Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì

Bất kỳ ai cũng có thể đã từng bị chảy máu mũi (chảy máu cam) ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tình trạng này đang cảnh báo điều gì cũng như bị chảy máu cam phải làm sao để cầm máu.

Tìm hiểu chung

Chảy máu mũi là gì?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương.

Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần bị chảy máu cam trong đời. Đa số các trường hợp, máu sẽ ngưng chảy khi bạn đè lên mũi, nhưng một số người có thể phải cần đến sự chăm sóc y tế.

Những ai thường bị chảy máu cam?

Hiện tượng chảy máu mũi tương đối phổ biến. Theo thống kê, chảy máu cam ở trẻ em nhiều gấp hai lần so với người lớn. Trong đó, tình trạng bà bầu bị chảy máu mũi cũng thường xảy ra. Trẻ có thể chảy máu cam trong khi ngủ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì

Những dấu hiệu và triệu chứng chảy máu cam là gì?

Các triệu chứng bao gồm chảy máu từ một hoặc hai bên mũi, máu cũng có thể chảy xuống thành sau họng gây khạc, ho hoặc nôn ra máu. Sau khi bị chảy một lượng khá nhiếu máu từ mũi, khi đi ngoài bạn có thể thấy phân màu đen hoặc màu hắc ín, điều đó có nghĩa là bạn đã nuốt vào một lượng lớn máu.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn sẽ cần gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Thấy máu phun mạnh ra từ mũi của bạn hay bạn nôn ra máu nhiều lần
  • Đang bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý huyết học (ưa chảy máu, bệnh bạch cầu) có thể gây ra hiện tượng chảy máu mũi
  • Đang dùng thuốc chống đông (warfarin)
  • Bạn bị sốt cao hơn 38,9°C, đặc biệt khi mũi bạn đã được nhét gòn hoặc đốt cầm máu
  • Bị khó thở
  • Chảy máu không ngừng sau 30 phút kể cả khi đã đè mũi cầm máu
  • Máu chảy từ mũi sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi

Nguyên nhân

Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì

Đâu là nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em và người lớn?

Vỡ mao mạch trong mũi bởi bất kỳ yếu tố gì, chẳng hạn như chấn thương (bị đánh vào mũi) đều có thể gây chảy máu cam. Các nguyên nhân khác khiến người trưởng thành và trẻ bị chảy máu mũi còn có thể kể đến như:

Khoảng 60% số người trong chúng ta có ít nhất một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% phải đến bác sỹ. Chảy máu mũi hay gặp ở mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.

1. Phân loại chảy máu mũi

Theo lượng máu chảy:

- Chảy máu nhẹ: Máu đỏ tươi nhỏ từng giọt, số lượng ít hơn 100ml, thường ở điểm mạch.

- Chảy máu vừa: Chảy thành dòng ra mũi hoặc xuống họng, số lượng từ 100 – 200ml.

- Chảy máu nặng: Máu chảy nhiều kéo dài, bệnh nhân có thể bị kích thích, hốt hoảng, vã mồ hôi, môi mặt xanh nhợt, mạch nhanh huyết áp hạ, số lượng máu mất nhiều hơn 200 ml.

Theo vị trí chảy máu:

- Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach: Chảy máu ít, tự cầm, thường do viêm, ngoáy mũi.

- Chảy máu mao mạch: Toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu, gặp ở bệnh nhân bị bệnh về máu.

- Chảy máu động mạch: Sàng trước, động mạch sàng sau, động mạch bướm khẩu cái… chảy máu nhiều không tự cầm, thường chảy ở sâu và cao.

Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì

Chảy máu mũi hay gặp vào mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.

2. Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Nguyên nhân tại mũi:

- Do viêm nhiễm tại chỗ: Viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi…

- Do khối u:

  • U lành tính: Polype mũi thể chảy máu (polype killian), u mạch máu, u xơ vòm mũi họng.
  • U ác tính: Ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi.

- Do chấn thương: Chấn thương vùng mũi, vùng hàm mặt, sọ não…

- Sau phẫu thuật tai mũi họng- hàm mặt.

Nguyên nhân toàn thân:

- Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng: Cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da…

- Bệnh về máu: Bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn…

- Bệnh tim mạch: Cao huyết áp, xơ động mạch

- Suy chức năng gan, thận, xơ gan

- Nội tiết: Chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai

- U tế bào ưa crome

- Rối loạn nội tiết tăng trưởng ở trẻ trai.

Vô căn:

Theo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn (không tìm thấy nguyên nhân)

- Nội soi mũi xoang tìm điểm chảy máu.

- Xét nghiệm:

  • Công thức máu, máu chảy, máu đông
  • Chức năng đông máu toàn bộ
  • Công thức tiểu cầu
  • Chức năng gan
  • Huyết đồ, tuỷ đồ

Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì

Cần cầm máu trước khi sau đó mới tìm nguyên nhân chảy máu mũi.

4. Xử trí chảy máu mũi

Trước tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân.

Điều trị toàn thân:

- Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, nhổ máu ra.

- Truyền dịch, truyền máu khi có chỉ định.

- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Điều trị tại chỗ:

Cầm máu tại chỗ từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:

  • Đè ép cánh mũi: Dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi 2 bên
  • Dung dịch cầm máu: Dùng bông có tẩm Otrivin, éphedrin 1%-3% đè lên chỗ chảy.
  • Nhét Mèche hoặc Mérocel, vật liệu cầm máu mũi trước hoặc mũi sau để cầm máu.
  • Đông điện, đốt điểm chảy máu dưới nội soi rất hiệu quả.
  • Nút động mạch: Nếu các cách cầm máu trên không làm máu ngừng chảy, ta có thể nút chọn lọc các động mạch: cảnh ngoài, hàm trong, sàng trước, sàng sau.

Điều trị nguyên nhân:

Sau khi đã cầm máu tại chỗ, cần tìm nguyên nhân để điều trị.

Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì
7 nguyên nhân khiến viêm gan nhanh chóng tiến triển thành xơ gan

Xem thêm video được quan tâm:

Những điều người cao tuổi cần nắm rõ trước và trong khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19


Có một số nguyên nhân có thể gây chảy máu mũi hàng ngày bao gồm:

Ngoáy mũi hoặc xì mũi

Ngoáy mũi có thể gây ra các vết trầy xước hoặc vết rách ở lớp lót niêm mạc của mũi. Điều này có thể khiến các mạch máu bị vỡ làm chảy máu mũi.

Xì mũi quá mạnh cũng có thể gây chảy máu mũi, các trường hợp vừa mới bị chảy máu mũi, việc xì mũi cho dù là nhẹ cũng có thể gây tiếp tục chảy máu.

Cảm lạnh và dị ứng

Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Viêm và nghẹt mũi làm cho các mạch máu trong mũi giãn nở khiến chúng có nguy cơ bị vỡ và chảy máu nhiều hơn.

Khí hậu nóng hoặc khô

Không khí nóng hoặc khô gây ra các vết nứt trong niêm mạc mũi có thể làm tăng tần suất chảy máu cam.

Thay đổi thời tiết theo mùa có thể gây chảy máu mũi thường xuyên do mũi không kịp điều chỉnh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.

Rối loạn đông máu

Những người bị chảy máu cam thường xuyên có thể bị rối loạn đông máu. Các yếu tố di truyền có thể gây ra các rối loạn đông máu.

Hemophilia là bệnh rối loạn đông máu do thiếu một trong ba yếu tố đông máu có thể gây chảy máu thường xuyên bên trong và bên ngoài cơ thể, đặc biệt là sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Bệnh Von Willebrand có một loại rối loạn chảy máu khác khiến máu đông chậm hơn bình thường. Những người mắc bệnh von Willebrand có thể bị chảy máu cam thường xuyên và khó có thể kiểm soát.

Thuốc

Chảy máu cam đôi khi có thể là một tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc chống đông máu có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Những loại thuốc này có thể bao gồm các chất làm loãng máu, các thuốc chống viêm....

Bổ sung chế độ ăn uống

Một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể hoạt động tương tự như thuốc làm loãng máu gây chảy máu kéo dài nếu quá liều bao gồm:

  • Vitamin E;
  • Tỏi;
  • Gừng;
  • Cỏ thơm;
  • Bạch quả;
  • Đan sâm;
  • Đương quy;
  • Nhân sâm.

Các tình trạng sức khỏe khác

Một số tình trạng sức khỏe có thể gây chảy máu mũi thường xuyên hoặc gây tái phát bao gồm:

  • Huyết áp cao;
  • Dị ứng theo mùa;
  • Lạm dụng thuốc;
  • Suy thận;
  • Bệnh bạch cầu;
  • Giảm tiểu cầu.

Dị dạng trong mũi

Một số bất thường trong mũi cũng có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Lệch vách ngăn là một bất thường do bẩm sinh hoặc chấn thương cho mũi.

Khối u

Các khối u trong mũi hoặc xoang có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Khối u có thể là ung thư hoặc không ung thư thường có nhiều khả năng xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc người hút thuốc.

Nghẹt mũi mạn tính hoặc có mùi hôi từ mũi có thể là triệu chứng đi kèm của khối u trong mũi hoặc xoang.

Lạm dụng rượu

Sử dụng nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu trong máu và làm chậm quá trình đông máu. Rượu cũng có thể làm giãn nở các mạch máu gần bề mặt, khiến chúng dễ bị vỡ và chảy máu hơn.

Chất kích thích hóa học

Một số hóa chất có thể gây kích ứng niêm mạc mũi bao gồm:

  • Khói thuốc lá;
  • Axit sunfuric;
  • Amoniac;
  • Xăng.

  

Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì

Điều trị

Nếu bị chảy máu mũi về phía trước mũi, có thể ngăn chặn bằng các bước sau:

  • Ngồi thẳng và cúi về phía trước một chút;
  • Thở bằng miệng;
  • Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ, bóp chặt vào đầu mũi ngay dưới xương cánh mũi trong 5-10 phút cho máu ngừng chảy hẳn;
  • Tránh xì mũi hoặc khịt mũi trong một giờ sau khi ngừng chảy máu.
  • Nếu mũi vẫn chảy máu, hãy sử dụng thuốc xịt mũi thông mũi làm co mạch máu.
  • Nếu mũi vẫn chảy máu, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Đối với các trường hợp chảy máu mũi nghiêm trọng cần điều trị y tế có thể dùng các phương pháp như:

  • Sử dụng dòng điện hoặc hóa chất, như bạc nitrat, để đóng băng hoặc đốt các mạch máu;
  • Sử dụng một loại thuốc;
  • Điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật để bịt kín các mạch máu và ngăn chảy máu mũi tái phát;
  • Điều trị lâu dài cho chảy máu cam hàng ngày hoặc thường xuyên sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản trong đó có thể cần phải giảm hoặc thay đổi một số loại thuốc hoặc chất bổ sung đang sử dụng.
  • Nếu các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng hóa học gây chảy máu cam, có thể cần phải tránh hoặc giảm tiếp xúc với chúng, uống thuốc kháng histamine hoặc đeo khẩu trang bảo vệ.
  • Nếu bị chấn thương, dị dạng hoặc khối u trong mũi có thể phải phẫu thuật.
  • Khi có một tình trạng tiềm ẩn gây chảy máu cam có thể cần điều trị nguyên nhân này.

Nếu thường xuyên chảy máu cam mà không có nguyên nhân rõ ràng có thể gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị chính xác.

Nếu không tìm thấy bất kỳ nguyên nhân rõ ràng nào về lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các nguyên nhân khác chẳng hạn như rối loạn đông máu….

Khi nào cần chăm sóc khẩn cấp

Nếu một lượng lớn máu chảy xuống sau cổ họng, ngay cả khi nghiêng về phía trước, nên đến khoa cấp cứu gần nhất ngay lập tức.

Tóm lược

Chảy máu cam là một tình trạng phổ biến và thường vô hại, mặc dù trường hợp nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Nếu chảy máu cam hàng ngày hoặc thường xuyên có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác.

Khám bác sĩ có thể phát hiện được nguyên nhân cơ bản của chảy máu cam tái phát, và việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa chảy máu cam trong tương lai.

Xem thêm: Ung thư vòm mũi họng là gì?

​​​​​

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì
  facebook.com/BVNTP

Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì
  youtube.com/bvntp