Chi phí hàng rào bao che xây dựng dự toán năm 2024

(*) Đơn giá trên mét vuông trong bảng được tính sơ bộ để khái toán chi phí xây dựng, đơn giá chính thức sẽ được báo cụ thể khi có bản vẽ thiết kế

Cách tính hệ số xây dựng

Hợp đồng thi công là hợp đồng được tính theo diện tích xây dựng. Trong trường hợp có thay đổi về diện tích xây dựng, hai bên sẽ tính lại giá trị hợp đồng và đơn giá thi công. Cách tính diện tích sẽ được giữ nguyên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng theo phương thức sau đây:

  • Vách tầng hầm đổ bê tông cốt thép có độ cao từ 1,5m đến < 2m so với sàn hầm tính 150% diện tích.
  • Vách tầng hầm đổ bê tông cốt thép có độ cao từ 2 m đến < 2,5m so với sàn hầm tính 170% diện tích.
  • Vách tầng hầm đổ bê tông cốt thép có độ cao từ 2,5m đến 3m so với sàn hầm tính 200% diện tích.
  • Vách tầng hầm đổ bê tông cốt thép có độ cao lớn hơn 3m so với sàn hầm tính theo thực tế bản vẽ.
  • Phần diện tích có mái che tính 100% diện tích (Trệt, lửng, lầu 1, lầu 2, 3.... Sân thượng có mái che).
  • Phần diện tích không có mái che tính 50% diện tích (sân thượng không mái che, sân phơi, mái BTCT, lam BTCT, tường bao xung quanh 2-3 mặt thoáng).
  • Phần diện tích không có mái che tính 100% diện tích …. tường bao xung quanh 1 mặt thoáng.
  • Mái bê tông cốt thép tính 50% diện tích, không lát gạch chống thấm, có lát gạch tính 70% diện tích (mái đổ bằng), có chiều cao tường trên mái cao không quá 0,5m nếu cao hơn tính theo thực tế..
  • Mái Tole tính 30% diện tích (bao gồm toàn bộ phần xà gồ sắt hộp và tole lợp) - tính theo mặt nghiêng.
  • Mái ngói kèo sắt hộp mạ kẽm hoặc hệ dàn thép mạ kẽm hợp kim nhôm kẽm tính 70% diện tích (bao gồm toàn bộ hệ khung kèo và ngói lợp)- tính theo mặt nghiêng.
  • Mái ngói BTCT (mái nghiêng) tính 80% diện tích tính theo mặt nghiêng đối với nhà có từ 1 đến 2 mái (đỉnh mái, chữ A, mái chóp trang trí độ dốc nhỏ hơn 100% và góc nghiêng mái ≤ 400, nếu góc nghiêng > 450 tính 100%. Công trình có 3 mái (đỉnh mái hay các mái trang trí) trở lên tính 100% diện tích. Sân trước và sân sau tính 50% diện tích (trong trường hợp sân trước và sân sau có móng - đài cọc - đà kiềng sàn đan sắt đổ bê tông, hàng rào tính mét tới riêng còn tính luôn thì hệ số 100% giống trong nhà), nhà phố tính chung sân và hàng rào, nhà biệt thự tính riêng sân và hàng rào. Khi lập dự toán, hẳn có người băn khoăn chi phí các hạng mục tạm, phụ trợ phục vụ thi công; Phá dỡ; v.v.. có được tính vào chi phí xây dựng (Gxd) hay không?. Bài viết dưới đây giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Tại Điểm (b) – Khoản 4 – Điều 4 – Nghị định số 68/2019/NĐ-CP quy định Chi phí xây dựng (Gxd) như sau:

“Chi phí xây dựng gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây dựng của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cơ cấu chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;” Trích: Điểm (b) – Khoản 4 – Điều 4 – Nghị định số 68/2019/NĐ-CP

Mở rộng, cần chú ý phân biệt các hạng mục tạm, phụ trợ với các chi phí nằm trong chi phí khác (Gk) được quy định tại tại điểm (d) khoản 1 – Điều 3 – Thông tư 02 (sửa đổi các thông tư gần đây):

“Căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng chi phí khác có thể bổ sung một hoặc một số chi phí sau: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự).”

Preliminary cost là chi phí sẽ phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án, có liên quan trực tiếp đến việc vận hành dự án nhưng chưa được kể đến trong các chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung. Preliminary cost sẽ do nhà thầu tự lập, tự đưa ra đề xuất, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về an toàn, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ.

Đối với các gói thầu có chủ đầu tư nước ngoài, preliminary cost được yêu cầu làm rõ đến từng chi tiết trình chủ đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư chấp nhận chi trả chi phí và sẽ kiểm tra khắc khe việc tuân thủ thực hiện các công tác này, mặc dù trong một số trường hợp, nếu dự án có quy mô nhỏ (< 1.000.000 USD), chi phí này chiếm tỉ trọng khá cao, có thể lên đến 50% chi phí xây dựng dự án.

Vậy Preliminary tasks bao gồm những công tác gì, cách tính toán ra sao? Đó là trang thiết bị bảo hộ lao động (PPE – Personal Protective Equipment), là nước bảo dưỡng bê tông, là hàng rào tạm, là chi phí thí nghiệm, là vệ sinh công trường… Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thông qua một bảng dự toán của một dự án thực tế hy vọng có thể cung cấp những thông tin có giá trị.

Mỗi dự án khác nhau sẽ có những công tác preliminary khác nhau. Về cơ bản các gói thầu trong nước thường gọi theo các tên gọi khác nhau như: Chi phí khác, chi phí công trường, chi phí công trình tạm, chi phí bảo hộ lao động… Các tên gọi đó có lẽ chưa đầy đủ như đã liệt kê trên đây. Một số dự án còn yêu cầu đưa chi phí chăm sóc y tế vào Preliminary cost.