười bảy mười ba Mới trông thấy nhót, đã xoa xuýt thèm. Vườn còn mấy gốc hồng xiêm Quanh năm ủ mật, hết chiêm đến mùa Đáng yêu cây táo già nua Cũng dâng đôi chút ngọt chua cho người. Kể chi mua bán, lỗ lời Bạn vui, mời bạn lại chơi vườn nhà!

23-2-1987

Việt Nam máu và hoa

Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ Hôm nay vui đến, ngỡ trong mơ Một trời êm ả, xanh không tưởng Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ.

Đây cuộc hồi sinh, buổi hoá thân Mùa đông thế kỷ chuyển sang xuân Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu Người vươn lên, như một thiên thần!

Thế này chăng? Thuở xưa hoang dã Chàng Sơn Tinh thắng giặc Thuỷ Tinh Càng dâng nước, càng cao ngọn núi Chân Trường Sơn đạp sóng Thái Bình.

Chúng muốn đốt ta thành tro bụi Ta hoá vàng nhân phẩm, lương tâm Chúng muốn ta bán mình ô nhục Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.

Ta sẵn sàng xé trái tim ta Cho Tổ quốc, và cho Tất cả Lá cờ này là máu là da Của ta, của con người, vô giá.

Trắng khăn tang, em chẳng khóc đâu Hỡi em gái mất cha mất mẹ Nước mắt rơi, làm nhoà mặt quân thù Em phải bắn, trúng đầu giặc Mỹ.

Tình thương lớn, mạnh hơn lửa thép Trận địa đây xây giữa lòng người Dầu mưa nắng, trái đất tròn vẫn đẹp Đời yêu ta, ta phải thắng cho Đời.

Cút sạch đi, bầy sói hôi tanh! Đã đến buổi cuối cùng phán quyết: Trả về ta đất rộng trời xanh Cho bay, những hố bom làm huyệt.

Lịch sử muốn bay cúi đầu tội lỗi Dưới gươm thiêng hùng khí Thủ đô Cả bốn biển hoan hô Hà Nội Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ.

Ngọc Hà em! Lộng lẫy hoa tươi Xin thơm khắp miền Nam, miền Bắc Chắc Bác Hồ vui, xin kính dâng Người Và tặng cả anh em cùng ta đánh giặc.

Không nỗi đau nào của riêng ai Của chung nhân loại chiến công này, Việt Nam ơi, máu và hoa ấy Có đủ mai sau, thắm những ngày?

Chưa dễ lành đâu, những vết thương Nửa mình còn nhức, hỡi quê hương! Song mùa vui đã mang xuân tới Đã tắt hôm nay lửa chiến trường.

Rừng núi đã xanh màu giải phóng Hãy trào lên, ơi sóng Cửu Long Quét phăng những rác bùn ứ đọng Những thép gai ngăn mặt, cắt lòng.

Ta lại về ta, những đứa con Máu hoà trong máu, đỏ như son Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!

28-1-1973

Xuân đang ở đâu…

Xuân đang ở đâu, đang về đâu? Mênh mang trời đất trắng sương mù Chập chờn nắng ửng, từng cơn rét Xen mỗi niềm vui, mấy nỗi đau!

Ta đang ở đâu, đang về đâu? Biển sâu, ngược gió, mấy con tàu Người qua đường đó, là ai đó Có biết lòng nhau, rõ mặt nhau?

Ô, giữa đông mà xanh lúa xuân Hoa mơ đã trắng nụ đầu sân Đợi gì xuân đến? Ta cùng bạn Nắng tự lòng ta, cứ ấm dần…

1-1992

Xuân đấy

Rét ngọt. Mùa đông chưa tiễn chân Mà Xuân cứ tới… Bởi vì Xuân Nên hồng cứ chín tươi roi rói Mơ mấy cành hoa cứ trắng ngần

Xuân đấy… chưa nhiều chi trái hoa Mừng Xuân đã đến hẹn cùng ta Dẫu còn sương giá, danh thêm mạ Cho lúa Xuân thêm sắc mượt mà.

Đã chắc cầm tay, mùa gặt mới Bởi Xuân lên nắng, ấm tình người Bởi đời ta với Xuân đi tới Phơi phới. Xuân vui với cuộc đời.

1-1-1984

Những bài thơ của Tố Hữu lớp 9 là bài gì?

Trong sách giáo khoa lớp 9 không có bài thơ của tác giả Tố Hữu. Tuy nhiên, thơ của ông xuất hiện trong chương trình sách giáo khoa tiểu học, lớp 11 và lớp 12.

Cụ thể:

  • Tiếng chổi tre: Sách Tiếng việt lớp 1
  • Tiếng ru: Sách tiếng Việt lớp 1
  • Lượm: Sách Ngữ văn lớp 6.
  • Khi con tu hú: Sách Ngữ văn lớp 8
  • Từ ấy: Sách Ngữ văn lớp 11
  • Việt Bắc: Sách Ngữ văn lớp 12

Kết luận

Các bài thơ của Tố Hữu luôn thể hiện lẽ sống lớn, tình yêu cách mạng, con người, quê hương đất nước. Tính sử thi cũng được truyền đạt rõ ràng qua từng tác phẩm.

Bạn có thể truy cập thepoetmagazines để đọc thêm nhiều dòng thơ cảm hứng của ông cũng như các tác giả khác để hiểu hơn về giai đoạn lịch sử hào hùng theo cách sinh động, lãng mạn nhất.